Đề kiểm tra 15 phút - Chương 7 – Hóa học 12

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 1 – Chương 7 – Hóa học 12

Câu 1. Cấu hình electron của ion \(F{e^{2 + }}\) là \(\left[ {Ar} \right]3{d^6}.\) Trong bảng tuần hoàn Fe nằm ở

A. ô số 24

B. chu kỳ 3.

C. nhóm VIII B.

D. chu kỳ 4, nhóm VI B.

Câu 2. Tính chất vật lý đặc trưng của sắt so với các kim loại khác là

A. tính dẻo cao.

B. màu trắng xám.

C. dẫn điện, dẫn nhiệt tố

D. nhiễm từ.

Câu 3. Các chất nào sau đây oxi hóa Fe thành \(F{e^{3 + }}\) ?

A. \(S,C{l_2}\)

B. \(AgN{O_3},CuS{O_4}.\)

C. \({H_2}S{O_4}\) đặc nóng, \(HN{O_3}\) loãng.

D. \({H_2}O( > 570^\circ C),\,KMn{O_4}.\)

Câu 4. Trong số các loại quặng sắt:  Chất chứa hàm lượng phần trăm Fe nhỏ nhất là

\(\begin{array}{l}A.\,FeC{O_3}.\\C.\,F{e_3}{O_4}.\end{array}\)  \(\begin{array}{l}B.\,F{e_2}{O_3}.\\D.\,Fe{S_2}.\end{array}\)

Câu 5. Cho một lượng sắt tan trong \(HN{O_3}\) loãng, ban đầu màu vàng nâu của dung dịch đậm dần sau đó bị nhạt bớt. Chất tan trong dung dịch sau phản ứng gồm

\(\begin{array}{l}A.\,Fe{(N{O_3})_3} + HN{O_3} + {H_2}O.\\B.\,Fe{(N{O_3})_2} + HN{O_3} + {H_2}O.\\C.\,Fe{(N{O_3})_3} + Fe{(N{O_3})_2} + {H_2}O.\\D.\,Fe{(N{O_3})_2} + {H_2}O.\end{array}\)

Câu 6. Để loại bỏ tạp chất là Cu, Zn trong Fe (ở dạng hợp kim) có thể dùng cách nào sau đây?

A. Dùng nam châm hut sắt.

B. Dùng dung dịch \(HN{O_3}\) đặc.

C. Dùng \({H_2}S{O_4}\) đặc.

D. Dùng dung dịch \(N{H_3}.\)

Câu 7. Trường hợp nào sau đây thu được kim loại Fe không bị lẫn chât rắn khác? Giả sử các phản ứng đạt hiệu suất 100%.

A. Điện phân dung dịch chứa \(FeC{l_3}\) đến khi \(F{e^{3 + }}\) vừa bị khử hết.

B. Cho hỗn hợp FeO và \(F{e_2}{O_3}\) tác dụng với CO dư.

C. Đun nóng để làm thăng hoa \({I_2}\) lẫn trong bột Fe.

D. Đun nóng hỗn hợp dạng bột vừa đủ \(F{e_2}{O_3}\) và Al (không có không khí).

Câu 8. Đun nóng hỗn hợp Fe và S (không có không khí), cho các chất sau phản ứng vào dung dịch HCl đặc, dư thu được một hỗn hợp khí và còn lại một chất rắn X. Chất rắn X là

A. Fe dư. 

B. FeS.

C. S.

D. FeS và có thể có Fe dư.

Câu 9. Một lượng sắt phản ứng hoàn toàn với \({H_2}O\) ở \(600^\circ C\) thu được 2.25 lít \({H_2}\). Cùng khối lượng sắt như trên phản ứng hoàn toàn với \({H_2}O\) ở \(550^\circ C\) thu được số lít khí \({H_2}\) là

(các thể tích khí đo ở cùng điều kiện)

A. 2,987 lít.

B. 1,68 lít.

C. 3,36 lít.

D. 2,24 lít.

Câu 10. Cho 5,6 gam bột sắt tan hoàn toàn trong dung dịch \(AgN{O_3}\) dư. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

A. 2,16 gam.

B. 3,24 gam.

C. 1,08 gam.

D. 32,40 gam.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 2 – Chương 7 – Hóa học 12

Câu 1.Dãy gồm những hợp chất nào sau đây của sắt có tính khử và tính oxi hóa (chỉ xét nguyên tô Fe)?

