Cảm nhận bài Tây Tiến của Quang Dũng

Áo bào thay chiếu anh về đất,Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Từ bối cảnh rừng núi hoang vu, hiểm trở trong đoạn đầu bài thơ đến đây hiện lên rõ nét hình ảnh của đoàn chiến binh Tây Tiến:Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Lời giải

Áo bào thay chiếu anh về đất,        

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.    

   Từ bối cảnh rừng núi hoang vu, hiểm trở trong đoạn đầu bài thơ đến đây hiện lên rõ nét hình ảnh của đoàn chiến binh Tây Tiến:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá giữ oai hùm.    

   Thoạt đầu, câu thơ tưởng như chỉ mang một chút ngang tàng, một chút nghịch đầy chất lính, nhưng càng đọc mới càng thấy hiện thực khắc nghiệt, mới thấy hết những gian nan, khổ ải của đoàn quân Tây Tiến. Không mọc tóc – đó là hậu quả của những cơn sốt rét rừng run người làm tiều tuỵ, làm rụng hết cả tóc của các chiến sĩ. Rồi nước độc, rừng thiêng, bệnh tật hành hạ... tất cả như vắt kiệt sức lực khiến cho quân xanh màu lá giữ oai hùm. Hai câu thơ cho ta thấy được hình ảnh rất thực của các chiến sĩ Tây Tiến khi phải đối phó với bệnh tật: ốm đau rụng tóc... Nhưng không phải vì thế mà họ mất đi vẻ oai phong dữ dội: mắt trừng gửi mộng qua biên giới..."

   Đoàn quân mỏi, xanh tựa lá mà vẫn mang oai linh rừng thẳm. Mắt trừng dữ dội là để gửi mộng vượt biên cương và để "đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm". Những người chiến sĩ Tây Tiến hầu hết là những chàng trai thị thành khoác áo lính, nên dù ra đi chiến đấu, dấn thân vào gian khổ, họ vẫn luôn mang và giữ một tâm hồn hào hoa, thanh lịch, đa tình, một tầm hồn đầy thơ mộng . Mơ dáng kiều thơm là mơ dáng vẻ kiều diễm, quyễn rũ, thanh lịch của những người bạn gái thủ đô ngàn năm văn hiến. Có người cho rằng Quang Dũng viết câu thơ này là mộng rớt vì nó không phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến. Song thực chất đây là một tình cảm hết sức chân thật của người chiến sĩ, nó mang mang một ý nghĩa nhân văn chân chính bởi thể hiện ước mơ đẹp của con người về một cuộc sống hoà bình, hạnh phúc đẩy người lính ra đi chiến đấu.

   Cả đoạn thơ bốn câu thì ba câu trên toàn nói về cái khác thường, oai dữ. Câu thơ thứ tư ngược lại đầy vẻ mềm mại, trữ tình, mơ mộng. Đoạn thơ khắc họa những hiện thực hết sức nghiệt ngã, nhưng lại không chỉ sử dụng phương pháp tả thực, mà thể hiện bằng bút pháp lãng mạn cho ta thấy hình ảnh của người không xanh xao tiều tuỵ mà oai phong dữ dội. Chữ nghĩa và bút pháp của Quang Dũng thật tài hoa. Các chữ không mọc tóc, dữ oai hùm, mắt trừng khắc hoạ rất sâu tư thế chủ động, vẻ kiêu hùng, ngang tàng của những chiến binh Tây Tiến. Hoàn cảnh gian khổ, những thử thách, gian nan của một miền thâm u, hiểm trở không làm cho những người lính Tây Tiến chùn bước, họ vấn giữ ý chí, quyết tâm. Bên cái bi của hoàn cảnh vẫn trỗi lên cái tráng của ngoại hình và tinh thần. Bằng thủ pháp dường như đối lập, Quang Dũng đã vừa khắc họa được vẻ đẹp hào hùng, kiêu dũng, vừa khắc họa được tâm hồn hào hoa và đa cảm của người chiến sĩ Tây Tiến. Núi rừng miền Tây hùng vĩ và hoang sơ, đi trong sự hùng vĩ ấy, sự hoang sơ ấy, những người lính Tây Tiến như được truyền thêm sức mạnh, vững bước vượt qua những gian khổ, hy sinh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,         

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh...

   Những người lính Tây Tiến không tiếc đời ra đi chiến đấu cho quê hương, không tiếc đời sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc. Họ ra đi mà vẫn nhớ, vẫn mang theo những tình riêng mơ mộng, khi họ hi sinh thì "áo bào thay chiếu anh về đất". Bằng hai chữ "áo bào”, nhà thơ đã nâng cao giá trị, đã tái tạo được vẻ đẹp cao quý, một vẻ đẹp như những người tráng sĩ xưa nơi những người Tây Tiến, vẻ đẹp ấy làm mờ đi thực trạng thiếu thốn ở chiến trường. Rồi "anh về đất", cái chết nhẹ như không, như về lại những gì thương yêu, thân thuộc ngày xưa, "anh về đất" là để sống mãi trong lòng quê hương, đất nước và sông Mã thay lời núi núi sông cất lên lời ai điếu bi hùng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

    Nỗi đau thật dữ dội, chỉ một tiếng "gầm than trầm uất", nỗi đau như dồn nén, quặn thắt từ bên trong. Không có nước mắt của đồng đội, chỉ có con sông Mã với nỗi đau cuộn chảy trong lòng, độc hành... chạy ngược vào tim.

