Câu 1:Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền. Nhận xét về tính cách cô Hiền, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước. Vì sao tác giả lại cho cô Hiền là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội?
Trả lời:
- Nhân vật cô Hiền:
+ Thời trẻ: xinh đẹp, thông minh, sinh ra trong gia đình giàu có.
+ Nếp sống, hành động:
• Thời chống Pháp: vẫn sống ở Hà Nội, không dính líu gì đến “chính phủ”, vẫn sống một cuộc sống đường hoàng, sung túc, vẫn giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.
• Thời kì Hà Nội giải phóng: vẫn giữ gìn cách sống và nếp cũ của người Hà Nội, luôn là nội tướng trong gia đình (quyết chuyện sinh con, làm ăn…).
• Thời chống Mĩ: không khuyến khích cũng không ngăn cản con cái tòng quân.
• Sau 1975: giữ nếp sống thanh lịch của người Hà Nội, vẫn tổ chức bữa cơm bạn bè mỗi tháng một lần giữa những cựu công dân của Hà Nội.
+ Nếp nghĩ:
• Nước nhà sau độc lập: “Vui hơi nhiều…đến làm ăn chứ?”
• “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”.
• “Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”.
• “Chúng mày là người Hà Nội…buông tuồng”.
• “Tao không ngăn cản cũng không…giết chết nó”.
• “Xã hội nào cũng phải có …cho mọi giá trị”.
→ Tính cách cô Hiền: khôn ngoan, sắc sảo, thực tế, thức thời; có bản lĩnh, giàu lòng tự trọng; có ý thức sâu sắc về giữ gìn nền nếp và giá trị văn hóa tốt đẹp của Hà Nội.
- Tác giả cho cô Hiền là “một hạt bụi vàng”’ của Hà Nội vì cô đại diện cho cốt cách, bản lĩnh và vẻ đẹp văn hóa vững bền của Hà Nội.
Câu 2:Nêu cảm nghĩ về nhân vật "tôi", Dũng, người mẹ của Tuất, những thanh niên Hà Nội và cả những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật "tôi" về Hà Nội.
Trả lời:
- Nhân vật “tôi”:
• Giỏi quan sát, từng trải qua nhiều biến động của thời cuộc, biết trân trọng giá trị văn hóa và biết quý trọng những con người có bản lĩnh văn hóa như cô Hiền.
• Một người lính, một người bình thường trong cuộc đời.
- Nhân vật Dũng: dũng cảm, có lòng tự trọng, biết chiến đấu khi tổ quốc cần, tình nghĩa, đại diện cho thanh niên Hà Nội.
- Nhân vật người mẹ của Tuất: kiên cường, bản lĩnh, biết vượt lên đau thương.
- Những thanh niên Hà Nội và những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi”: hời hợt, thô lỗ, ích kỉ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của Hà Nội.
Câu 3:Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
Trả lời:
Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi lên nhiều suy ngẫm: cây si biểu tượng cho giá trị và văn hóa ngàn năm của Hà Nội. Cây si ấy có thể bị bật rễ trước thiên nhiên khắc nghiệt cũng như nhiều giá trị của Hà Nội có thể chao đảo trước biến động của thời cuộc nhưng những giá trị tốt đẹp nhất, tinh túy nhất, vững bền nhất của Hà Nội sẽ không mất đi như cây si có thể hồi sinh sau trận bão.
Câu 4:Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong tác phẩm.
Trả lời:
- Giọng điệu trần thuật: vừa tự nhiên, dân dã, hài hước vừa chiêm nghiệm, suy tư, triết lí.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa nhân vật thông qua suy nghĩ, lời nói, hành động. Nhân vật được cá thể hóa cao độ với lứa tuổi, giai tầng, tính cách, cuộc đời riêng.