Đề kiểm tra 15 phút – Chương 4 – Hóa học 12

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 4 - Hóa học 12

Câu 1. Cho các polime \({\left( {C{H_2} - CHCl} \right)_n};\)\(\,{\left( {NH - {{\left[ {C{H_2}} \right]}_6} - CO} \right)_m}\) Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Hệ số n, m trong công thức phân tử các polime trên gọi là hệ số trùng hợp.

B. Các nhóm \(\left( {C{H_2} - CHCl} \right);\)\(\;\left( {NH - {{\left[ {C{H_2}} \right]}_6} - CO} \right)\) gọi là monome.

C. Tên tương ứng của các polime là poli(vinyl clorua) và nilon – 6.

D. Các polime trên thuộc loại polime tổng hợp.

Câu 2. Trường hợp nào phù hợp giữa polime và kiểu mạch cacbon?

A. Polipropilen – Mạch không gian.

B. Amilopectin (tinh bột) – Mạch không gian.

C. Cao su thiên nhiên – Mạch thẳng.

D. Nhựa bakelit – Mạch nhánh.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Hầu hết polime là chất rắn không bay hơi.

B. Một số polime tan trong dung môi phù hợp, cho dung dịch nhớt.

C. Tùy thuộc từng loại mà polime có tính dẻo, tính đàn hồi, tính cách điện, bán dẫn,...

D. Các polime khi đun nóng thường phân hủy mà không nóng chảy.

Câu 4. Polime nào sau đây tan trong dung dịch axit \({H_2}S{O_4}\) loãng, đun nóng?

A. Polistiren.

B. Poli(phenol – fomanđehit).

C. Tơ tằm.                                                       

D. Cao su lưu hóa.

Câu 5. Giải trùng hợp polime \(\left( {C{H_2} - CH(C{H_3}) - C{H_2} - CH({C_6}{H_5})} \right)\)  thu được sản phẩm là

A. 3 – metyl – 1 – phenol buta – 1,3– đien.

B. 2 –metyl – 3 – phenylbut – 2 – en.

C. propilen và stiren.

D. isopren và stiren.

Câu 6. Monome tương ứng với các polime: poli(vinyl clorua); poli(metyl acrylat). Polistiren là

\(\eqalign{& A.\,C{H_3}C{H_2}Cl,C{H_3}COO{C_2}{H_3};{C_6}{H_5}CH = C{H_2}.  \cr& B.\,{C_2}{H_3}Cl;C{H_2} = CH(C{H_3})COOC{H_3},{C_6}{H_5}{C_2}{H_3}.  \cr& C.\,{C_2}{H_3}Cl,C{H_2} = CHCOOC{H_3},{C_6}{H_5}{C_2}{H_3}.  \cr& D.\,{C_2}{H_3}COOH,C{H_3}COO{C_2}{H_3},{C_6}{H_5}{C_2}{H_3}. \cr} \)

Câu 7. Phản ứng nào sau đây không làm thay đổi mạch polime?

A. Đun nóng xenlulozơ với dung dịch \(HN{O_3}\) đặc\(/{H_2}S{O_4}\) đặc.

B. Đun nóng nhựa zerol.

C. Đun nóng nilon – 6,6 với dung dịch NaOH loãng.

D. Đun nóng polistiren đến \(250^\circ C\)

Câu 8. Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết \(2{n_X} = {n_Z}.\) X là chất nào trong số các chất sau đây?

\(\eqalign{& A.\,C{H_3} - C{H_2} - C{H_2} - C{H_3}  \cr& B.\,CH = CH \cr} \)                           

\(\eqalign{ &C.\,{C_2}{H_5}OH.   \cr & D.\,C{H_2} = CH - C \equiv CH \cr} \)

Câu 9. Đun nóng 0,5 mol axit terephtalic (M = 166 g/mol) với 0,4 mol etylen glicol (M = 62 g/mol) để điều chế poli(etylen terephtalic). Khối lượng polime thu được là ( giả sử H = 100%).

