Đề kiểm tra 45 phút - Chương V - Sinh 12

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương V - Sinh 12

Câu 1: Một ngành có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên có liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người được gọi là:

A. Di truyền                           B. Di truyền y học tư vấn

C. Giải phẫu học                     D. Di truyền và sinh lí học

Câu 2: Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người là do:

   A. Các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên

   B. Ô nhiễm môi trường sống

   C. Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào

   D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Câu dưới đây có nội dung đúng là:

   A. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ nam                          B. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ nữ

   C. Bệnh Đao có thể xảy ra ở cả nam và nữ                        D. Bệnh Đao chỉ có ở người lớn

Câu 4: Bệnh di truyền xảy ra do đột biến từ gen trội thành gen lặn (còn gọi là đột biến gen lặn) là:

   A. Bệnh máu không đông và bệnh Đao

   B. Bệnh Đao và bệnh Bạch tạng

   C. Bệnh máu không đông và bệnh bạch tạng

   D. Bệnh Tơcnơ và bệnh Đao

Câu 5: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh bạch tạng thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là:

   A. 25%                    B. 50%                                    C. 75%                        D. 100%

Câu 6: Bệnh mù màu xanh lục do gene lặn a trên NST X quy định, gene A quy định màu mắt bình thườngbình thường, NST Y không mang gene tương ứng. Trong một gia đình, P bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là:    1049

A. 12,5%    B. 6,25%    C. 50%      D. 25%

Câu 7: Ở người do các gene quy định tính trạng hình dạng tóc và màu da phân li độc lập và nằm trên NST thường. Bố và mẹ đều có KH tóc xoăn, da bình thường sinh được đứa con có KH tóc thẳng, da bạch tạng. Kết luận nào sau đây đúng? Biết quá trình giảm phân và thụ tinh ở P đều bình thường.                    

A. P đều dị hợp về 2 cặp gene.                     

B. P đều có KG đồng hợp.

C. Đều có dị hợp 1 cặp gene.

D. Một người dị hợp 2 cặp gene, người còn lại mang gene đồng hợp.

Câu 8: : U ác tính khác với u lành như thế nào?   

A. Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào.   

B. Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào.    

C. Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u.   

D. Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u.

Câu 9: Dạng ĐB cấu trúc NST gây bệnh ung thư máu ở người là: 

A. Lặp đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22            B. Mất đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22

C. Chuyển đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22      D. Đảo đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22 

Câu 10: Để xác định vai trò của yếu tố di truyền và ngoại cảnh đối với sự biểu hiện tính trạng người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu  

A. trẻ đồng sinh.                                             B. phả hệ.                                 

C. di truyền học phân tử.                                D. di truyền quần thể.       

Câu 11: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người? 

(1) Hội chứng Etuôt.                                                               (2) Hội chứng Patau.

(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)             (4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.    

(5) Bệnh máu khó đông.             (6) Bệnh ung thư máu.        (7) Bệnh tâm thần phân liệt. 

Phương án đúng là :

A. (1), (2), (6).            B. (1), (3), (5).             C.(3), (4), (7).              D. (2), (6), (7).

Câu 12: : Phát biểu nào sau đây không đúng về người đồng sinh ? 

A. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh cùng trứng. 

B. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng khiếu. 

C. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó do KG quy định là chủ yếu. 

D. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

Câu 13: : Ở người, bệnh mù màu xanh lục (Xm), mắt bình thường (XM). P sinh được các con, có con gái và con trai bình thường, có con gái, con trai mù màu. KG của bố và mẹ là  

A. XMY, XMXm.                                    B. XMY, XmXm.                       

C. XmY, XMXm.                                                D. XmY, XMXM.

Câu 14: Ở người, bệnh máu khó đông do ĐB gene lặn trên NST giới tính X gây nên. Người phụ nữ bình thường nhưng mang gene gây bệnh kết hôn với người bình thường thì khả năng sinh con trai đầu lòng bị bệnh là            

A..0%                            B. 50%.                        C. 75%.                     D..25%

Câu 15: : Cặp P sau đây có thể sinh được con có nhóm máu AB là:

A. P: IAIB x IOIO            B. P: IBIB x IBIO            C. P: IAIA x IAI          D. P: IAIO x IBIO

Câu 16: Người ta thường nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì:   

A. bệnh do ĐB gene trội nằm trên NST Y             B. bệnh do ĐB gene lặn nằm trên NST Y   

C. bệnh do ĐB gene trội nằm trên NST X              D. bệnh do ĐB gene lặn nằm trên NST X

Câu 17: Di truyền y học đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ung thư ở cơ chế phân tử đều liên quan tới biến đổi

A. cấu trúc của NST.      B. cấu trúc của ADN.     C. số lượng NST.            D. môi trường sống.

Câu 18: Bệnh máu khó đông ở người do gene ĐB lặn a nằm trên NST giới tính X qui định. Gene A qui định máu đông bình thường. KG và KH của P là trường hợp nào sau đây để tất cả con trai và con gái đều có KH máu đông bình thường ?    

A. XAXa (bình thường)  x  XaY (bệnh).    B. XAXa (bình thường)  x  XAY (bình thường).       

C. XaXa (bệnh)  x  XAY (bình thường).     D. XAXA (bình thường)  x  XaY (bệnh).

Câu 19: Ở người, những hội chứng nào sau đây là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thường?          

