Bình luận về gương, noi gương và nêu gương - Ngữ Văn 12

Gương là một vật dụng, một đồ dùng mà hầu như gia đình nào cũng có, người con gái nào cũng có. Soi gương để điểm trang, đế tự ngắm nghía, tự kiểm tra mặt mũi của bản thân hàng ngày. Soi gương trước lúc đi học, đi làm là một thói quen đẹp, một nếp sống đẹp

Lời giải

Gương là một vật dụng, một đồ dùng mà hầu như gia đình nào cũng có, người con gái nào cũng có. Soi gương để điểm trang, đế tự ngắm nghía, tự kiểm tra mặt mũi của bản thân hàng ngày. Soi gương trước lúc đi học, đi làm là một thói quen đẹp, một nếp sống đẹp.

Cô thôn nữ soi gương xuống mặt giếng khơi. Chàng trai thợ mộc Thanh Hoa, mài lưỡi rìu, lưỡi bào... để ngắm vuốt. Các tráng sĩ thời xưa vừa mài gươm dưới bóng trăng, vừa ngắm hàm râu én, mày ngài... Ngày nay, trong các siêu thị có bày bán đủ loại gương soi đủ dáng hình kích cỡ... thật đẹp, làm hài lòng các “nữ thượng đế”.

Nói đến gương, ta nghĩ ngay đến nghĩa bóng, đó là tấm gương tinh thần, tấm gương cuộc đời. Cha mẹ sống cần kiệm, hiền lành... làm gương cho con cái. Anh chị hiếu thảo, chăm học, chăm làm... làm gương cho các em. Thầy, cô giáo dạy giỏi, chăm sóc thương yêu học trò, nêu cao gương sáng trong nhà trường. Những tấm gương của các anh hùng liệt sĩ sáng mãi ngàn thu: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng!”. Cán bộ phải “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư", phải là “công bộc của dân”. Việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay là để cán bộ, đảng viên, thanh niên... trở thành những tấm gương sáng trong xă hội.

Đã có gương sáng tất có gương mờ. Có không ít huynh trưởng hoen ố tâm hồn. Có không ít đảng viên, cán bộ tha hóa về đạo đức, tham ô, đục khoét... trưng ra bộ mặt hoen ố, nhân cách méo mó. Đó là những gương xấu, để lại tiếng dơ, bị nhân dân khinh bỉ.

Gương mắt là điều nên biết. Mắt là cửa sổ tâm hồn. Mắt là tấm gương để nhìn nhận, phân biệt trắng/đen; tròn/méo; tốt/xấu; nhân nghĩa/bất nhân bất nghĩa; trung thành/phản trác; cần cù/lười nhác; thật thà/gian dối...

Nhà thơ mù đất Đồng Nai - Nguyễn Đình Chiểu - trong thế kỉ XIX có nhiều câu thơ nói về mắt, về đạo (làm người), và gương mắt, ai được đọc qua một lần là nhớ mãi:

 -Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,

    Lòng đạo xin tròn một tấm gương.

 Sau trời thúc quý tan mây,

      Sông trong biển lặng mắt thầy sáng ra.

      -  Bao giờ nhật nguyệt vầy gương sáng,

Bốn biển âu ca hiệp một nhà.

(Ngư tiếu y thuật vấn đáp)

Tố Hữu dùng hình ảnh “gương vỡ lại lành” và “Cây khô đâm cành nở hoa" để nói về sự hồi sinh, phục hưng:

Đời ta gương vỡ lại lành,

Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.

(30 năm đời ta có Đảng)

Ai cũng có đôi mắt để nhìn, để quan sát, phải biết nhìn cho tinh tường mọi sự vật. đừng có “nhìn gà hóa cáo!”. Biết sống đẹp, nghĩa là biết noi gương và nêu gương (gương sáng).

 


Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 118 SGK Hóa học 8

Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của hiđro với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Giải thích và cho biết mỗi phản ứng riêng thuộc loại gì?

Xem lời giải

Bài 2 trang 118 SGK Hóa học 8

Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: oxi, không khí và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ta chất khí trong mỗi lọ?

Xem lời giải

Bài 3 trang 119 SGK Hóa học 8

Cho dung dịch axit sunfuric loãng, nhôm và các dụng cụ thí nghiệm như hình 5.8. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các chất sau:

A. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí oxi.

B. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu không khí.

C. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro.

D. Có thể dùng để diều chế hiđro nhưng không thu được khí hiđro.

Xem lời giải

Bài 4 trang 119 SGK Hóa học 8

a. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

- Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3)

- Lưu huỳnh đioxit +nước → Axit sunfurơ (H2SO3)

- Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + H2

- Điphotpho + nước → Axit photphoric (H3PO4)

- Đồng (II) oxit + hiđro → Chì (Pb) + H2O

b. Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?

Xem lời giải

Bài 5 trang 119 SGK Hóa học 8

a.Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa hiđro với hỗn hợp đồng (II) oxit, và sắt (III) oxit ở nhiệt đô thích hợp?

b.Trong các phản ứng hóa học trên, chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?

c. Nếu thu được 6,00 gam hỗn hợp hai kim loại, trong đó có 2,80 gam sắt thì thể tích (ở đktc) khí hiđro vừa đủ cần dùng để khử đồng (II) oxi và sắt (III) oxit là bao nhiêu?

Xem lời giải

Bài 6 trang 119 SGK Hóa học 8

Cho các kim loại kẽm nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng.

a. Viết các phương trình phản ứng.

b. Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit dư thì kim loại nào cho nhiều khí hiđro nhất?

c. Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”