I. Tìm hiểu chung về văn bản tổng kết
+ Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn. VD: tổng kết các chiến dịch Đoàn thanh niên, các hoạt động đoàn hội, tổng kết hoạt động năm học, tổng kết nhiệm kì hoạt động…
+ Văn bản tổng kết tri thức: Tổng kết kiến thức theo chương/phần/lớp trong các môn học; tổng kết chuyên đề đào tạo; tổng kết tri thức sau một hội thảo/diễn đàn khoa học;…
II. Cách viết văn bản tổng kết
Câu 1. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
a. Văn bản trên thuộc loại văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn và thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
b. Qua các đề mục và nội dung của văn bản trên, có thể rút ra một văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn có:
+ Mục đích: nhằm nhìn nhận kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm sau khi kết thúc một công việc.
+ Yêu cầu: đảm bảo trung thực và khách quan.
+ Bố cục: 3 phần
• Phần đầu gồm quốc hiệu, tiêu đề, cơ quan ban hành bản tổng kết (nếu có), thời gian và địa điểm.
• Phần chính: trình bày mục đích, thông tin khái quát về hoạt động, kết quả hoạt động, đánh giá chung, bài học kinh nghiệm và kiến nghị (nếu có).
• Phần cuối: Người viết tổng kết kí tên, đóng dấu (nếu có), nơi nhận.
+ Nội dung chính: mục đích, thông tin về hoạt động, kết quả hoạt động, đánh giá, bài học kinh nghiệm.
Câu 2. Đọc bài “Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” và trả lời câu hỏi:
a. Bài tổng kết thuộc loại VB tổng kết tri thức và thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
b. Bài tổng kết nhằm mục đích hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đã học trong chương trình Ngữ Văn THPT và củng cố tri thức bằng thực hành luyện tập. Bài tổng kết gồm những nội dung chính sau:
+ Tóm tắt các đơn vị kiến thức quan trọng đã học về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ từ lớp 10 đến lớp 12.
+ Đưa ra phần bài tập luyện tập để rèn luyện kĩ năng, củng cố tri thức.
Câu 3. Tóm lại, văn bản tổng kết có mục đích, yêu cầu và nội dung như sau:
|
VB tổng kết hoạt động thực tiễn |
VB tổng kết tri thức |
Mục đích |
Nhìn nhận, đánh giá kết quả hoạt động, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp. |
Tổng kết các tri thức hoặc các thành tựu nghiên cứu đã đạt được. |
Yêu cầu |
Trung thực, khách quan. |
Khái quát, cô đọng. |
Nội dung |
Mục đích, yêu cầu, thông tin, kết quả hoạt động, đánh giá, bài học. |
Trình bày các tri thức và thành tựu nghiên cứu đã đạt được. |
LUYỆN TẬP:
Câu 1.Đọc văn bản (SGK, trang 176) và trả lời câu hỏi:
a. Vặn bản trên đã đạt được những yêu cầu nào của một văn bản tổng kết?
b. Trong văn bản có trích lược một số đoạn, một số ý được thể hiện bằng dấu ba chấm Anh (chị) đoán xem trong các đoạn bị lược ấy, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu gì?
Trả lời:
a. VB đạt được một số yêu cầu của văn bản tổng kết: bố cục rõ ràng gồm ba phần, nội dung tương đối ngắn gọn, khách quan; đảm bảo phong cách ngôn ngữ hành chính.
b. Phần bị lược bớt có thể là:
+ Thuận lợi và khó khăn của Chi đoàn 11A.
+ Nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu của Chi đoàn năm học 2006-2007.
c. Đối chiếu với một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên còn có hạn chế sau:
+ Phần đầu: thiếu cơ quan ban hành văn bản (Đoàn TNCS HCM trường…, Chi đoàn lớp 11A) và thời gian, địa điểm ban hành bản tổng kết.
+ Phần chính: phần đánh giá sơ sài, chung chung; thiếu phần bài học kinh nghiệm.
Câu 2. Hãy viết bài tổng kết phần Văn học (hoặc Tiếng Việt, Tập làm văn) trong chương trình Ngữ văn 12.
Trả lời:
Ví dụ: Viết văn bản tổng kết phần Văn học theo mẫu sau:
Tổng kết Văn học
1. Hệ thống hóa các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 vào bảng sau:
2. Các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 đều thuộc giai đoạn 1945 – 1975. Yếu tố thời đại, yếu tố lịch sử của giai đoạn này đã chi phối như thế nào đến các tác phẩm?
3. Các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 12 phản ánh những nội dung cơ bản nào? Theo anh/chị, đâu là nội dung nổi bật? Vì sao?
4. Điểm giống nhau và điểm khác biệt giữa một số tác phẩm cùng viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chương trình Ngữ Văn lớp 12?
5. Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn qua các tác phẩm Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình.
6. Làm rõ giá trị nhân đạo trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa.
7….
8….