A. Hội chứng Patau và hội chứng Etuôt.      

B. Hội chứng Down và hội chứng Klinefelter

C. Hội chứng Etuôt và hội chứng Klinefelter

D. Hội chứng Down và hội chứng Turner

Câu 20: Ở người bệnh mù màu là do gene lặn m nằm trên NST X quy định, gene này không có allele tương ứng trên Y. Người vợ có P đều mù màu. Người chồng có bố mù màu, mẹ không mang gene gây bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?              

A. Tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh

B. Tất cả con trai, con gái đều bị bệnh    

C. 1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu, 1/2 con trai không mù màu   

D. Tất cả con trai mù màu, 1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu.

Câu 21: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu.
(2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai.
(4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ.
(6) Bệnh máu khó đông.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:

A. (1), (2), (5).             B. (2), (3), (4), (6).      C. (1), (2), (4), (6).      D. (3), (4), (5), (6).

Câu 22: Biểu hiện của các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người như: 
(1) Bệnh mù màu.                                                       (2) Bệnh ung thư máu.  
(3) Tật có túm lông ở vành tai.                                   (4) Hội chứng Đao.  
(5) Hội chứng Tơcnơ.                                                 (6) Bệnh máu khó đông.  
Được phát hiện bằng phương pháp: 

A. Nghiên cứu di truyền quần thể.                 B. Sinh học phân tử và sinh học tế bào.        

C. Phả hệ.                                                        D. Quan sát, nghiên cứu kiểu hình đột biến.

Câu 23:

 

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai allele của một gene quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là  

A. 1/3                          B. 1/8                          C. 1/6                          D. 1/4

Câu 24: Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen m nằm trên NST X, không có allele trên Y. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, phía chồng có bố bị bạch tạng, phía vợ có em trai bị máu khó đông và mẹ bị bạch tạng, còn những người khác đều bình thường. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con mang hai bệnh trên là     

A. 1/16                    B. 1/8                                          C. 1/32                     D. 1/64 

Câu 25: Ở người, gene quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau            

 

 Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III10 – III11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa còn đầu lòng không mang alen lặn về hai gene trên là 

A. 4/9                          B. 1/6                           C. 1/8                         D. 1/3 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương V - Sinh 12

Câu 1: Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta qui định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi:

   A. 5 đời

   B. 4 đời

   C. 3 đời

   D. 2 đời

Câu 2: Phát biểu dưới đây có nội dung đúng là:

   A. Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố

   B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ

   C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ

   D. Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 -24

Câu 3: Tại sao phải dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyền người?

   A. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao

   B. Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người

   C. Người đẻ ít con và sinh sản chậm

   D. Cả A, B và C

Câu 4: Hai người được sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh thì có nên kết hôn với nhau không?

   A. Không nên kết hôn với nhau

   B. Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh có con câm điếc (xác suất tới 25%)

   C. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có con câm điếc

   D. Cả A, B và C

Câu 5: Tính trạng nào sau đây ở người, do gen trên NST giới tính quy định?

1. Bệnh mù màu.

2. Bệnh bạch tạng.

3. Dị tật dính ngón tay số 2 và 3 bằng màng nối.

4. Bệnh máu khó đông.

5. Bênh đái đường.

Số phương án đúng là:

   A. 2

   B. 3

   C. 4

   D. 5

Câu 6: Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ

   A. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ ở thế hệ sau.

   B. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và cách chữa trị có xuất hiện ở đời sau.

   C. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

   D. chẩn đoán về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

Câu 7: Bệnh, tật di truyền là

   A. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh chỉ do sai sót trong bộ gen hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

   B. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể, bộ gen hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

   C. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

   D. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể và bộ gen.

Câu 8: Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lồng bị bạch tạng. Từ hiện tượng này có thể rút ra kết luận

   A. Cả bố và mẹ đều mang gen bệnh.

   B. Muốn đứa con tiếp không bị bệnh phải có chế độ ăn kiêng thích hợp.

   C. Muốn đứa con thứ hai không bị bệnh, phải nghiên cứu di truyền tế bào của thai nhi.

   D. Nếu sinh con tiếp, đứa trẻ sẽ lại bị bạch tạng.

Câu 9: Đồng sinh là hiện tượng:

   A. Mẹ chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh của mẹ.

   B. Nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

   C. Có 3 con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

   D. Chỉ sinh một con.

Câu 10: Ở người, bệnh hoặc hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc NST?

(1) Hội chứng Etuot

(2) Hội chứng tiếng mèo kêu

(3) Bệnh ung thư máu ác tính

(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm

(5) Bệnh pheninketo niệu

A.  (1), (2), (3), (4), (5).

B. (2), (3), (5).

C. (2), (3), (4).

D.  (2), (3).

Câu 11: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:

(1) Bệnh bạch tạng

(2) Bệnh pheninketo niệu

(3) Bệnh ung thư máu

(4) Hội chứng mèo kêu

(5) Hội chứng Down

(6) Tật đinh ngón tay 2, 3

Có bao nhiêu trường hợp gây ra bởi đột biến nhiễm sắc thể?

A. 6

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hội chứng Đao ở người?

A. Hội chứng Đao thường gặp ở nữ, ít gặp ở nam

B.  Người mắc hội chứng Đao vẫn có khả năng sinh sản bình thường

C. Người mắc hội chứng Đao có 3 NST số 21

D. Tuổi mẹ càng cao thì xác suất sinh con mắc hội chứng Đao càng thấp

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bệnh ung thư ở người?

A. Bệnh ung thư thường liên quan đến những đột biến gen và đột biến NST

B. Sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính

C.  Trong hệ gen người,các gen tiền ung thư đều là những gen có hại

D. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính             

Câu 14: Người mắc hội chứng nào sau đây thuộc thể ba (2n + 1)?