\(\begin{array}{l}A.\,FeO.\\C.\,F{e_2}{O_3},FeC{l_2}.\end{array}\)                                              \(\begin{array}{l}B.\,FeC{l_3},Fe{(OH)_3}.\\D.\,FeS{O_4},F{e_2}{(S{O_4})_3}\end{array}\)

Câu 2. Nguyên tố Fe không thay đổi số oxi hóa khi cho \(F{e_3}{O_4}\) phản ứng vơi chất nào sau đây?

\(\begin{array}{l}A.\,{H_2}.\\C.\,HCl.\end{array}\)   

\(\begin{array}{l}B.\,HN{O_3}.\\D.\,C\,(cacbon).\end{array}\)

Câu 3. Chất X thỏa mãn điều kiện sau:

+ X tác dụng với \({O_2}\) trong điều kiện thích hợp thu được \(F{e_2}{O_3}\)

+ X để lâu trong không khí ẩm bị chuyển nâu đỏ

+ X nung nóng bị giảm khối lượng.

X là chất nào trong các chất sau đây?

A. Fe.

B. FeO.

C. \(Fe{(OH)_2}.\)

D. \(Fe{(N{O_3})_2}.\)  

Câu 4. Biết thứ tự dãy điện hóa: \(F{e^{2 + }}/Fe < 2{H^ + }/{H_2} < C{u^{2 + }}/Cu < F{e^{3 + }}/F{e^{2 + }}\). Phản ứng nào sai trong số các phản ứng sau đây?

\(\begin{array}{l}A.\,Fe + 2F{e^{3 + }} \to 3F{e^{2 + }}.\\B.\,F{e^{2 + }} + 2{H^ + } \to F{e^{3 + }} + {H_2}.\\C.\,Fe + C{u^{2 + }} \to F{e^{2 + }} + Cu.\\ D.\,Cu + 2F{e^{3 + }} \to C{u^{2 + }} + 2F{e^{2 + }}.\end{array}\)

Câu 5. Dung dịch X chứa \(FeC{l_2}\) và \(FeC{l_3}\). Để chuyển dung dịch X thành dung dịch \(FeC{l_3}\) cần cho X tác dụng với

A. Cu dư.

B. Al dư.

C. \(C{l_2}\) dư.

D. Fe dư.

Câu 6. Phản úng nào dưới đây không sinh ra FeO?

 

Câu 7. Hóa chất duy nhất để phân biệt trực tiếp hỗn hợp \(\left( {Fe + FeO} \right)\,;(FeO + F{e_2}{O_3});\)\(\,(Fe + F{e_2}{O_3})\) là

A. dung dịch HCl dư. 

B. dung dịch \(HN{O_3}\) loãng dư.

C. khi \(CO/t^\circ \)

D. dung dịch \(CuS{O_4}.\)

Câu 8. Cho dung dịch \(FeC{l_2},ZnC{l_2}\) tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là

\(\begin{array}{l}A.\,FeO,ZnO.\\B.\,F{e_2}{O_3},ZnO.\\C.\,F{e_2}{O_3}\\D.\,FeO.\end{array}\)

Câu 9. Cho 2,4 gam Mg vào 200 ml dung dịch \(FeC{l_3}\) 0,4M. Các phản ứng nào sau đây xảy ra?