   Cả đoạn thơ nói đến cái chất thật bi mà cũng thật hùng. Những người lính Tây Tiến đã được nhà thơ khắc họa với nỗi nhớ thương tha thiết, với vẻ đẹp hoang sơ, dữ dội như vẻ đẹp của núi rừng.

   Hình ảnh những người lính, tình cảm đồng đội, đồng chí vốn xuất hiện trong thơ ca kháng chiến. Ta vẫn thường bắt gặp những người lính chân chất giản dị, gần gũi trong thơ Chính Hữu:

Áo anh rách vai,          

Quần tôi cỏ vài mảnh vú.

Miệng còn cười buốt giá,

Chân không giầy...        

   Hay trong bài thơ Hồng Nguyên:

Lũ chúng tôi,                         

Bọn người tứ xứ,                     

Gặp nhau hồi chưa biết chữ,       

Quen nhau từ buổi "một, hai"...  

   Nhưng với Tây Tiến của Quang Dũng thì khác. Bài thơ đã khắc hoạ không phải là những người lính xuất thân từ những người nông dân cày sâu cuốc bẫm mà là những chàng trai, những học sinh, sinh viên thành thị khoác áo lính. Với Tây Tiến,. Quang Dũng đã đưa người đọc ngược lên một miền thăm thẳm, nơi núi rừng, thiên nhiên mang nét đẹp hoang dại, hiểm trở. Và nổi bật lên trên nền núi rừng miền Tây Bắc ấy là hình ảnh những người lính Tây Tiến vượt lên trên mọi khổ ải, gian lao, toả sáng ý chí anh hùng. Với tám câu thơ chan chứa niềm thương nỗi nhớ da diết, Quang Dũng đã đưa người đọc trở lại một thời Tây Tiến với biết bao đồng đội mến thương của nhà thơ... Tất cả đã giúp Quang Dũng tái tạo và khắc họa hình ảnh oai hùng về người lính Tây Tiến. Với bút pháp tài hoa và giàu tình, nhà thơ đã xây dựng hình ảnh những chiến binh Tây Tiến không chỉ mang vẻ dữ dội, mãnh liệt mà còn mang vẻ đẹp hào hoa, hào hùng thật bi tráng. Và Tây Tiến không chỉ phổ đúng hồn thơ Quang Dũng mà còn sáng lên chất thẩm mĩ hiếm thấy.


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 5 - Vật lí 10

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Trong hệ tọa độ (p, T) đường biểu diễn nào là đường đẳng tích ?

A. đường hypebol

B. đường thẳng song song song với trục tung

C. đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ

D. đường thẳng song song song với trục hoành

Câu 2. Một lượng khí có thể tích 2 lít ở nhiệt độ 27oC và áp suất 2 atm. Người ta nén đẳng nhiệt tới khi áp suất chỉ còn bằng một nửa áp suất lúc đầu. Hỏi thế tích của khí  lúc đó là bao nhiêu

A. 6 lít                                     B. 3 lít

C. 2 lít                                     D. 4 lít

Câu 3. Ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định ?

A. áp suất, thể tích, khối lượng         

B. nhiệt độ, khối lượng, áp suất

C. thể tích, nhiệt độ, khối lượng

D. áp suất, nhiệt độ, thể tích

Câu 4. Biểu thức nào là biểu thức cảu định luật Bôi – lơ – ma – ri - ốt ?

\(\begin{array}{l}A.\,{p_1}{V_2} = {p_2}{V_1}\\B.\,\dfrac{V}{p} = cos t\\C.\,\dfrac{p}{V} = cos t\\D.\,pV = cos t\end{array}\)

Câu 5. Một lượng khí có thể tích 2 dm3 ở nhiệt độ 27oC và áp suất 2 atm. Người ta nén đẳng nhiệt tới thể tích chỉ còn bằng một nửa thể tích lúc đầu. Hỏi áp suất khí lúc đó là bao nhiêu ?

A. 2 atm                                  B. 4 atm

C. 1 atm                                  D. 3 atm

Câu 6. Trong các quá trình sau đây, quá trình nào không áp dụng được phương trình trạng thái ? Coi không khí là khí lí tưởng.

A. Bơm không khí vào săm xe đạp.

B. Bóp quả bóng bay đang căng.

C. Đun nóng một lượng khí trong xi lanh.

Câu 7. Trong quá trình biển đổi đẳng tích của một lượng khí, khi nhiệt độ giảm thì

A. mật độ phân tử của chất khí giảm.

B. mật độ phân tử của chất khí tăng.

C. mật độ phân tử của chất khí giảm tỉ lệ theo nhiệt độ.

D. mật độ phân tử của chất khí không đổi.

Câu 8. Chọn cách sắp xếp đúng các thể trong đó lực tương tác giữa các phân tử tăng dần.