A. Hội chứng HIV/AIDS

B. Hội chứng Đao

C.  Hội chứng Tớcnơ

D. Hội chứng Lao

Câu 15: Cho các phát biểu sau:

(1) Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở người do gen lặn trên NST giới tính quy định

(2) Tật có túm lông ở tai và tật dính ngón tay 2, 3 ở người có hiện tượng di truyền thẳng

(3) Bệnh pheninketo niệu do gen lặn nằm trên NST thường quy định

(4) Hội chứng mèo kêu và hội chứng Đao là do đột biến số lượng NST gây nên

(5) Nguyên nhân và cơ chế gây ung thư còn chưa hoàn toàn sáng tỏ

Số phát biểu đúng là?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 16: Khi nói về bệnh di truyền phân tử, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Bệnh di truyền phân tử là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử

B. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm liên quan đến đột biến cấu trúc NST

C. Bệnh Phêninkêtô niệu gây ra do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa pheninalanin thành tiroxin

D.  Hội chứng tiếng mèo kêu do đột biến cấu trúc NST, mất đoạn cánh ngắn NST số 5

Câu 17: cho các phương pháp sau:

(1) Nghiên cứu trẻ đồng sinh

(2) Nghiên cứu tế bào

(3) Lai và gây đột biến

(4) Nghiên cứu phả hệ

Những phương pháp được áp dụng trong nghiên cứu di truyền học người là?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 18: Cho các phát biểu sau:

(1) Phương pháp nghiên cứu phả hệ phải nghiên cứu ít nhất 2 đời

(2) Liệu pháp gen mở ra những triển vọng trong nghiên cứu chữa trị bệnh HIV

(3) Di truyền học tư vấn dựa trên cơ sở của kết quả lai phân tích

(4) Liệu pháp gen là kĩ thuật trong tương lai nhằm mục đich phục hồi chức năng của tế bào, khắc phục sai hỏng nhưng không thể thêm chức năng mới cho tế bào

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 19: Người đàn ông có nhóm máu AB, lấy vợ nhóm máu A. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Họ có thể sinh con có nhóm máu AB và A

B. Họ không thể sinh con có nhóm máu O

C. Họ có thế sinh con nhóm máu A có kiểu gen \(I^AI^O\) với xác suất 25%

D. Họ có thể sinh con nhóm máu B với xác suất 12,5%

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

(1) Vật chất di truyền của virut HIV được cài xen vào hệ gen người

(2) Hệ gen của virut HIV rất dễ bị đột biến

(3) HIV gây suy giảm hệ thống miễn dịch ở người

(4) HIV có khả năng tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu

(5) Virut HIV kí sinh vào trong các tế bào bạch cầu

Có bao nhiêu phát biểu đúng nói về những khó khăn trong công tác tạo vắc xin phòng bệnh AIDS?

A. 1, 2, 3, 4, 5

B. 1, 2, 4

C. 1, 3, 5

D. 1, 2

Câu 21: Những phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về chỉ số IQ?

(1) Chỉ số IQ là chỉ số đánh giá sự trưởng thành của con người

(2) Chỉ số IQ là chỉ số đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ của con người

(3) Chỉ số IQ được tính bằng số tuổi khôn chia cho tuổi thực nhân với 100%100%

(4) Tính di truyền có ảnh hưởng nhất định đến khả năng trí tuệ và không phụ thuộc vào điều kiện môi trường

A. 1, 3, 4

B. 1, 2, 3, 4

C. 2, 3 

D. 2, 3, 4

Câu 22: Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tư vấn di truyền có vai trò giảm bớt được gánh nặng di truyền cho gia đình và xã hội vì những trẻ tật nguyền.

B. Trong tư vấn di truyền để có kết quả chính xác cần xây dựng phả hệ của người bệnh mà không cần chuẩn đoán bệnh

C. Thời gian thực hiện tư vấn di truyền thích hợp nhất trước khi kết hôn và sau khi có thai

D. Hai kĩ thuật được sử dụng phổ biến trong sàng lọc trước sinh chính là chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai

Câu 23: Để phát hiện sớm bệnh phêninketo niệu người ta đã sử dụng kĩ thuật nào sau đây?

A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường.

B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích protein.

C. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X.

D. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi phân tích ADN.

Câu 24: Ở hai trẻ đồng sinh, yếu tố nào sau đây là biểu hiện của đồng sinh cùng trứng:

   A. Giới tính 1 nam, 1 nữ khác nhau.

   B. Ngoại hình không giống nhau.

   C. Có cùng một giới tính.

   D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 25: Biểu hiện ở bệnh bạch tạng là:

   A. Thường bị mất trí nhớ

   B. Rối loạn hoạt động sinh dục và không có con

   C. Thường bị chết sớm

   D. Da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sắc tố

Câu 26: Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Tơcnơ là:

   A. Các bộ phận trên cơ thể phát triển bình thường

   B. Thường có con bình thường

   C. Thường chết sớm và mất trí nhớ

   D. Có khả năng hoạt động tình dục bình thường

Câu 27: Kí hiệu NST của người bị bệnh Claiphento là:

   A. XXY                              B. XXX                       C. XO                                    D. YO

Câu 28: Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông do 2 gen lặn trên nhiễm sắc thể X qui định, cách nhau 12cM. Cho phả hệ

 

Trong các người con ở thế hệ thứ III, người nào chắc chắn là kết quả của hoán vị gen? Xác suất để người phụ nữ II -1 sinh con bị 2 bệnh là bao nhiêu? Câu trả lời đúng lần lượt là: 

Câu 29: Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình ở người nữ chỉ bị mù màu?