\(\begin{array}{l}2FeC{l_3} + Mg \to MgC{l_2} + FeC{l_2}\,\,(1)\\3Mg + 2FeC{l_2} \to 3MgC{l_2} + 2Fe\,\,\,(2)\\Mg + FeC{l_2} \to MgC{l_2} + Fe\,\,\,\,(3)\\2FeC{l_3} + Fe \to 3FeC{l_2}\,\,\,\,(4)\end{array}\)

A. (1) và (3).

B. (2) và (4).

C. (1) và (2).

D. (1).

Câu 10. Hòa tan hỗn hơp gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol \(F{e_2}{O_3}\) vào dung dịch HCl dư, được dung dịch. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch, sấy khô, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được  m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 16 gam.

B. 30,4 gam.

C. 32 gam.

D. 48 gam.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 3 – Chương 7 – Hóa học 12

Câu 1. Vật liệu nào sau đây không phải hợp kim của sắt?

A. Gang sắt.

B. Inox.

C. Đuy ra.

D. Thép mềm.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nguyên tắc của quá trình luyện gang là khử oxit sắt thành sắt kim loại.

B. Nguyên tắc của quá trình luyện thép là khử các tạp chất trong gang.

C. Chất chảy trong luyện gang là \(CaC{O_3}\) hoặc \(Si{O_2}\) giúp hạ nhiệt độ nóng chảy của gang.

D. Lưu huỳnh, photpho trong gang, thép giúp tăng độ cứng.

Câu 3. Loại quặng nào sau đây chứa hàm lượng sắt cao nhất?

A. Hematit \((F{e_2}{O_3})\).

B. Manhetit \((F{e_3}{O_4})\).

C. Xiđerit \((FeC{O_3}).\)

D. Pirit \((Fe{S_2}).\)

Câu 4. Thép dễ bị ăn mòn trong không khí ẩm. Chất bị oxi hóa trong quá trình thép bị ăn mòn là

A. Fe.

B. C.

C. \({O_2}\) không khí

D. \({H_2}O.\)

Câu 5. Tạp chất photpho bị oxi hóa thành \({P_2}{O_5}\) và bi loại bỏ khỏi thép nhờ phản ứng với chất nào cho dưới đây?

A. \(CaC{O_3}.\)  

B. \(Si{O_2}.\)

C. CaO

D. Fe.

Câu 6. Loại lò nào sau đây luyện được các loại thép rất cứng (chứa Mn, Cr, Ni,...) và ít gây ô nhiễm?

A. Lò cao.

B. Lò Betxme.

C. Lò Martin.

D. Lò điện.

Câu 7. Cho một miếng gang và một miếng thép có cùng khối lượng vào dung dịch HCl, hãy cho biết khí thoát ra ở thí nghiệm ứng với miếng hợp kim nào mạnh hơn?

A. Miếng gang.

B. Miếng thép.

C. Bằng nhau.

D. Tùy từng loại gang, thép.

Câu 8. Phản ứng nào sau đây xảy ra trong quá trình luyện gang mà không xảy ra trong quá trình luyện thép?

\(\begin{array}{l}A.\,F{e_3}{O_4} + CO \to FeO + C{O_2}\\B.\,C + {O_2} \to C{O_2}\\C.\,CaO + Si{O_2} \to CaSi{O_3}\\D.\,FeO + Mn \to Fe + MnO\end{array}\)

Câu 9. Oxi hóa hoàn toàn 10 gam một loại thép thường (chỉ chứa Fe và C) bằng axit nitric đặc nóng dư. Toàn bộ khí sinh ra hấp thụ vào dung dịch \(Ca{(OH)_2}\) dư thu được 0,7 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép là

A. 0,81%.

B. 0,84%.

C. 0,75%. 

D. 0,96%.

Câu 10. Dùng quặng manhetit chứa 80% \(F{e_3}{O_4}\) để luyện thành 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Quá trình sản xuất gang bị hao hụt 2%. Số tấn quặng đã dùng là

A. 1338,7 tấn.

B. 1311,9 tấn.

C. 1380,9 tấn.

D. 848,12 tấn.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 4 – Chương 7 – Hóa học 12

Câu 1. Cấu hình electron của \({}_{24}Cr\) là

\(\begin{array}{l}A.\,\left[ {Ar} \right]3{d^5}4{s^1}.\\B.\,\left[ {Ar} \right]3{d^4}4{s^2}.\\C.\,\left[ {Ar} \right]3{d^6}.\\D.\,\left[ {Ar} \right]4{s^2}3{d^4}.\end{array}\)

Câu 2. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Crom là kim loại có màu vàng da cam đẹp, dùng làm đồ trang sức.

