Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Cho các chất Ag, Al, N2, CO2, P, cồn C2H6O, đá vôi CaCO3. Khí oxi tác dụng được với dãy chất nào sau đây?
A. N2, CO2, P.
B. Ag, Al, CO2.
C. P, cồn C2HỏO, đá vôi CaCO3.
D. Al, P, cồn C2H6O.
Câu 2. Khí X có tí khối với hiđro là 22. Trong hợp chất X, nguyên tố cacbon chiếm 81,8% về khối lượng. Công thức hoá học của X là
A. C3H8. B. C3H6.
C. CO2. D. C2H4.
Câu 3. Dãy các oxit axit là
A. SiO2, CO, MnO2, P2O5, Al2O3.
B. SiO2, CO2, SO3, P2O5, N2O5
C. Fe2O3, CO, SO2, P2O5, A12O3.
D. NO, CO2, CO, SiO2, P2Os.
Câu 4. Khí X có đặc điểm: nặng hơn khí NO2, là oxit axit. X là khí nào cho dưới đây?
A. SO2. B. Cl2.
C. HCl. D. CO2.
Câu 5. Phản ứng hoá học nào sau đây không phái là phản ứng hoá hợp?
A. C + O2 \(\to\) CO2.
B. 4 Al + 3 O2 \(\to\) 2 Al2O3
C. C2 H4 + 3O2 \(\to\) 2 CO2 + 2 H2O.
D. Fe + S \(\to\) FeS
Câu 6. Có 10 lít khí oxi và 10 lít không khí, so sánh khối lượng 2 khí (các khí ớ cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất), thấy
A. oxi nặng hơn
B. không khí nặng hơn
C. không xác định
D. nặng bằng nhau.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1. (3,5 điểm) Viết các phương trình hoá học biểu diễn sự oxi hoá cac bon, nhôm, sắt, phối pho, metan CH4, khí đất đèn C2H4, cồn C2H6O. Cho biết sự oxi hoá chất nào sẽ tạo ra:
- oxit ở thể rắn?
- oxit ở thể lỏng?
- oxit ớ thể khí?
- oxit ở thể khí và thể lỏng?
Câu 2. (3,5 điểm) Tính thể tích khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn đã tiêu thụ hết khi
đốt cháy:
a) 1,5 kg than có chứa 80% c.
b) 5 lít khí butan C4H10 (các khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Oxit của kim loại M có hoá trị n chứa 30% về khối lượng là oxi. Oxit đó là
A. Fe3O4. B. Fe2O3.
C. Al2O3. D. MgO.
Câu 2. Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với khí oxi?
A. CH4, Ag, Al, Fe, CuO.
B. CaCO3, K, Na, Cu, S.
C. CH4, Na, Al, Fe, P.
D. C2H6O, Mg, CO2, P, CH4.
Câu 3. Ba khí co, CH4, C2H2 cùng cháy trong oxi. Khi đốt cháy 2 lít mỗi khí nào dưới đây thể tích khí oxi cần dùng là lớn nhất? (Các khí ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất).
A. CO. B. CH4.
C. C2H9. D. Thể tích khí oxi cần dùng bằng nhau.
Câu 4. Trong công nghiệp điều chế khí oxi bằng phương pháp điện phân nước. Khối lượng nước cần dùng để có 224 m3 khí oxi là
A. 36 kg. B. 360 kg.
C.. 36 gam. D. 3,6 kg.
Câu 5. Đun nóng 54 gam KCIO3 có xúc tác, khi phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít khí oxi. Hiệu suất của phản ứng là
A. 50%. B. 55%.
C. 45,37%. D. 65%.
Câu 6. Trong các chất sau: CaO, Mn207, P2O5, N2Os, FeO, Si02, CuO, H2S, NH3. Dãy gồm các oxit bazơ là
A. N2O5, FeO, SiO2. B. CaO, Mn2O7, H2S.
C. FeO, SiO2, NH3. D. CaO, FeO, CuO.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1. (3,5 điểm) Tính thể tích oxi để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1,6 gam CH4 ; 2,8 gam CO và0,58 gam C4H10.
Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố M có số proton gấp hai lần số proton của nguyên tử cacbon. Xác định nguyên tố M. Cho biết 24 kg nguyên tố M có số nguyên tứ bằng bao nhiêu lần số nguyên tử C trong 24 kg cacbon?
Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1. Một hỗn hợp gồm 3 lít khí mêtan CH4 và 7 lít khí oxi (các khí ở cùng nhiệt độ và áp suất). Đốt cháy hỗn hợp, sau phản ứng thu được:
A.3 lít CO2.
B. 3 lít CO2, 1 lít khí O2 dư.
C. 2 lít CO2, 1 lít O2 dư.
D. 6 lít CO2.
Câu 2. Khí nào sau đây có màu xanh?
A. Khí nitơ.
B. Khí cabonic.
C. Khí oxi ở-183°c (trạng thái lỏng).
D. Khí amoniac NH3.
Câu 3. Để đốt cháy hoàn toàn 0,672 gam kim loại M chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân hủy 5,53 gam KMnO4. M là
A. Fe. B. Zn
C. Cu. D. Mg.
Câu 4. Phương trình hoá học nào sau đây biểu diễn đúng quá trình đốt axetilen khi hàn cắt kim loại?
A. C2H2 + O2 CO2 + H2O.
B. C2H2 + 2O2 CO2 + H2O.
C. C2H2 + 3O CO2 + H2O.
D. 2C2H2 + 5O2 4 CO2 + 2H2O.
Câu 5. Hỗn hợp A gồm khí mêtan CH4 và hiđro, có tỉ khối đối với hiđro là 4,5. Trong A, CH4 chiếm tỉ lệ % thể tích là
A.20%. B. 50%.
C. 30%. D. 60%.
Câu 6. Quá trình nào sau đây là sự cháy?
A. Dòng điện chạy qua bóng đèn cháy.
B. Phản ứng của photpho trong không khí ớ nhiệt độ thích hợp.
C. Rượu để lâu ngày với men giấm sinh ra axit.
D. Dung dịch nước vôi hấp thụ khí CO2.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1. (3,5 điểm) Đốt cháy 6,2 gam P trong bình có 7,84 lít khí O2( đktc). Tính khối lượng của các chất thu được sau phán ứng.
Câu 2.(3,5 điểm) Làm thế nào để phân biệt ba lọ đựng khí: O2, CO2, NH3 (amoniac)Không nhận biết bằng khứu giác.
Phần trắc nghiệm (3 điếm)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?
A. Oxi là phi kim hoạt động rất mạnh, nhất là ớ nhiệt độ cao.
B.Oxi tạo oxit axit với hầu hết các kim loại,
C. Oxi không màu và không có mùi.
D. Oxi cần thiết cho cuộc sống.
Câu 2. Quá trình nào sau đây không làm giám lượng oxi trong không khí?
A. Sự gí của các đồ vật hằng sắt
B. Sự cháy của than và củi.
C. Sự quang hợp của cây xanh.
D. Sự hô hấp của động vật.
Câu 3. Khi oxi hoá 4,8 gam kim loại M bằng oxi thu được 8 gam oxit MO. M là kim loại nào sau đây?
A. Fe (56) B. Ca (40) C. Mg (24) D. Pb (207)
Câu 4. Câu phát biểu nào sau đây đúng?
A. Oxit là hợp chất có chứa nguyên tố oxi.
B. Tất cả các oxit kim loại đều là oxit bazơ.
C. Không khí là hợp chất của oxiế
D.Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác.
Câu 5. Khối lượng trung bình của 1 mol hỗn hợp khí gồm 3,2 gam khí oxi và
8,8 gam cacbonic là
A.42 gam. B. 38 gam. C. 44 gam. D. 40 gam.
Câu 6. Thể tích không khí để đốt cháy hoàn toàn 2 lít khí mctan (CH4) là (các khí ở cùng nhiệt độ và áp suất)
A.16 lít. B. 40 lít. C. 20 lít. D. 10 lít.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Có ba lọ đựng khí oxi, nitơ và cacbonic không màu. Nêu phương pháp hoá học để phân biệt mỗi lọ khí và viết PTHH nếu có.
Câu 2. (3 điểm) Đốt cháy một hỗn hợp gồm bột nhỏm và magie trong đó bột magie là 2,4 gam cần 7,84 lít khí oxi (đktc). Tính % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
(Biết: Al = 27 ; Mg = 24)
Câu 3. (2 điểm) Tính thổ tích khí oxi thu được ớ đktc khi phân húy 15,8 gam KMnO, ở nhiệt độ cao. Với thể tích khí oxi đó có đủ oxi hoá hoàn toàn 3,2 gam bột lưu huỳnh không?
(Biết: K = 39 ; Mn = 55 ; O = 16 ; S = 32)