A. aa XBXB, Aa XBXB, AA XBXb.                 B. Aa XbXb, aa XbXb.

C. Aa XBXb, aa XBXb.                                   D. AA XbXb, Aa XbXb.

Câu 30: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một tính trạng trong một gia đình: Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biếu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

 

(1). Có 12 người trong phả hệ có  thể xác định chính xác được kiểu gen từ các thông tin có trong phả hệ.

(2). Những người không mắc bệnh là những người không mang alen gây bệnh

(3). Gen chi phối tính trạng bệnh nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y do tỷ lệ bị bệnh ở nam giới xuất hiện ít hơn.

(4). Ở thế hệ thứ 2, cặp vợ chồng không bị bệnh có ít nhất một người có kiểu gen dị hợp.

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương V - Sinh 12

Câu 1: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?

A. Ung thư máu.

B. Đao.

C. Claiphentơ.

D. Thiếu máu hình liềm.

Câu 2: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:

A. đột biến gen trội nằm ở NST thường.

B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường.

C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X.

D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y

Câu 3: Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do

A. các đột biến gen.

B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

C. tế bào bị đột biến xôma.

D. tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào.

Câu 4: Ở người, ung thư di căn là hiện tượng

A. di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể.

B. tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể.

C. một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u.

D. tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào.

Câu 5: Những rối loạn trong phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính khi giảm phân hình thành giao tử ở người mẹ, theo dự đoán ở đời con có thể xuất hiện hội chứng

A. 3X, Claiphentơ.

B. Tơcnơ, 3X.

C. Claiphentơ.

D. Claiphentơ, Tơcnơ, 3X.

Câu 6: Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh di truyền nào dưới đây?

A. Hội chứng Đao.

B. Hội chứng Tơcnơ.

C. Hội chứng Claiphentơ.

D. Bệnh phêninkêtô niệu.

Câu 7: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra

A. tính chất của nước ối.

B. tế bào tử cung của ngưới mẹ.

C. tế bào phôi bong ra trong nước ối.

D. nhóm máu của thai nhi.

Câu 8: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?

A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.

B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử.

C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử.

D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên.

Câu 9: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các

A. đột biến NST.         B. đột biến gen.           C. biến dị tổ hợp.         D. biến dị di truyền.

Câu 10: Hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u và sau đó di căn được gọi là

A. ung thư.                  B. bướu độc.                C. tế bào độc.              D. tế bào hoại tử

Câu 11: Bệnh máu khó đông ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp

A. nghiên cứu phả hệ.                                     B. nghiên cứu di truyền quần thể.

C. xét nghiệm ADN.                           D. nghiên cứu tế bào học

Câu 12: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố mẹ có mang gen tiềm ẩn, thì xác suất con của họ bị mắc bệnh này là

A. 1/2.                         B. 1/4.                          C. 1/6.                          D. 1/8.

Câu 13: Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Xác suất sinh người con trai da bạch tạng này là bao nhiêu?

A. 37,5%                    B. 25%                        C. 12,5%                     D. 50%

Câu 14: Ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn a trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Bố mẹ có kiểu gen nào mà sinh con gái mắc bệnh với tỉ lệ 50%?

A. XaXa x XaY                         B. XAXA x XaY              C. XAXa x XAY              D. XAXa x XaY

Câu 15: Ở người, gen M quy định mắt phân biệt màu bình thường, alen đột biến m quy định bệnh mù màu, các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X di truyền liên kết với giới tính. Nếu bố có kiểu gen XMY, mẹ có kiểu gen XMXm thì khả năng sinh con trai bệnh mù màu của họ là:

A. 25%                       B. 12,5%                     C. 6,25%                     D. 50%

Câu 16: Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên.

A. (1)XX, (2)XYA, (3)XYA, (4)XX, (5)XYA.

B. (1)XaXa, (2)XAY, (3)XAY, (4)XaXa, (5)XAY.

C. (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY.

D. (1)XX, (2)XYa, (3)XYa, (4)XX, (5)XYa.

Câu 17: Mục đích của liệu pháp gen là nhằm

A. phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô.

B. khắc phục các sai hỏng di truyền.

C. thêm chức năng mới cho tế bào.

D. cả A, B và C

Câu 18: Bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh, mẹ mang gen tiềm ẩn, nếu sinh con trai, khả năng mắc bệnh này bao nhiêu so với tổng số con?

A. 12,5%.                   B. 25%.                       C. 50%.                       D. 75%.

Câu 19: Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là

A. liệu pháp gen.

B. thêm chức năng cho tế bào.

C. phục hồi chức năng của gen.

D. khắc phục sai hỏng di truyền.

Câu 20: Di truyền Y học tư vấn dựa trên cơ sở:

A. cần xác minh bệnh tật có di truyền hay không.

B. sử dụng các phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.

C. xét nghiệm, chuẩn đoán trước sinh.

D. cả A, B và C đúng.

Câu 21: Di truyền học tư vấn nhằm chẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kỳ

A. trước sinh.              B. sắp sinh.                  C. mới sinh.                 D. sau sinh.

Câu 22: Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X. Có mấy kiểu gen biểu hiện bệnh ở người?

