Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 – Hóa học 12

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề 1- Chương 5 – Hóa học 12

Câu 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 5 phần, như hình dưới đây.

Các nguyên tố kim loại nằm ở phần

A. T, U.    

B. X, Y, Z.

C. X, Y.      

D. Z, T.

Câu 2. Cho 4 nguyên tử với cấu hình phân mức năng lượng cao nhất là: \(1{s^2},3{s^2},3{p^1},3{p^5}.\) Số nguyên tử kim loại trong số 4 nguyên tử trên là

A. 1.  

B. 2.

C. 3.   

D. 4.

Câu 3. Chu kỳ 3 của bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố sắp xếp như sau:

Na

Mg

Al

Si

P

S

Cl

Ar

So sánh nào sau đây đúng?

A. Bán kính nguyên tử: Na < Cl.

B. Điện tích hạt nhân nguyên tử: Mg > P.

C. Số lớp electron: Al < Ar.

D. Bán kính ion: \(N{a^ + } < {S^{2 - }}\)

Câu 4. Cation của \({M^{2 + }}\) có cấu hình electron là \(\left[ {Ne} \right]3{s^2}3{p^6}.\) M là nguyên tố nào sau đây?

\( A.{\,_{20}}Ca. \)        \(    C.{\,_{17}}Cl.  \) 

\( B.{\,_{19}}K.  \)         \(D.{\,_{20}}Ca. \)

Câu 5. Tinh thể được phân loại thành tinh thể nguyên tử, phân tử, ion, kim loại,... dựa trên đặc điểm nào sau đây?

A. Dựa vào bản chất hạt vi mô cấu tạo nên tinh thể.

B. Dựa vào bản chất liên kết trong mạng tinh thể.

C. Dựa vào cách bố trí các hạt vi mô trong tinh thể.

D. Dựa vào tính chất chung của tinh thể.

Câu 6. Mạng tinh thể nào sau đây thuộc loại mạng tinh thể kim loại?

A. a.  

B. b.

C. a, b.           

D. Không có.

Câu 7. Cho hai kiểu loại mạng tinh thể kim loại như sau:

 

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. X là mạng lập phương tâm diện.

B. Các cấu tử trong Y sắp xếp đặc khít hơn X.

C. Kim loại Cu, Ag, Al, Hg có mạng tinh thể kiểu Y.

D. Trong Y, không gian trống chiếm 68%.

Câu 8. Liên kết kim loại mang bản chất

A. sự góp chung các electron tự do giữa hai nguyên tử kim loại liền nhau.

B. lực hút tĩnh điện giữa các ion kim loại.

C. lực hút giữa ion kim loại và các electron tự do.

D. sự sắp xếp chặt chẽ của các nguyên tử kim loại tại các nút mạng.

Câu 9. Trong ô mạng cơ sở của tinh thể lập phương tâm khối, số nguyên tử kim loại là

A. 1.  

B. 2.

C. 3.         

D. 4.

Câu 10. Ở \(20^\circ C\), một khối sắt hình lập phương cạnh 1 cm nặng 7,87 gam. Trong đó, nguyên tử sắt là các hình cầu chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe rỗng. Nguyên tử khối của Fe là 55,85 (u), số Avogađro \({N_A} = 6,{02.10^{23}}.\)Thể tích của mỗi nguyên tử Fe là

A. 7,422.10-24 cm3.    

B. 5,585.10-24 cm3.

C. 6,584.10-24 cm3.  

D. 8,723.10-24 cm 3.

 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề 2 - Chương 5 – Hóa học 12

Câu 1. Tính chất vật lí nào dưới đây của kim loại nhưng không phải do sự tồn tại của các eletron tự do trong kim loại quyết định?

A. Ánh kim

B. Tính dẻo.

C. Tính cứng

D. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Vàng có tính dẻo cao nên dùng để chế tạo các vi linh kiện trong công nghiệp điện tử.

B. Nhôm nhẹ nên hợp kim nhôm được dùng nhiều trong công nghiệp hàng không.

C. Bạc có ánh kim nên ngày nay được dùng để tráng gương.

D. Đồng dẫn điện tốt (chỉ thua Ag) nên được dùng làm dây dẫn điện.

Câu 3. Cho các phản ứng sau, với X, Y là các kim loại:

\(\eqalign{& X + S \to XS  \cr& Y + C{l_2} \to YC{l_2}  \cr& XS + YC{l_2} \to YS + XC{l_2} \cr} \)

X, Y tương ứng là kim loại nào trong số các kim loại sau?

