Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)

III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận

Câu 1.Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

a. So sánh giọng điệu trong hai đoạn trích:

            + Điểm tương đồng: giọng điệu khẳng định, nghiêm túc, dứt khoát.

            + Điểm khác biệt: đoạn 1 có giọng điệu đanh thép, sôi sục căm hờn; đoạn 2 có giọng điệu trân trọng, thiết tha, trìu mến.

b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt trong giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là đối tượng, nội dung và mục đích nghị luận.

            + Đoạn trích 1: tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

            + Đoạn trích 2: lí giải và khẳng định giá trị đẹp đẽ bên trong diện mạo thơ phức tạp của Hàn Mặc Tử.

c. Để biểu hiện giọng điệu:

           + Đoạn 1: sử dụng lớp từ ngữ chính trị, xã hội với tần số cao; sử dụng phép liệt kê, phép điệp và kiểu câu trần thuật.

           + Đoạn 2: sử dụng lớp từ ngữ mang màu sắc văn chương; kết hợp câu cảm thán, câu trần thuật; sử dụng phép điệp cấu trúc cú pháp (Những bài thơ…thực ra không…, thể hiện một…thể hiện một…thể hiện một…).

Câu 2. Tìm hiểu các đoạn trích và thực hiện yêu cầu ở dưới:

a. Giọng điệu và các phương tiện biểu hiện giọng điệu trong các ví dụ:

            + Đoạn 1: Để biểu hiện giọng điệu đanh thép, hùng hồn, thúc giục, tác giả sử dụng các từ ngữ mang tính chính trị, kết hợp các kiểu câu như câu cảm thán, câu hô gọi, câu trần thuật, câu cầu khiến và phép điệp.

            + Đoạn 2: Để biểu hiện giọng điệu ngợi ca, yêu mến, xúc động, tác giả sử dụng từ ngữ giàu gợi cảm (dùng nhiều từ láy, nhiều tính từ), phép điệp, phép liệt kê, các câu ngắn dài đan xen.

b. Cơ sở tạo nên sự khác biệt:

            + Đoạn 1 hướng đến đối tượng là đồng bào cả nước với mục đích khích lệ, kêu gọi toàn dân đứng lên chống thực dân Pháp.

            + Đoạn 2 hướng đến đối tượng là thơ Xuân Diệu với mục đích ca ngợi cái tôi yêu đời, say mê cuộc sống của Xuân Diệu.

Câu 3. Đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận: là giọng trang trọng, nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.

LUYỆN TẬP:

Câu  1: Phân tích, làm rõ những đặc điểm cụ thể trong cách vận dụng từ ngữ, vận dụng kiểu câu, biểu hiện giọng điệu của lời văn trong những đoạn văn nghị luận (SGK) 

Trả lời:

- Đoạn 1:

            + Cách sử dụng từ ngữ: lớp từ chính trị xã hội xuất hiện với tần số cao (thuộc địa, Đồng Minh, nhân dân, chính quyền, Dân chủ Cộng hòa, vua, thoái vị, thực dân, độc lập, chế độ quân chủ…).

            + Sử dụng phép điệp cú pháp, kiểu câu trần thuật, bên cạnh đó có kiểu câu song hành. Hầu hết các câu đều ngắn gọn nhằm diễn tả những ý rõ ràng, mạch lạc.

            + Giọng điệu được biểu hiện: rõ ràng, dứt khoát, cương quyết.

- Đoạn 2:

            + Cách sử dụng từ ngữ: trau chuốt, bóng bẩy, lãng tử, ấn tượng, tài hoa (lưu đãng hão huyền, con nhà nho khái, tâm hồn thèm chan hòa, lần hồi đắp đổi, nổi tiếng tài hoa, phong nguyệt tình hoài,…).

            + Sử dụng phép điệp cú pháp, kiểu câu song hành, kiểu câu diễn giải.

            + Giọng điệu được biểu hiện: vừa yêu mến, cảm thông vừa ca ngợi, thích thú.

- Đoạn 3:

            + Cách sử dụng từ ngữ: nhiều cặp tính từ đối lập, các vế câu tương phản.

            + Đoạn văn triển khai theo lối so sánh tính cách và cuộc đời giữa Thúy Kiều với Từ Hải và sử dụng câu ghép điều kiện “Nếu…thì” để làm nổi bật sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhân vật. Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn văn là phép điệp cấu trúc cú pháp.

            + Giọng điệu được biểu hiện: nhịp nhàng, cân đối.

Câu 2: Chọn một đoạn các đề tài (SGK, trang 158) để viết một bài nghị luận ngắn trong đó chú ý vận dụng từ ngữ, kiểu câu và giọng diệu phù hợp


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”