A. 1.                            B. 2.                             C. 3.                             D. 4.

Câu 23: Với XH: Bình thường, Xh: máu khó đông. Để sinh được con gái, con trai đảm bảo không bị bệnh bị máu khó đông. Kiểu gen của bố và mẹ có thể là

A. Bố: XhY, mẹ: XHXH                          B. Bố: XHY, mẹ: XhXh

C. Bố: XhY, mẹ: XHXh                          D. Bố: XHY, mẹ: XHXh

Câu 24: Điều không đúng về liệu pháp gen là

A. việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến.

B. dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.

C. có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành.

D. nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học.

Câu 25: Ở người bệnh Đao (thừa 1 NST 21) thường gặp hơn các NST khác vì

A. NST 21 dễ bị đột biến, bệnh Đao dễ phát hiện.

B. Bệnh Đao gây hậu quả lớn, nghiêm trọng.

C. NST 21 lớn, chứa nhiều gen nên dễ bị đột biến.

D. NST 21 nhỏ, chứa ít gen nên khi tế bào dư một NST 21 ít gây hậu quả nghiêm trọng.

Câu 26: Người vợ có bố bị mù màu, mẹ không mang gen gây bệnh này. Người chồng có bố bình thường và mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?

A. Tất cả con trai, gái không bị bệnh.

B. Tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh.

C. ½ con gái mù màu, ½ con gái bình thường, ½ con trai mù màu, ½ con trai bình thường.

D. Tất cả con gái bình thường, ½ con trai bình thường, ½ con trai mù màu.

Câu 27: Chỉ số IQ được xác định bằng

A. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học

B. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100

C. số trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100

D. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100

Câu 28: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một allele lặn nằm trên nhiễm sắc thểthường quy định, allele trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh?

 

A. 8/9                          B. 3/4                           C. 7/8                           D. 5/6

Câu 29: Cho phả hệ sau, hãy xác định bản chất di truyền của bệnh tật di truyền trong hình bên?

A. Bệnh do gene lặn nằm trên NST thường quy định.

B. Bệnh do gene trội nằm trên NST thường quy định.

C. Bệnh do gene lặn nằm trên NST X quy định.

D. Bệnh do gene nằm trong ty thể quy định. 

Câu 30: Bệnh P được quy định bởi gene trội nằm trên NST thường; bệnh Q được quy định bởi gene lặn nằm trên NST giới tính X, không có allele tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là

A. 6.25%                    B. 25%                                    C. 12,5%                     D. 50%

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương V - Sinh 12

Câu 1: Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không đuợc áp dụng để nghiên cứu di truyền học người:

A) Phương pháp nghiên cứu phả hệ                 B) Phương pháp lai phân tích

C) Phương pháp di truyền tế bào                     D) Phưong pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh

Câu 2: Hiện nay người ta hiểu biết khá nhiều về những quy luật di truyền ở người nhờ phương pháp:

A) Phương pháp nghiên cứu phả hệ                 B) Phương pháp lai phân tích

C) Phưong pháp lai thuận nghịch                     D) Phương pháp di truyền giống lai

Câu 3: Việc nghiên cứu phả hệ được thực hiện nhằm mục đích

A) Theo dõi sự di truyền của  một tính trạng nào dưới đây ở người là tính trạng trội:

B) Phân tích được tính trạng hay bệnh có di truyền không và nếu có thì quy luật di truyền của nó như thế nào

C) Xác đình tính trạng hay bềnh di truyền liên kết với nhiễm sắc thể thể giới tình hay không

D) tất cả đều đúng

Câu 4: Qua nghiên cứu phả hệ tính trạng nào đươi đây ở nguời là tính trạng lặn

A) Da đen                   B) Tóc thẳng                C) Môi dày                  D) Lông mi dày

Câu 5: Qua nghiên cứu phả hệ tính trạng nào đươi đây ở người là tính trạng trội:

A) Da trắng                 B) Tóc thẳng                C) Môi mỏng               D) Lông mi dài

Câu 6: Qua nghiên cứu phả hệ bênh nào dưới đây ở người là di truyền theo kiểu đột biến gen trội A) Bạch tạng                   B) điếc di truyền          C) tật 6 ngón tay          D) Câm, điếc bẩm sinh

Câu 7: Quan sát phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh qua 3 thế hệ:

 

A) Đột biến gen lặn trên NST thường                           B) Đột biến gen lặn trên NST thưòng

C) Đột biến gen lặn trên NST giới tính X                     D) Đột biến gen trội trên NST giới tính X

Câu 8: Quan sát phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh qua 4 thế hệ:

 

A) Đột biến gen lặn trên NST thường                          B) Đột biến gen trên NST giới tính Y

C) Đột biến gen trội trên NST thường                          D) Đột biến gen trội trên NST giới tính X

Câu 9: Hội chứng Đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp

A) Nghiên cứu phả hệ                                                 B) Nghiên cứu tế bào

C) Di truyền hoá sinh                                      D) Nghiên cứu trẻ đồng sinh

Câu 10: Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây cho phép phát hội chứng claiphentơ ở người

A) Nghiên cứu trẻ đồng sinh                           B) Nghiên cứu phả hệ

C) Nghiên cứu tế bào                                      D) Di truyền hoá sinh

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây không chính xác

A) Các trẻ đồng sinh khác trứng có chất liệu di truyền tương tự như các anh chị em sinh ra trong những lần sinh khác nhau của cùng một bố mẹ

B) Các trẻ đồng sinh cùng trứng luôn luôn cùng giới

C) Các trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ các trứng khác nhau, nhưng được thụ tinh từ một tinh trùng

D) Các trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác giới hoặc cùng giới

Câu 12: Hai trẻ sinh đôi cùng trứng là kết quả quá trình

A) Thụ tinh giữa một tinh trùng và hai trứng sau đó hợp tử tách thành hai tế bào, mỗi tế bào phát triển thành một cơ thể