A. 105 gam.    

B. 91,2 gam.

C. 114 gam.    

D. 84 gam.

Câu 10. Cho 3,24 gam polibuta – 1,3 – đien phản ứng với HCl lấy dư. Khối lượng sản phẩm hữu cơ tạo thành là

A. 5,43 gam.     

B. 7,62 gam.

C. 9,81 gam.         

D. 4,335 gam.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 2– Chương 4 – Hóa học 12

Câu 1. Trường hợp nào sau đây phù hợp giữa vật liệu và tính chất vật lí?

A. Chất dẻo – Dài, mảnh, bền dưới tác dụng của lực kéo.

B. Cao su – Biến đổi hình dạng theo tác động của ngoại lực.

C. Keo dán – Tạo màng mỏng liên kết hai bề mặt.

D. Tơ sợi – Biến dạng do ngoại lực và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.

Câu 2. Vật dụng nào sau đây không chế tạo từ vật liệu polime?

A. Vỏ máy bay.       

B. Áo đi mưa.

C. Hồ dán.       

D. Lốp ô tô.

Câu 3. Những chất và vật liệu nào sau đây là chất dẻo hoặc thành phần chính của chất dẻo?

1. Polietylen  

2. Polistiren   

3. Đất sét ướt

4. Poli butađien – 1,3  5. Phenofomanđehit  6. PVC

A. 1, 2, 3, 5.

B. 1, 3, 5, 6.

C. 1, 2, 5, 6.

D. 3, 4, 5, 6.

Câu 4. Polime nào dưới đây được tạo ra từ phản ứng đồng trùng hợp?

A. Nhựa phenolfomanđehit.

 B. Cao su bunaS.

C. Tơ nilon – 6,6

D. Thủy tinh hữu cơ.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Quá trình kết dính của keo dán là quá trình đông đặc do sự bay hơi của dung môi hoặc quá trình tạo liên kết nhờ các chất đóng rắn.

B. Mỗi sợi tơ dệt vải gồm nhiều sợi polime xếp song song.

C. Vật liệu compozit có thành phần polime và chất độn phân tán vào nhau.

D. Trùng hợp isopren được cao su thiên nhiên.

Câu 6. Tơ lapsan là polime trùng ngưng  giữa axit tere – phtalic \(\left( {p - HOOC{C_6}{H_4}COOH} \right)\) và etylen glicol. Công thức một mắt xích của polime nay là

\(\eqalign{& A.\,HCOOC{C_6}{H_4}C{H_2}C{H_2}OH.  \cr& B.\, - OOC{C_6}{H_4}COOC{H_2}C{H_2}O -   \cr& C.\, - CO - {C_6}{H_4}COOC{H_2}C{H_2} - O -   \cr& D.\, - OC{H_2}COO{C_6}{H_4}OOCC{H_2} -  \cr} \)

Câu 7. Tên gọi nào sau đây không đúng với công thức hóa học của nó?

A. Nhựa chống dính teflon \({\left( {C{F_2} - C{F_2}} \right)_n}\)

B. Len đan áo rét hay tơ nitron \({\left( {C{H_2} - CH(CN)} \right)_n}\)

C. Thủy tinh hữu cơ poli(metyl metacatylat): \({\left( {C{H_2} - CH - (COOC{H_3}} \right)_n}\)

D. Keo dán epoxi.

Câu 8. Polistiren (nhựa PS) là một polime dạng rắn, màu trắng, không dẫn điện, không dẫn nhiệt. Nhựa PS được tạo ra do sự trùng hợp của stiren. Nếu hiệu suất quá trình trùng hợp là 80% thì khối lượng polistiren thu được khi đem trùng hợp 10 mol stiren là

A. 650 gam.

 B. 832 gam.

C. 798 gam.

D. 900 gam.

Câu 9. Hợp chất A có công thức phân tử là \({C_{11}}{H_{20}}{O_4}.\) Biết A tác dụng được với NaOH tạo ra muối tạo ra muối của axit hữu cơ B mạch thẳng và  rượu là etanol và propan – 2 – ol. Kết luận nào sau đây sai?