A. Fe và Ba

B. Ca và Cu.

C. Ca và Fe

D. Fe và Cu.

Câu 4. Chất nào sau đây được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa?

A. Natri.        

B. Natri hiđroxit.

C. Canxi cacbonat

D. Đồng.

Câu 5. Muốn loại bỏ các kim loại Zn và Cu khỏi hợp kim với Fe, cần hóa chất nào sau đây? (tự chọn điều kiện thí nghiệm phù hợp).

A. \(HN{O_3}.\)                          

B. \(FeC{l_3}.\)

C. \(N{H_3}.\)                             

D. HCl và NaOH.

Câu 6. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ \(F{e^{2 + }}\) có tính khử yếu hơn so với Cu?

\(\eqalign{& A.\,Fe + C{u^{2 + }} \to F{e^{2 + }} + Cu  \cr & B.\,F{e^{2 + }} + Cu \to C{u^{2 + }} + Fe  \cr & C.\,2F{e^{3 + }} + Cu \to 2F{e^{2 + }} + C{u^{2 + }}  \cr & D.\,C{u^{2 + }} + 2F{e^{2 + }} \to 2F{e^{3 + }} + Cu \cr} \)

Câu 7. Tất cả các kim loại thuộc dãy nào dưới đây tác dụng được với dung dịch muối sắt (III)?

A. Al, Fe, Ni, Ag.        

B. Al, Fe, Ni, Cu, Ag.

C. Al, Fe, Cu, Ni.          

D. Mg, Fe, Ni, Ag, Cu.

Câu 8. Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu tác dụng với dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng thu được 2,24 lít khí \({H_2}\) (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp là

A. 37,12%.         

B. 40,08%.

C. 46,67%.               

D. 53,33%.

Câu 9. Cho 49,68 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hết với dung dịch \(HN{O_3}\) thu được 15,456 lít \({N_2}O\) là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Kim loại đó là

A. Na.                  

B. Zn.

C. Mg.                       

D. Al.

Câu 10. Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào dung dịch \(CuS{O_4}\) Sau một thời gian, lấy thanh nhôm ra, cân được 51,38 gam. Khối lượng Cu tạo thành là

A. 0,64 gam

B. 1,38 gam.

C. 1,92 gam

D. 2,56 gam.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề 3 - Chương 5 – Hóa học 12

Câu 1. Mục đích chính của việc chế tạo hợp kim là

A. chế tạo vật liệu có tính chất phù hợp yêu cầu sử dụng.

B. giảm giá thành vật liệu.

C. tận dụng các kim loại rẻ tiền.

D. tăng độ bền của vật liệu.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về hợp kim?

A. Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại tương ứng vì kích thước các hạt không đều nhau.

B. Các kim loại cấu tạo nên hợp kim vẫn giữ nguyên tính chất hóa học.

C. Được tạo nên từ bột các kim loại hoặc bột kim loại và phi kim trộn rất đều.

D. Chỉ thay đổi tỷ lệ các thành phần trong hợp kim sẽ không làm biến đổi tính chất vật lý của hợp kim.

Câu 3. Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ăn mòn kim loại?

A. Chiếc xẻng sử dụng nhiều lưỡi bị mòn.

B. Các thanh kết cấu của cầu sắt bong sơn và bị gỉ.

C. Điện cực bằng chì của acquy bị hòa tan trong quá trình “chạy” acquy để sinh điện.

D. Miếng đồng bị hòa tan trong axit nitric.

Câu 4. Sự ăn mòn vỏ tàu biển bằng thép trong môi trường nước biển xảy ra tại catot là

\(\eqalign{& A.\,Fe \to F{e^{2 + }} + 2e.  \cr& B.\,2{H^ + } + 2e \to {H_2}  \cr} \)\(\eqalign{& C.\,{O_2} + 2{H_2}O + 4e \to 4O{H^ - } \cr& D.\,Fe \to F{e^{3 + }} + 3e \cr} \)

Câu 5. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn hóa học?

A. Con dao bằng thép dùng cắt chanh nhưng quên không rửa.

B. Ngâm lá hợp kim Zn – Cu trong dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng.

C. Tôn lợp nhà bị xây xát, tiếp xúc với không khí ẩm.

D. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất xút và Cl2 tiếp xúc với khí Cl2.

Câu 6. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Các thiết bị máy móc bằng kim tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học.

B. Áp tấm kẽm vào mạn tàu thủy làm bằng thép (phần ngâm dưới nước) thì vỏ tàu thủy được bảo vệ.

C. Đồ vật bằng thép ra ngoaig không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hóa.

D. Đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xay xát, để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.