B) thụ tinh giữa hai tinh trùng và một trứng sau đó hợp tử tách thành hai tế bào, mỗi tế bào phát triển thành một cơ thể

C) thụ tinh giữa một trứng và một tinh trùng nhưng sau đó hợp tử tách thành hai tế bào phát triển thành một cơ thể

D) thụ tinh giữa hai trứng với hai tinh trùng trong cùng một lần mang thai sau đó mỗi hợp tử phát triển thành một cơ thể

Câu 13: Bệnh bạch tạng ở người gây ra do

A) thiếu sắc tố mêlanin

B) Không có khả năng tổng hợp enzym tirôzinaza

C) Tirôzin không thể biến thành sắc tố mêlanin

D) tất cả đều đúng

Câu 14: Đối với một bện di truyền do gen đột biến lặn nằm trên NST thường, nếu bố mẹ bình thường, nhưng mang gen bệnh thì tỉ lệ con của họ không mắc bệnh sẽ là:

A) 50%                       B) 0%                          C) 25%                        D) 75%

Câu 15: Đối với một bệnh di truyền do gen đột biến trội nằm trên NST thường, nếu một trong hai bố mẹ bình thường, người kia mắc bệnh thì tỉ lệ con của họ mắc bệnh sẽ là: 

A) 50%                       B) O%                         C) 25%                        D) 75%

Câu 16: Nội dung dưới đây nói về bệnh khó đông ở người là không đúng`

A) Bệnh do một đột biến gen lặn trên NST X gây ra

B) Máu của người này bị thiếu chất sinh sợi huyết nên không bị tổn thương chảy máu, máu sẽ không đông được

C) Bệnh gặp phổ biến ở người nam, rất hiếm gặp ở nữ

D) Đây là bệnh di truyền duy nhất có  thể chữa được

Câu 17: Để điều trị cho người mắc bềnh máu khó đông, người ta đã:

A) Sửa chữa cấu trúc của gen đột biến

B) Thay gen đột biến bằng gen bình thường

C) Tiêm chất sinh sợi huyết

D) Làm mất đoạn NST chứa gen đột biến

Câu 18: Hai trẻ đồng sinh cùng trứng có kiểu gen và giới tính giống nhau vì:

A) Do hợp tử tình cờ mang vật chất di truyền hoàn toàn giống nhau

B) Do phân bào nguyên nhiễm nên từ hợp tử đã cho ra các phôi bào giống hệt nhau về phương diện di truyền

C) Do giảm phân nên hai hợp tử đã cho ra các phôi bào giống hệt nhau về phương diện di truyền

D) A và B đúng

Câu 19: Trên phả hệ của một bệnh di truyền do gen lặn trên nhiễm sắc thể(NST) giới tính X và một bệnh di truyền do trên NST Y đều thấy biểu hiện ở nam. Làm thế nào để phân biệt hai hiện tượng này:

A) ở bệnh do gen đột biến trên NST Y bố mắc bệnh sẽ truyền lại cho tất cả con trai 

B) ở bệnh do gen đột biến trên NST Y bố không mắc bệnh sẽ không bao giờ có con mắc bệnh

C) ở bệnh do gen đột biến trên NST Y sẽ không bao giờ có con gái mắc bệnh   

D) tất cả đều đúng

câu 20: Phương pháp nghiên cứu tế bào không thể nghiên cứu  loại bệnh di truyền nào của người:

A) Bệnh do đột biến cấu trúc NST

B) bệnh do đột biến cấu trúc NST dạng đảo đoạn hay chuyển đoạn tương hỗ

C) Bệnh do đột biến gen

D) Bệnh do bất thường số lượng NST

Câu 21: Phương pháp phả hệ không thể nghiên cứu đặc tính nào dưới đây ở các tính trạng hoặc bệnh của người

A) Xác định bệnh hoặc các tính trạngdi truyền hay không di truyền

B) Xác định vai trò của môi trường trong quá trình hình thành bệnh hoặ tính trạng

C) Xác định bệnh di truyền kiểu đơn gen hay đa gen

D) Xác định kiểu di truyền theo kiểu gen đột biến trên NST thường hay liên kết với giới tính

Câu 22: Khi nhuộm tế bào của một người bị bệnh di truyền ta thấy NST(NST 21) có ba cái giống nhau, NST giới tính gồm ba chiếc trong đó có hai chiếc giống nhau, đây là trưòng hợp:

A) người nữ mắc hội chứng Đao

B) người nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3 NST X

C) người nam mắc hội chứng Đao

D) người nam vừa mắc hội chứng Đao  vừa mắc hội chứng Claiphentơ

Câu 23: một bác sĩ cho rằng một bệnh nhân của ông ta mắc bệnh Claiphento, làm thế nào để khẳng định chuẩn đoán của bác sĩ:

A) Căn cứ trên đặc điểm kiểu hình của bệnh nhân

B) Sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào 

C) Sử dụng phương pháp nghiên cưú phả hệ

D) Sử dụng phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh

Câu 24: Bệnh bách tạng là một bệnh do đột biến gen…(T: trội; L: lặn) trên NST (T: thường; G: giới tính) gây ra. Người bệnh không có khả năng tổng hợp enzym tirôzinnaza xúc tác cho việc biến đổi…(TM: tirôzin thành sắc tố mêlanin; MT: mêlanin thành tirôzin) nên người bệnh có tóc da lông trắng, mắt hồng

A) L; T; TM                B) L; T; MT                 C) L; G; TM                D) T; G; MT

Câu 25: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 NST và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là       

A. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các NST trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST giống nhau về hình dạng và kích thước.