B. Crom là kim loại cứng nhất có thể rạch được kim cương.

C. Các vật liệu kim loại được mạ Crom để tăng độ cứng.

D. Crom dùng để luyện các loại thép có độ cứng cao.

Câu 3. Phản ứng nào sau đây sai?

Câu 4. Giữa muối đicromat \((C{r_2}O_7^{2 - })\) và \((CrO_4^{2 - }),\) có màu vàng tươi, có cân bằng:

 

Hiện tượng xảy ra khi từ từ tới dư dung dịch xút loãng vào dung dịch \({K_2}C{r_2}{O_7}\) là

A. Thấy màu đỏ da cam nhạt dần do có sự pha loãng của dung dịch xút.

B. Không có hiện tượng gì lạ, vì không có phản ứng xảy ra.

C. Màu dung dịch trong ống nghiệm không đổi.

D. Dung dịch chuyển dần san màu vàng tươi.

Câu 5. Có thể phân biệt phend crom \(({K_2}S{O_4}.C{r_2}{(S{O_4})_3},24{H_2}O)\) và phèn sắt \(({K_2}S{O_4}.F{e_2}{(S{O_4})_3}.24{H_2}O)\) bằng thuốc thử là

A. \({H_2}O.\)                   B. dung dịch HCl.

C. dung dịch \(B{r_2}.\)     D. dung dịch NaOH.

Câu 6. Phần trăm khối lượng của crom trong một oxit crom là 68,421%. Nhận xét nào sau đây đúng về oxit này?

A. Có màu đỏ thẫm.

B. Có tính khử mạnh.

C. Không phản ứng với bột nhôm đốt nóng.

D. Là sản phẩm nhiệt phân \(Cr{(OH)_2}\) trong không khí.

Câu 7. Trong sơ đồ phản ứng sau:  \(Cr{O_3} \to X \to Cr \to Y \to C{r_2}{O_3}\). Các chất X, Y lần lượt là

\(\begin{array}{l}A.\,{K_2}C{r_2}{O_7},\,CrO.\\B.\,C{r_2}{O_3},\,C{r_2}{S_3}.\\C.\,{H_2}Cr{O_4},\,Cr{(OH)_3}.\\D.\,CrO,\,Cr{(N{O_3})_3}.\end{array}\)

Câu 8. Chất X tan trong \({H_2}S{O_4}\) đặc, nguội không tan trong HCl loãng. X tan được trong dung dịch kiềm đặc, dư cho dung dịch Y không màu. Thêm tiếp nước clo và Y thấy dung dịch chuyển màu vang. X là

\(\begin{array}{l}A.\,C{r_2}{O_3}\\C.\,Cr{(OH)_3}.\end{array}\)  \(\begin{array}{l}B.\,Cr.\\D.\,Cr{O_3}.\end{array}\)

Câu 9. Cho dung dịch chứa a mol \(CrC{l_3}\) tác dụng với dung dịch chứa 0,5 mol NaOH thu được 6,18 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,06.

B. 0,04.

C. 0,14. 

D. 0,167.

Câu 10. Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí (đktc). Khối lượng crom có trong hỗn hợp là

A. 0,065 gam.

B. 0,520 gam.

C. 0,560 gam.  

D. 1,015 gam.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 5 – Chương 7 – Hóa học 12

Câu 1. Cấu hình electron của ion đồng trong hợp chất màu đỏ gạch \(C{u_2}O\) là

\(\begin{array}{l}A.\,\left[ {Ar} \right]3{d^{10}}4{s^1}.\\B.\,\left[ {Ar} \right]3{d^9}4{s^1}.\,\\C.\,\left[ {Ar} \right]3{d^9}.\\D.\,\left[ {Ar} \right]3{d^{10}}.\,\,\end{array}\)

Câu 2. Trường hợp nào sau đây không thu được oxit của đồng?