Câu 7.  Điều chế \({H_2}\) trong phòng thí nghiệm từ Zn và dung dịch HCl, để thu được \({H_2}\) nhanh hơn cần nhỏ thêm vào dung dịch HCl một vài giọt dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch \(ZnS{O_4}\)   

B. Dung dịch \({H_2}S{O_4}\)

C. Dung dịch \(CuS{O_4}\)  

D. Dung dịch NaOH

Câu 8. Vật liệu nào sau đây cần được bảo vệ bằng cách bôi dầu mỡ?

A. Inox.      

B. Thép.

C. Vàng.      

D. Canxi.

Câu 9. Khi lắp đặt đường ống bằng thép trong lòng đất, cứ trung bình 30m đường ống lại được hàn thêm một tấm kẽm nặng khoảng 10 gam. Tổng chiều dài đường ống dẫn khí đốt tại một khu dân cư là 4,5 km. Khối lượng kẽm cần dùng là

A. 1 kg

B. 1,5 kg.

C. 2 kg.                         

D. 2,1 kg.

Câu 10. Hòa tan một hợp kim Fe – Cu nặng 2,0 gam bằng dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng dư, loại bỏ kết tủa được dung dịch A. Dung dịch A làm mất màu vừa hết 40 ml dung dịch \(KMn{O_4}\) 0,1M. Hàm lượng sắt nguyên chất trong hợp kim là

A. 28%.                          

B. 84%.

C. 56%.                 

D. 50%.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 5 - Hóa học 12

Câu 1. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là

A. khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

B. dùng dòng điện hoặc chất khử cho tác dụng với hợp chất chứa kim loại.

C. dùng các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên.

D. cho các hợp chất chứa kim loại tác dụng với chất khử phù hợp.

Câu 2. Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO?

A. Fe, Al, Cu. 

B. Zn, Mg, Fe.

C. Fe, Mn, Ni.          

D. Ni, Cu, Ca.

Câu 3. Trong quá trình điện phân \(CaC{l_2}\) nóng chảy, ở catot xảy ra phản ứng

A. ion clorua bị oxi hóa.  

B. ion clorua bị khử.

C. ion canxi bị khử.        

D. ion canxi bị oxi hóa.

Câu 4. Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối clorua hoặc phương pháp khử oxit bằng khí CO?

A. Ag.               

B. Al.

C. Pb.       

D. Cu.

Câu 5. Dùng hóa chất nào sau đây để kết tủa Ag tinh khiết từ dung dịch \(AgN{O_3}\)?

A. Bụi Cu.     

B. Khí \({H_2}\)

C. Mẩu Na

D. Dung dịch \(Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2}\)

Câu 6. Khi điện phân dung dịch hỗn hợp gồm \(AgN{O_3};Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2};Mg{\left( {N{O_3}} \right)_2}\) với điện cực trơ. Các kim loại lần lượt xuất hiện ở catot là

A. Ag, Cu

B. Mg, Ag, Cu.

C. Cu, Ag.                       

D. Cu, Ag, Mg.

Câu 7. Một lượng nhỏ đồng được điều chế bằng phương pháp ...(1)... từ quặng malachit \((Cu{\left( {OH} \right)_2}.CuC{O_3})\) Ban đầu quặng được chế hóa với ...(2)... sau đó thêm bột Fe để thu được Cu.

Thông tin vào dấu “...(1)......(2)” lần lượt là

A. điện phân, \(HN{O_3}\)    

B. thủy luyện, \({H_2}S{O_4}\) loãng.

C. nhiệt luyện, \({H_2}S{O_4}\)đặc nóng.

D. thủy luyện, NaOH.

Câu 8. Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào dung dịch \(CuS{O_4}\) Sau một thời gian, lấy thanh nhôm ra, cân được 51,38 gam. Khối lượng Al tan ra là

A. 0,64 gam

B. 1,38 gam.

C. 0,54 gam. 

D. 2,56 gam.

Câu 9. Điện phân dung dịch \(Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2}\) với cường độ dòng điện 9,65A đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại, thời gian điện phân là 40 phút. Khối lượng Cu sinh ra ở catot là

A. 7,68 gam.      

B. 15,3 gam.

C. 6,4 gam.     

D. 3,2 gam.

Câu 10. Cho luồng khí \({H_2}\) có dư đi qua ống sứ có chứa 20 gam hỗn hợp A gồm MgO và CuO nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, đem cân lại, thấy khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A là

A. 2 gam; 18 gam.                

B. 4 gam; 16 gam.

C. 6 gam; 14 gam.           

D. 8 gam; 12 gam.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”