A. A là đieste.

B. Từ B có thể điều chế được tơ nilon - 6,6.

C. B là \(HOOC - {\left( {C{H_2}} \right)_4} - COOH\)(axit glutamic).

D. Tên gọi của A là etyl isopropyl ađipat.

Câu 10. X là 1 loại cao su khi tác dụng với dung dịch HCl dư thu được sản phẩm chứa 56,8% clo. X là

A. cao su buna.      

B. cao su isopren.

C. cao su clopren.         

D. cao su buna – S.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 3 – Chương 3,4 – Hóa học 12

Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai về metylamin?

A. Metylamin là amin béo bậc một.

B. Metylamin tan tốt trong nước.

C. Metylamin là chất không độc.

D. Metylamin nhiệt độ sôi cao hơn butan.

Câu 2. Dùng thuốc thử nào sau đây phân biệt ba dung dịch: metylamin, anilin, axit axetic?

A. \(N{a_2}C{O_3}.\)     

B. Dung dịch HCl.

C. Quỳ tím.    

D. Na.

Câu 3. Cho các dung dịch sau: \(NaOH,N{a_2}C{O_3},HCl,{C_2}{H_5}OH\) (có HCl bão hòa), \(KHS{O_4}\) lần lượt tác dụng với \({H_2}N - C{H_2} - COOH.\)Số phản ứng xảy ra là

A. 2.                            

B. 3.

C. 4.                             

D. 5.

Câu 4. Số amin ứng với công thức phân tử \({C_4}{H_{11}}N\) là

A. 4.                       

B. 5.

C. 7.                  

D. 8.

Câu 5. Cho các dung dịch sau: ddietylamin, axit axetic, anilin, glyxin. Số dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là

A. 1.                   

B. 2.

C. 3.                     

D. 4.

Câu 6. Để thu được anilin tinh khiết từ hỗn hợp anilin, phenol, benzen lần lượt dùng các chất nào sau đây?

A. Dung dịch NaOH dư, \(C{O_2}\) dư.

B. Dung dịch HCl dư, \(C{O_2}\)dư.

C. Dung dịch HCl dư, dung dịch NaOH dư.

D. Nước brom dư, dung dịch HCl dư.

Câu 7. Thuốc thử dùng phân biệt bốn dung dịch: glucozơ, glixerol, etanol, lòng trắng trứng là

A. NaOH.       

B. dung dịch \(AgN{O_3}/N{H_3}.\)

C. \(Cu{\left( {OH} \right)_2}/O{H^ - }\)      

D. dung dịch \(HN{O_3}\) đặc.

Câu 8. Cho 0,1 mol amino axit tác dụng vừa đủ dung dịch HCl 1M. Mặt khác 0,1 mol amino axit phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức của amino axit là

\(\eqalign{& A.\,{H_2}N - C{H_2} - COOH  \cr& B.\,HOOC - C{H_2} - CH\left( {N{H_2}} \right) - COOH \cr& C.\,HOOC - C{H_2} - CH\left( {N{H_2}} \right) - COOC{H_3}  \cr& D.\,{H_2}N{\left[ {C{H_2}} \right]_4}CH\left( {N{H_2}} \right) - COOH. \cr} \)

Câu 9. Cho 14,75 gam amin bậc 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 23,875 gam muối. Công thức cấu tạo của amin là

\(\eqalign{& A.\,C{H_3} - NH - C{H_3}  \cr& C.\,{\left( {C{H_3}} \right)_3}N. \cr} \)

\(\eqalign{& B.\,{C_3}{H_7}N{H_2}. \cr& D.\,{C_2}{H_5} - NH - C{H_3}. \cr} \)

Câu 10. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, giải phóng khí mùi khai làm xanh quỳ ẩm. MX = 89 g/mol. Công thức của chất X là

\(\eqalign{& A.\,{H_2}N - C{H_2} - C{H_2} - COOH.  \cr& C.\,{H_2}N - C{H_2} - COOC{H_3}. \cr}\)     \(\eqalign{& B.\,C{H_2} = CHCOON{H_4}.  \cr& D.\,C{H_3} - C{H_2} - COON{H_4}. \cr} \)

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”