Diện tích hình tròn bán kính \(R\) là: \(S=\pi R^2.\)
a) Khi bán kính tăng lên hai lần ta có bán kính mới là \(2R\) nên diện tích hình tròn lúc này là: \(S_1=π{(2R)}^2 = 4πR^2=4S\).
Vậy nếu ta gấp đôi bán kính thì diện tích hình tròn sẽ gấp bốn lần.
b) Khi bán kính tăng lên ba lần ta có ta có bán kính mới là \(3R\) nên diện tích hình tròn lúc này là: \(S_2=π{(3R)}^2 = 9 πR^2=9S\)
Vậy nếu ta gấp đôi bán kính thì diện tích hình tròn sẽ gấp \(9\) lần.
c) Khi bán kính tăng lên \(k\) lần ta có ta có bán kính mới là \(kR\) nên diện tích hình tròn lúc này là:: \(S_k=π(kR)^2 = k^2 πR^2=k^2.S\)
Vậy nếu nhân bán kính với \(k > 0\) thì diện tích hình tròn sẽ gấp \(k^2\) lần.