A. Lỏng, rắn, khí.                                

B. Khí, lỏng, rắn.

C. Rắn, lỏng, khí.                                

C. Rắn, khí, lỏng.

Câu 9. Một bình khí kín đựng khí ở nhiệt độ \({27^0}\)C và áp suất \({10^5}\) Pa. Khi áp suất trong bình tăng lên gấp hai lần thì nhiệt độ của lượng khí là bao nhiêu ?

A. \({630^0}\)C.                 B. \({600^0}\)C.                   

C. \({54^0}\)C.                   D. \({327^0}\)C.

Câu 10. Tăng áp suất của một lượng khí lí tưởng lên 2 lần, giữ nhiệt độ không đổi thì tích pV của khí

A. tăng 2 lần.                               

B. giảm 2 lần.

C. tăng 4 lần.                                       

D. không thay đổi.

Câu 11. Trong qua trình biến đổi đẳng nhiệt của một lượng khí xác định, nếu áp suất giảm một nửa thì

A. mật độ phân tử khí giảm một nửa.

B. mật độ phân tử khí tăng gấp đôi.

C. mật độ phân tử khí không đổi.

D. Không đủ dữ kiện để xác định sự thay đổi.

Câu 12. Một lượng khí kí tưởng biến đổi đẳng tích. Khi nhiệt độ tăng từ \({100^0}\)C lên đến \({200^0}\)C thì áp suất

A. tăng gấp đôi.                       

B. giảm một nửa.

C. không đổi.                          

D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Câu 13. Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1atm được làm tăng áp suất đến 4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng 3 lít. Thê tích ban đầu của khối khí đó là

A. 4 lít.                        B. 8 lít.                        C. 12 lít.                      D. 16 lít.

Câu 14. Hai bình cầu cùng dung tích chứa cùng một chất khí nối với nhau bằng một ống nằm ngang (hình vẽ bên).Một giọt thủy ngân nằm đúng giữa ống ngang. Nhiệt độ tronmg các bình tương ứng là \({T_1}\) và \({T_2}\). Tăng gấp đôi nhiệt độ tuyệt đối của khí trong mỗi bình thì giọt thủy ngân sẽ

A. nằm yên không chuyển động.   

B. chuyển động sang phải.

C. chuyển động sang trái.    

D. chưa đủ dữ kiện để nhận xét.

 

Câu 15. Chọn phát biểu đúng về tính chất của phân tử cấu tạo nên chất khí.

A. Các phân tử chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng.

B. Các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng.

C. Các phân tử chuyển động hoàn toàn tự do.

D. Các phân tử chuyển động không ngừng theo một quỹ đạo xác định.

Câu 16. Ba bình kín 1, 2, 3 có cụng dung tích lần lượt chứa các chất khí hidro, heli, oxi với cụng một mol. Biết ba bình có cùng nhiệt độ. Chọn nhận xét đúng về mối quan hệ giữa áp suất của khí ở các bình tương ứng là \({p_1},{p_2},{p_3}\) .

A. \({p_1} < {p_2} < {p_3}\) .                             

B. \({p_1} > {p_2} > {p_3}\) .

C. \({p_1} = {p_2} = {p_3}\) .             

D. \({p_2} < {p_1} < {p_3}\) .

Câu 17. Một lượng khí biến đổi đẳng áp, nhiệt độ tăng gấp đôi, sau đó tiếp tục biến đổi đẳng nhiệt, áp suất giảm một nửa. Trong cả quá trình thể tích

A. không đổi.                         

B. tăng gấp đôi.

C. tăng gấp bốn.                 

D. giảm một nửa.

Câu 18. Một bình kín được hút chân không và đặt ngoài không khí. Người ta mở nắp bình sau một thời gian ổn định thì lại đóng nắp bình lại. Áp suất của khí trong bình khi đó

A. nhỏ hơn áp suất của khí quyển.  

B. lớn hơn áp suất của khí quyển.

C. bằng không.            

D. bằng áp suất của khí quyển.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19. (2 điểm). Người ta nén đẳng nhiệt một lượng khí lí tưởng thì thấy rằng :

- Khi thể tích tăng 2 lít thì áp suất thay đổi đổi 3 atm.

- Khi thể tích tăng 4 lít thì áp suất thay đổi 4 atm.

Tìm áp suất và thể tích ban đầu của lượng khí trên.

Câu 20. (2 điểm). Một khí lí tưởng có thể tích 10 lít, nhiệt độ \({27^0}\)C, áp suất \({10^5}\) Pa biến đổi qua hai quá trình nối tiếp nhau :

- Quá trình 1 : đẳng tích, áp suất tăng gấp hai lần.

- Quá trình 2 : đẳng áp, thể tích cuối cùng là 15 lít.

a) Tìm nhiệt độ cuối cùng của khí.

b) Vẽ đồ thị biểu diễn hai quá trình biến đổi của khí trên hệ trục tọa độ (p, V).

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”