A. Đun nóng \(Cu{(OH)_2}\) với dung dịch chứa HCHO và NaOH.

B. Nung nóng \(Cu{(N{O_3})_2}\) trong không khí.

C. Nung \(Cu{(OH)_2}\)trong khí quyển \({H_2}.\)

D. Đốt quặng \(C{u_2}S\) trong không khí.

Câu 3. Một hợp kim của đồng khi cho vào dung dịch \(HN{O_3}\) loãng thấy kim loại đồng bị hòa tan trước. Hớp kim đó là

A. đồng thau (Cu – Zn).

B. đồng bạch (Cu – Ni).

C. đồng thanh (Cu – Sn).

D. vàng tây (Cu – Au).

Câu 4. Phản ứng nào sau đây không đúng?

 

Câu 5. Trong sơ đồ sau: (mỗi mũi tên 1 phản ứng).

 

Chất X là

\(\begin{array}{l}A.\,CuC{l_2}.\\C.\,Cu{(N{O_3})_2}.\end{array}\)   

\(\begin{array}{l}B.\,CuS.\\D.\,C{u_2}O.\end{array}\)

Câu 6. Hóa chất dùng để phân biệt nước lẫn trong các hợp chất hữu cơ là

A. \(CuS{O_4}\) khan.

B. \(Cu{(OH)_2}/NaOH\) rắn.

C. CuO khan.

D. Cu.

Câu 7. Dung dịch nào dưới đây không hòa tan được kim loại Cu?

A. dung dịch \(N{H_3}\) đặc.

B. dung dịch \(FeC{l_3}\)

C. dung dịch hỗn hợp \(Cu{(N{O_3})_2}\) và HCl

D. dung dịch axit \(HN{O_3}\) loãng.

Câu 8. Khi cho từ từ dung dịch \(N{H_3}\) vào dung dịch chứa \(CuS{O_4}\) cho đế dư thì hiện tượng nào sau đây xảy ra?

A. Không thấy kết tủa xuất hiện.

B. Một thời gian mới xuất hiện kết tủa.

C. Có kết tủa keo xanh và không đổi.

D. Có kết tủa keo xanh sau tan dần.

Câu 9. Cho 19,2 gam Cu tác dụng hết với dung dịch \(HN{O_3}\), khí NO thu được đem hấp thụ vào nước cùng với dòng oxi để chuyển hết thành \(HN{O_3}\). Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia quá trình trên là

A. 2,24 lít.

B. 3,36 lít.

C. 4,48 lít

D. 6,72 lít.

Câu 10. Một vật bằng đồng có khối lượng 8,48 gam được ngâm trong dung dịch \(AgN{O_3}.\) Sau 1 thời gian lấy vật ra rửa sạch, làm khô cân nặng 10 gam. Khối lượng bạc phủ trên bề mặt của vật là

A. 1,52 gam.

B. 2,16 gam.

C. 1,08 gam.

D. 3,24 gam.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 6 – Chương 7 – Hóa học 12

Câu 1. Phản ứng nào sau đây đúng?

\(\begin{array}{l}A.\,Zn + {O_2} \to Zn{O_2}\\B.\,Pb + {O_2} \to Pb{O_2}\\C.\,Sn + {O_2} \to Sn{O_2}\\D.\,Ni + {O_2} \to Ni{O_2}\end{array}\)

Câu 2. Kim loại kẽm dùng để khử bạc từ phức \(Na\left[ {Ag{{(CN)}_2}} \right].\) Muốn loại bỏ hoàn toàn Zn dư người ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. Dung dịch \(CuS{O_4}.\) 