B. số NST trong tế bào là bội số của 4 nên bộ NST 1n = 10 và 4n = 40.

C. các NST tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.

D.cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt

Câu 26: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?             

(1) Hội chứng Etuôt.    

(2) Hội chứng Patau. 

(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)     

(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.    

(5) Bệnh máu khó đông.                                                                

(6) Bệnh ung thư máu. 

(7) Bệnh tâm thần phân liệt. 

Phương án đúng là :

A. (1), (2), (6).            B. (1), (3), (5).             C. (2), (6), (7).             D. (3), (4), (7). 

Câu 27: Phương pháp nghiên cứu phả hệ không xác định được      

A. tóc quăn trội hơn tóc thẳng.                      B. bệnh bạch tạng liên kết với giới tính.

C. hội chứng Down do thừa 1 NST 21.         D. khả năng di truyền trí tuệ.

Câu 28: Ở người, bệnh máu khó đông (Xa), máu đông bình thường (XA). Bố và con trai đều bị máu khó đông, mẹ bình thường. Chắc chắn con trai bị máu khó đông đã tiếp nhận Xa từ   

A. mẹ.                          B. bố.                         C. ông nội.                     D. ông ngoại.

Câu 29: Bệnh mù màu ở người do ĐB gene lặn m nằm trên nhiếm sắc thể giới tính X (Xm) gây nên. Một gia đình, cả bố và mẹ đều nhìn màu bình thường  sinh ra một người con mắc hội chứng Turner và mù màu. Biết không xảy ra đột biến gene. KG của người con này là   

A. OXm.                    B. XmXmY.                   C. XmXmXm.                 D. XmY.

Câu 30: Ở người, gene H quy định tính trạng máu bình thường, h quy định tính trạng máu khó đông. Một cặp vợ chồng, vợ bình thường, chồng bệnh máu khó đông nhưng sinh con trai mắc bệnh Klinefelter và bị máu khó đông. KG của P là gì, ĐB dị bội xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở bố hay mẹ?   

A. XHXH x XhY, ĐB xảy ra ở bố.                  B. XHXh x XhY, ĐB xảy ra ở bố. 

C. XhXh x XHY, ĐB xảy ra ở mẹ.                  D. XHXH x XhY, ĐB xảy ra ở mẹ.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương V - Sinh 12

Câu 1: Cho các bệnh và hội chứng ở người

1. Ung thư máu

2. Hồng cầu hình liềm

3. Bạch tạng

4. Hội chứng Đao

5. Máu khó đông

6. Hội chứng Tơcnơ

7. Hội chứng Claiphentơ

8. Bệnh mù màu

9. Bệnh phenyl keto niệu

Số bệnh và hội chứng do đột biến NST là:

A. 4                                         B. 3                                         C. 5                             D. 6

Câu 2: Biểu hiện của các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người như: 
(1) Bệnh mù màu.                                                       (2) Bệnh ung thư máu.  
(3) Tật có túm lông ở vành tai.                                   (4) Hội chứng Đao.  
(5) Hội chứng Tơcnơ.                                            (6) Bệnh máu khó đông.  
Được phát hiện bằng phương pháp: 

A. Nghiên cứu di truyền quần thể.                 B. Sinh học phân tử và sinh học tế bào.        

C. Phả hệ.                                                        D. Quan sát, nghiên cứu kiểu hình đột biến

Câu 3: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu.
(2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai.
(4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ.
(6) Bệnh máu khó đông.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:

A. (1), (2), (5).             B. (2), (3), (4), (6).      C. (1), (2), (4), (6).      D. (3), (4), (5), (6).

Câu 4: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh bạch tạng thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là:

A. 25%                       B. 50%                                    C. 75%                                    D. 100%

Câu 5: Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến:

A. Dị bội xảy ra trên cặp NST thường                       B. Đa bội xảy ra trên cặp NST thường

C. Dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính                      D. Đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính

Câu 6: cho các phát biểu sau:

1. Thể truyền có thể gây hư hỏng các gen khác. 

2.  Là kĩ thuật thay thế các gen đột biến gây bệnh bằng các gen lành. 

3.Có thể sử dụng thể truyền là virut đã gây biến đổi hoặc plasmit. 

4.  Phương pháp này gặp khó khăn trong việc chèn gen lành vào đúng vị trí gen gây bệnh. 

Số nhận định không đúng khi nói về liệu pháp gen?

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 7: Trong kĩ thuật chọc ối để chẩn đoán trước khi sinh ở người, đối tượng khảo sát là:

A. Tính chất của nước ối 

B. Các tế bào của bào thai bong ra trong nước ối

C. Tế bào tử cung của mẹ

D. Tính chất của nước ối và các tế bào của bào thai bong ra trong nước ối

Câu 8: Bệnh ung thư thường không di truyền vì

A. bệnh nhân không thể sinh sản được. 

B. bệnh chịu tác động chủ yếu của môi trường.

C. gen đột biến xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng

D. giao tử mang gen ung thư thường có sức sống yếu, không tham gia thụ tinh.

Câu 9: Ở người, bệnh máu khó đông (Xh), máu đông bình thường (XH). Sinh được đứa con gái bị bệnh bị máu khó đông. Kiểu gen của bố và mẹ là:

A. XhY, XHXH                        B. XhY, XHXH                                 C. XhY, XHXH                 D.. XhY, XHXH

Câu 10: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng đều bình thường nhưng mang gen gây bệnh thì xác suất để sinh đứa con đầu lòng là con gái không bị bệnh bạch tạng là:

A. 3/8                          B. 1/4                          C. 1/8                          D. 3/4

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây về các bệnh, tật di truyền là không chính xác? 

