I - Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính
Câu 1.Văn bản hành chính
- Văn bản 1 là nghị định của Chính phủ. Gần với nghị định là các văn bản khác của các cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức chính trị, xã hội…) như pháp lệnh, nghị quyết, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định,…
- Văn bản 2 là giấy chứng nhận của hiệu trưởng một trường trung học phổ thông. Gần với giấy chứng nhận là các loại văn bản như văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh…
- Văn bản 3 là đơn của một học sinh gửi một cơ sở đào tạo nghề. Gần với đơn là các loại văn bản khác như bản khai, báo cáo, biên bản,…
Câu 2. Ngôn ngữ hành chính
- Cách trình bày: được soạn thảo theo một kết cấu thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định.
- Từ ngữ: có một lớp từ ngữ hành chính được dùng với tần số cao.
- Kiểu câu: Có những văn bản tuy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu. Mỗi ý quan trọng thường được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng.
II – Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính
Câu1. Tính khuôn mẫu: thể hiện ở kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần là phần đầu, phần chính, phần cuối.
Câu 2. Tính minh xác: mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý, không sử dụng các phép tu từ hay hàm ý; không được tùy tiện xóa bỏ hay sửa chữa; đòi hỏi độ chính xác cao đến từng dấu chấm, dấu phẩy, chữ kí, thời gian hiệu lực; nội dung được soạn thảo theo các căn cứ pháp lí rõ ràng và được trình bày minh bạch thành các điều khoản, chương, mục.
Câu 3. Tính công vụ:
+ Tính công vụ là tính chất công việc chung của cộng đồng hay tập thể.
+ Biểu hiện: biểu đạt tình cảm cá nhân bị hạn chế tối đa, từ ngữ biểu cảm chỉ có tính chất ước lệ; chữ kí trong văn bản hành chính của tổ chức thường đại diện cho cơ quan/tổ chức, không mang tư cách cá nhân; từ ngữ trong văn bản mang tính toàn dân với lớp từ ngữ hành chính được sử dụng ở tần số cao.
LUYỆN TẬP:
Câu 1.Kể tên một số loại văn bản hành chính thường gặp liên quan đến học tập trong nhà trường.
Trả lời:
Một số văn bản hành chính thường có trong công việc học tập tại nhà trường:
+ Biên bản họp lớp; Biên bản kỉ luật học sinh; Biên bản bàn giao cơ sở vật chất.
+ Báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo hoạt động của chi đoàn,…
+ Bản tường trình, đơn xin nghỉ học, đơn xin miễn giảm học phí, đơn xin chuyển lớp, đơn xin tham gia câu lạc bộ, đơn xin gia nhập Đoàn TNCS HCM
+ Giấy khai sinh, học bạ, sổ liên lạc, giấy chứng nhận,…
Câu 2.Nêu đặc điểm của văn bản (SGK, trang 172).
Đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính cho trong SGK/172:
+ Cách trình bày văn bản: gồm 3 phần rõ ràng.
• Phần đầu: quốc hiệu và tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành văn bản (Bộ GD&ĐT), số hiệu văn bản (03/2002/QĐ-BGD&ĐT), địa diểm (Hà Nội) và thời gian (24/1/2002) ban hành văn bản.
• Phần chính: tên văn bản, căn cứ ban hành văn bản, nội dung chính của văn bản (Quyết định ban hành Chương trình Trung học cơ sở; thời gian có hiệu lực; các bên chịu trách nhiệm thực hiện quyết định).
• Phần cuối: Người kí văn bản (thứ trưởng); Nơi nhận quyết định.
+ Về từ ngữ: lớp từ ngữ hành chính dùng với tần số cao (căn cứ, quyết định, chỉ thị, chính phủ, quyền hạn và trách nhiệm, quản lí nhà nước, chịu trách nhiệm thi hành, có hiệu lực từ ngày, tên các cơ quan và chức vụ liên quan…).
+ Về kiểu câu: mỗi ý quan trọng được tách ra và xuống dòng viết thành đoạn riêng (các điều trong căn cứ và trong quyết định).
Câu 3.Hãy ghi biên bản một cuộc họp
Trả lời:
Biên bản một cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********
BIÊN BẢN HỌP LỚP ….
Thời gian: ...h…ngày … tháng … năm….
Địa điểm: ………………………………..
Thành phần cuộc họp:
Chủ trì:………………………
Thư kí:………………………
……………………………….
Nội dung cuộc họp:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Cuộc họp kết thúc hồi …h…, ngày….tháng….năm…..
Thư kí cuộc họp Chủ tọa
(Kí rõ họ và tên) (Kí rõ họ và tên)