B. Dung dịch \(HN{O_3}\) loãng.

C. Dung dịch \({H_2}S{O_4}\) đặc nóng.

D. Dung dịch NaOH.

Câu 3. Để phân biệt các dung dịch \(Pb{(N{O_3})_2},\,Sn{(N{O_3})_2},\,Zn{(N{O_3})_2},\)\(\,Ca{(N{O_3})_2}\) người ta dùng dung dịch \(N{a_2}S.\) Hiện tượng quan sát được ở dung dịch \(Sn{(N{O_3})_2}\) là

A. kết tủa đen.

B. kết tủa trắng.

C. kết tủa nâu.

D. không kết tủa.

Câu 4. Ứng dụng nào sau đây không đúng với kim loại tương ứng?

A. Kẽm – sản xuất pin khô.

B. Thiếc – giấy gói bánh kẹo.

C. Chì – thiết bị ngăn phóng xạ.

D. Niken – sản xuất dây dẫn điện.

Câu 5. Ngâm một lá niken trong các dung dịch loãng các muối sau: \(MgC{l_2},NaCl,Cu{(N{O_3})_2},AlC{l_3},\)\(\,ZnC{l_2},Pb(N{O_2}).\) Niken sẽ khử được các muối

\(\begin{array}{l}A.\,AlC{l_3},ZnC{l_2},Pb{(N{O_3})_2}.\\B.\,Cu{(N{O_3})_2},Pb{(N{O_3})_2}.\\C.\,MgC{l_2},NaCl,Cu{(N{O_3})_2}.\\D.\,MgC{l_2},AlC{l_3},Pb{(N{O_3})_2}.\end{array}\)

Câu 6. Quá trình phóng điện (chiều thuận) và quá trình sạc điện (chiều nghịch) cả acquy chì diễn ra như sau: \(Pb + Pb{O_2} + 2{H_2}S{O_4} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2PbS{O_4} + 2{H_2}O\). Chất nào bị khử trong quá trình phóng điện?

\(\begin{array}{l}A.\,Pb.\\C.\,{H_2}S{O_4}.\end{array}\)

\(\begin{array}{l}B.\,Pb{O_2}.\\D.\,SO_4^{2 - }/{H^ + }\end{array}\)

Câu 7. Cho từ từ dung dịch kiềm dư vào dung dịch hỗn hợp \(Pb{(N{O_3})_2}\) và\(Zn{(N{O_3})_2}.\) Sau phản ứng

A. có kết tủa trắng keo.

B. có kết tủa sau đó kết tủa tan một phần.

C. dung dịch trong suốt.

D. có kết tủa xanh lam.

Câu 8. Vỏ đồ hộp đựng thực phẩm bằng sắt được mạ một lớp kim loại. Lớp mạ đó là

A. Zn; vì Zn có thể chịu ăn mòn thay cho sắt.

B. Sn: vì nếu đồ hộp bị ăn mòn thì Sn cũng không tan, không gây nhiễm độc.

C. Ag; vì Ag có tính diệt khuẩn.

D. Ni: vì Ni rất bền với nước và không khí ở nhiệt độ thường.

Câu 9. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Zn, ZnO bằng dung dịch \(HN{O_3}\) loãng, dư. Kết thúc thí nghiệm không có khí thoát ra, dung dịch thu được có chứa 8 gam \(N{H_4}N{O_3}\) và 113,4 gam \(Zn{(N{O_3})_2}\). Phần trăm số mol Zn có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 66,67%. 

B. 33,33%.

C. 16,66%.

D. 93,34%.

Câu 10. Nhiệt phân hoàn toàn một muối nitrat của kim loại M có hóa trị không đổi, được 8,8125 gam hợp chất rắn A và 12,69 gam hỗn hợp khí B. Kim loại M là

A. Ag (108).

B. Ni (59).

C. Zn (65).

D. Pb (207).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 7 – Chương 7 – Hóa học 12

Câu 1.Dung dịch nào sau đây không hòa tan được đồng kim loại Cu?