A. Có thể dự đoán được khả năng xuất hiện các loại bệnh, tật di truyền bằng phương pháp nghiên cứu phả hệ. 

B. Đa số bệnh, tật di truyền hiện nay đã có phương pháp điều trị dứt điểm. 

C. Bằng các phương pháp và kĩ thuật hiện đại có thể chuẩn đoán sớm và chính xác các bệnh, tật di truyền thậm chí từ giai đoạn bào thai. 

D. Nhiều bệnh, tật di truyền phát sinh do đột biến nhiễm sắc thể, đột biến gen, hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gen. 

Câu 12: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?

A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.

B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử.

C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử.

D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên.

Câu 13: Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do

A. thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin.

B. đột biến nhiễm sắc thể.

C. đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuỗi B-hêmôglôbin.

D. bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu.

Câu 14: Ở người, hội chứng Tocno có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là:

A. XXY.                                B. XYY.                                 C. XXX.                     D. XO.

Câu 15: Cơ chế hình thành thể ĐB gây hội chứng XXX ở người:

A. Cặp NST XX không phân li trong giảm phân          

B. Cặp NST XX không phân li trong nguyên phân

C. Cặp NST XY không phân li trong giảm phân          

D. Cặp NST XY không phân li trong giảm phân

Câu 16: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?  

A. Trong hệ gene của người, các gene tiền ung thư đều là những gene có hại.   

B. Bệnh ung thư thường liên quan đến các ĐB gene và ĐB NST.   

C. Những gene ung thư xuất hiện trong tb sinh dưỡng DT được qua sinh sản hữu tính.  

D. Sự tăng sinh của các tb sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.

Câu 17: Để xác định tần số các kiểu hình từ đó suy ra tần số các gene trong quần thể liên quan đến các bệnh di truyền người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu    

A. phả hệ.              B. di truyền quần thể.              C. trẻ đồng sinh.    D. di truyền học phân tử.

Câu 18: Nội dung nào sau đây SAI khi đề cập đến vai trò của di truyền y học tư vấn 

A. dự đoán khả năng xuất hiện bệnh hay dị tật ở con cháu. 

B. hạn chế tác hại của bệnh. 

C. hạn chế phát sinh bệnh như hạn chế sinh đẻ, không cho kết hôn gần. 

D. chữa được một số bệnh như đái tháo đường, Down, …

Câu 19: Ông ngoại bị bệnh máu khó đông, bà ngoại không mang gene gây bệnh, P không bị bệnh, các cháu trai của họ       

A. tất cả đều bình thường.                                           B. tất cả đều bị máu khó đông.      

C. một nửa số cháu trai bị bệnh.                                 D. 1/4 số cháu trai bị bệnh.

Câu 20: Ở người, mẹ bình thường, bố và ông ngoại mắc bệnh máu khó đông. Kết luận nào dưới đây đúng     

A. 50 % con gái có khả năng mắc bệnh.                     B. con gái của họ không mắc bệnh. 

C. 100 % con trai mắc bệnh.                                       D. 100 % con trai hoàn toàn bình thường.

Câu 21: Ở người, bệnh bạch tạng do gene trên NST thường qui định, gene A: bình thường, gene a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gene lặn b nằm trên NST giới tính X qui định, gene B qui định nhìn màu bình thường. Mẹ mang kiểu gene, KH nào sau đây chắc chắn sinh tất cả con trai và con gái đều bình thường mà không cần quan tâm đến KG của người cha?     

A. AAXBXb, KH bình thường.                      B. AAXbXb, KH chỉ bị mù màu.

C. AaXBXB, KH chỉ bị bạch tạng.                  D. AAXBXB, KH bình thường.

Câu 22: Bệnh máu khó đông do gene lặn a trên NST X quy định, gene A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gene tương ứng. Trong một gia đình, P bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là:  

A. 12,5%                     B. 6,25%                     C. 50%                              D. 25%

Câu 23: Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Mẹ mang kiểu gen AaXBXB còn bố mang kiểu gen Aa XbY. Kết quả kiểu hình ở con lai là:

A. 75% bình thường : 25% chỉ bị bạch tạng.              B. 50% bình thường : 50% chỉ bị mù màu. 

C. 50% bình thường : 50% chỉ bị bạch tạng.              D. 75% bình thường : 25% chỉ bị mù màu.

Câu 24: Cho sơ đồ phả hệ sau:

 

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh và con trai bình thường là

A. 1/8; 1/4                   B. 1/3; 1/6                   C. 1/4, 2/3                   D. 1/6; 1/3

Câu 25: Bệnh mù màu đỏ, lục và bệnh máu khó đông là do 2 gen lặn không alen m và h trên NST X quy định, các len bình thường tương ứng là M và H. Người phụ nữ bình thường kết hôn với người đàn ông không bị bệnh mù màu nhưng bị máu khó đông. Họ có khả năng sinh con trai không mắc cả 2 bệnh trên là 20,5%. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Họ có khả năng sinh con gái bị bệnh mù màu máu đông bình thường với tỉ lệ 12,5%

B. Con trai nhận alen quy định mắt bình thường từ bố và alen quy định máu đông bình thường từ mẹ

C. Mẹ có kiểu gen XMHXmh và xảy ra với tần số 10%

D. Họ có thể sinh con gái nhìn bình thường bị mắc bệnh máu khó đông với tỉ lệ 25%

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”