Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi 1 Bài 3 trang 105 SGK Toán 9 Tập 1

Hãy sử dụng kết quả của bài toán ở mục 1 để chứng minh rằng:

a) Nếu AB = CD thì OH = OK.

b) Nếu OH = OK thì AB = CD. 

 

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 2 Bài 3 trang 105 SGK Toán 9 Tập 1

Hãy sử dụng kết quả bài toán ở mục 1 để so sánh các độ dài:

a) OH và OK, nếu biết AB>CD

b) AB và CD, nếu biết OH<OK

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 3 Bài 3 trang 105 SGK Toán 9 Tập 1

Cho tam giác ABC, O là giao của các đường trung trực của tam giác; D, E, F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh \(AB, BC, AC.\) Cho biết \(OD > OE, OE = OF\) (h.69).

 

Hãy so sánh các độ dài:

a) BC và AC;

b) AB và AC.

Xem lời giải

Bài 12 trang 106 SGK Toán 9 tập 1

Cho đường tròn tâm \(O\) bán kính \(5cm\), dây \(AB\) bằng \(8cm\).

a) Tính khoảng cách từ tâm \(O\) đến dây \(AB\).

b) Gọi \(I\) là điểm thuộc dây \(AB\) sao cho \(AI=1cm\). Kẻ dây \(CD\) đi qua \(I\) và vuông góc với \(AB\). Chứng minh rằng \(CD=AB\).

Xem lời giải

Bài 13 trang 106 SGK Toán 9 tập 1

Cho đường tròn \((O)\) có các dây \(AB\) và \(CD\) bằng nhau, các tia \(AB\) và \(CD\) cắt nhau tại điểm \(E\) nằm bên ngoài đường tròn. Gọi \(H\) và \(K\) theo thứ tự là trung điểm của \(AB\) và \(CD\). Chứng minh rằng:

a) \(EH = EK\)

b) \(EA = EC\). 

Xem lời giải

Bài 14 trang 106 SGK Toán 9 tập 1

Cho đường tròn tâm \(O\) bán kính \(25cm\), dây \(AB\) bằng \(40cm\). Vẽ dây \(CD\) song song với \(AB\) và có khoảng cách đến \(AB\) bằng \(22cm\). Tính độ dài dây \(CD\).

Xem lời giải

Bài 15 trang 106 SGK Toán 9 tập 1

Cho hình \(70\) trong đó hai đường tròn cùng có tâm là \(O\). Cho biết \(AB>CD\).

Hãy so sánh các độ dài:

a) \(OH\) và \(OK\);

b) \(ME\) và \(MF\);

c) \(MH\) và \(MK\).

Xem lời giải

Bài 16 trang 106 SGK Toán 9 tập 1

Cho đường tròn \((O)\), điểm \(A\) nằm bên trong đường tròn. Vẽ dây \(BC\) vuông góc với \(OA\) tại \(A\). Vẽ dây \(EF\) bất kì đi qua \(A\) và không vuông góc với \(OA\). Hãy so sánh độ dài hai dây \(BC\) và \(EF\).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 3 - Chương 2 - Hình học 9

Cho đường tròn (O; 10cm), dây AB = 16cm

a. Tính khoảng cách từ tâm O đến dây AB.

b. Lấy K thuộc dây AB sao cho AK = 14cm. Vẽ dây PQ vuông góc với AB tại K. Chứng tỏ : AB = PQ.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 3 - Chương 2 - Hình học 9

Gọi I là trung điểm của dây cung AB không qua tâm của đường tròn (O; R). Qua I vẽ dây cung CD.

a. Chứng tỏ \(CD ≥ AB\). Tìm độ dài nhỏ nhất, lớn nhất của các dây quanh I.

b. Cho \(R = 5cm, OI = 4cm.\) Tính độ dài dây cung ngắn nhất qua I.

c. Chứng tỏ rằng : \(\widehat {OAI} > \widehat {ODI}\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 3 - Chương 2 - Hình học 9

Cho đường tròn (O; R), đường kính AB cố định và dây AC. Biết rằng khoảng cách từ O lần lượt đến AC và BC là 8cm và 6cm.

a. Tính độ dài các dây AC, BC và bán kính đường tròn.

b. Lấy D đối xứng với A qua C. Chứng minh ∆ABD cân.

c. Khi C di chuyển trên đường tròn (O). Chứng minh rằng D thuộc một đường tròn cố định.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 3 - Chương 2 - Hình học 9

Bài 1. Cho điểm M nằm bên trong đường tròn (O; R). Dựng qua M hai dây AB và CD sao cho \(AB > CD\). Gọi H, K theo thứ tự là trung điểm của AB và CD. Chứng minh rằng : \(MH > MK.\)

Bài 2. Cho đường tròn (O) đường kính AB. Chứng minh rằng nếu hai dây cung AC và BD song song thì bằng nhau.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 3 - Chương 2 - Hình học 9

Cho điểm P nằm ngoài đường tròn (O; R) và \(OP = 2R.\) Một đường thẳng qua P cắt (O) tại A và B ( A nằm giữa B và P) và \(AB = R.\) Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ O đến PB.

a. Tính OH, AP theo R.

b. Kẻ một đường thẳng khác qua P cắt (O) tại C và D (CD ở khác phía với AB so với OP), kẻ \(OK ⊥ CD.\)

So sánh AB và CD biết \(OK < {{R\sqrt 3 } \over 2}\)

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”