A. Dung dịch \(FeC{l_3}.\)

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch hỗn hợp \(NaN{O_3}\) và HCl.

D. Dung dịch axit \(HN{O_3}.\)

Câu 2. Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng hỗn hợp \(F{e_3}{O_4}\) và CuO đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra cho đi vào bình đựng dung dịch \(Ca{(OH)_2}\) dư thấy tạo ra 5 gam kêt tủa. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit kim loại ban đầu là

A. 3,12 gam. 

B. 3,22 gam.

C. 4,20 gam.

D. 3,92 gam.

Câu 3. Cho các cặp oxi hoa khử sau: \(F{e^{2 + }}/Fe;C{u^{2 + }}/Cu;F{e^{3 + }}/F{e^{2 + }}.\) Từ trái sang phải tính oxi hóa tăng dần theo thứ tự \(F{e^{2 + }};C{u^{2 + }};F{e^{3 + }},\) tính khử giảm dần theo thứ tự \(Fe,Cu,F{e^{2 + }}.\) Điều khẳng định nào sau đây đúng?

A. Fe có khả năng tan được trong các dung dịch \(FeC{l_3}\) và \(CuC{l_2}.\)

B. Đồng có thể than trong các dung dịch \(FeC{l_3}\) và \(CuC{l_2}.\)

C. Fe chỉ tan được trong các dung dịch \(CuC{l_2}.\)

D. Đồng chỉ tan trong dung dịch \(FeC{l_2}.\)

Câu 4. Ngâm một lá niken trong các dung dịch loãng các muối sau: \(MgC{l_2},NaCl,Cu{(N{O_3})_2},AlC{l_3},\)\(\,ZnC{l_2},Pb{(N{O_3})_2}.\) Niken sẽ khử được các muối

\(\begin{array}{l}A.\,AlC{l_3},ZnC{l_2},Pb{(N{O_3})_2}.\\B.\,Cu{(N{O_3})_2},Pb{(N{O_3})_2}.\\C.\,MgC{l_2},NaCl,Cu{(N{O_3})_2}.\\D.\,MgC{l_2},AlC{l_3},Pb{(N{O_3})_2}.\end{array}\)

Câu 5. Điện phân 200 ml dung dịch \(CuS{O_4}\) 0,5M một thời gian thấy thoát ra ở anot (cực dương) 2,24 lít khí (\(0^\circ C\); 2atm). Lấy catot (cực âm) ra cân lại thì khối lượng catot tăng

A. 6,4 gam.

B. 12,8 gam.

C. 25,6 gam.

D. 38,4 gam.

Câu 6. Cặp kim loại co tính chất bền trong không khí, nước nhờ có lớp màng oxit rất mỏng bền bảo vệ là

A. Fe, Al.

B. Fe, Cr.

C. Al, Cr.

D. Mn, Cr.

Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng sau:

X là chất nào sau đây?

\(\begin{array}{l}A.\,AgN{O_3}.\\C.\,CuS{O_4}.\end{array}\)   \(\begin{array}{l}B.\,{H_2}S{O_4}.\\D.{H_2}O.\end{array}\)

Câu 8. Dùng chất nào sau đây để phân biệt \(FeC{O_3},F{e_3}{O_4},A{l_2}{O_3}?\)

A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch \(HN{O_3}\) loãng. 

D. Dung dịch \({H_2}S{O_4}\) đặc nóng

Câu 9. Có bao nhiêu electron trong một ion \({}_{24}C{r^{3 + }}?\)

A. 21. 

B. 27.

C. 24.  

D. 52.

Câu 10. Hòa tan 10,4 gam crom bằng 200 gam dung dịch chứa HCl 18,25%. Sục không khí vào dung dịch sau phản ứng đến phản ứng hoàn toàn bỏ qua sự bay hơi của nước và sự hòa tan vật lý của các chất khí. Khối lượng dung dịch thu được là

A. 212 gam.  

B. 211,6 gam.

C. 209,8 gam. 

D. 210 gam.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”