Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật,Đâu còn tươi nữa những ngày qua. Người lính Tây Tiến cũng chịu đựng những cơn sốt rét ghê gớm ấy

Lời giải

Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật,

   Đâu còn tươi nữa những ngày qua.

Người lính Tây Tiến cũng chịu đựng những cơn sốt rét ghê gớm ấy. Thế nhưng, nó không làm nhụt đi ý chí của người chtến sĩ mà ngược lại họ càng chiến đấu dũng cảm hơn, kiên cường hơn, "quân xanh màu lá" nhưng vẫn "dữ oai hùm". Cái khí phách hào hùng của người chiến sĩ Tây Tiến được ghi lại bẳng một sự so sánh cân bằng. Nếu ở khổ thơ trên, người lính chịu sự đe doạ của cọp dữ thì họ cũng chiến đấu với tinh thần dũng cảm của một chúa sơn lâm như thế. Câu thơ sau nâng đỡ câu thơ trước vút bay lên như ảnh hào quang của phẩm chất người lính Tây Tiến. Miêu tả khí thế chiến đấu hào hùng của người chiến sĩ bằng một sự so sánh như thế, Quang Dũng thực sự đã hiểu người lính và đã hoà đồng với họ. Chiến đấu dũng mãnh như thế, nhưng người lính Tây Tiến vẫn có đời sống tâm Hà Nội hết sức tinh tế:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Người chiến sĩ ra đi từ những mái trường, chiến đấu nhưng vẫn không quên hậu phương. Phía trước là trận đánh, nhưng họ vẫn chất chứa những tình cảm thể hiện qua giấc mộng, có thực, có mơ."Dáng kiều thơm" gợi nên cái dáng vẻ yêu kiều của người con gái Thủ đô, chữ "thơm" được dùng với nghĩa như “sắc nước hương trời” vậy! Người chiến sĩ cùa Quang Dũng ra đi, mang theo cả phong thái hào hoa của ngựời thanh niên trí thức, cái phong thái đã giúp người chiến sĩ sống bằng đời sống tâm hồn phong phú sau mỗi trận đánh ác liệt.

Cái cuộc sống tâm hồn ấy là nguồn động lực giúp người lính tiếp tục chiến đấu để giành lầy độc lập, tự do cho Tổ quốc thân thương. Và cũng vì thế, người chiến sĩ chấp nhận sự hi sinh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

       Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh.

Cứ thử làm công việc tách hai câu thơ thành từng câu một. Ôi! Cái ấn tượng bi thảm đến vô cùng mà câu thơ đầu mang đến thật mạnh mẽ. Không hiểu sao, cứ mỗi lần đọc đến câu thơ này là tôi lại chìm vào trong suy tường và nước mắt cứ rưng rưng! Trên con đường gập ghềnh xa thẳm cúa miền núi rừng biên giới, đoàn quân Tây Tiến cứ đi và thỉnh thoảng có những con người phải tách ra khỏi đội hình. Những nấm mộ của người chiến sĩ mọc lên. Câu thơ thật là bi thảm! Nhưng câu thơ sau, như mang một lực nâng vô hình, đã đưa câu thơ đầu lên cao, cái bi thảm giờ đây đã trờ thành bi tráng. Nó bi tráng và hào hùng bởi Quang Dũng đã nói được một điều cốt lõi trong nhân cách của người lính biết hi sinh, biết gian khổ nhưng vẫn cứ ra đi giải phóng quê nhà. Họ ra đi chẳng tiếc đời xanh, bởi quãng đời tươi đẹp ấy đã hiến dâng cho một lí tường cao đẹp: chiến đấu vì Tổ quốc. Họ ra đi và ngã xuống thanh thản không một chút vướng bận, cái chết được xem nhẹ tựa lông hồng:

Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Cách dùng từ "áo bào" của Quang Dũng làm cho câu thơ trở nên cổ kính. "Áo bào" chứ không phải chiến bào; người chiến sĩ như những danh tướng thời xưa, "da ngựa bọc thây" là một điều vinh quang. Cũng như thế, người lính coi việc hi sinh trên chiến trường là một nghĩa vụ thiêng liêng. Người chiến sĩ Tây Tiến ngã xuống và thanh thản về đất. Đất sinh ra anh và lại đón nhận anh về sau khi làm tròn nghĩa vụ. Anh về đất như một hành động tựu nghĩa của những anh hùng. Mở đầu bài thơ lả hình ảnh sông Mã, kết thúc bài thơ vẫn là tiếng gầm thét của dòng sông này. Dòng sông tiễn anh ra đi chiến đấu lại đón anh về:

       Tây Tiến người đi không hẹn ước

            Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

   Hồn vẻ Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Quang Dũng khẳng định lại một lần nữa cái ý chí "nhất khứ bất phục phản” (một ra đi là không trở lại). Đó cũng là ý chí quyết tâm cùa cả một thế hệ, của cả một thời đại.

Những gian khổ, hi sinh của cuộc kháng chiến là những kỉ niệm không thể nào quên. Sẽ không bao giờ còn có lại thời kì gian khổ đến mức ấy và cũng hào hùng đến mức ấy. Và cũng khó có thể có được bài thơ Tây Tiến thứ hai.


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 5 - Vật lí 10

Câu 1. Một lượng khí biến đổi đẳng tích. Khi nhiệt độ tăng thì

A. áp suất giảm, khối lượng riêng tăng

B. áp suất giảm, khối lượng riêng giảm

C. áp suất tăng, khối lượng riêng không đổi

D. áp suất tăng, khối lượng riêng tăn

Câu 2. Một thí nghiệm được thực hiện với khối không khí chứa trong bình cầu và ngăn với khí quyển bằng giọt thủy ngân như hình vẽ bên. Khi làm nóng hay nguội bình cầu một cách từ từ thì quá trình biến đổi của khối khí thuộc loại nào ?

 

A. đẳng áp                               B. đẳng tích

C. đẳng nhiệt                           D. bất kì

Câu 3. Nén đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất của không khí tăng lên một lượng 50 Pa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu ?

A. 2,5 Pa                                 B. 25 Pa

C. 10 Pa                                  D. 100 Pa

Câu 4. Một khối khí lý tưởng có thể tích 10 lít, nhiệt độ 27oC, aps suaats 1 atm biến đổi trong hai quá trình: đẳng tích, áp suất tăng gấp 2; đẳng áp, thể tích sau cùng là 5 lít. Nhiệt độ sau cùng của khí là bao nhiêu ?

A. 300K                                  B. 600K

C. 900K                                  D. 450K

Câu 5. Khi được nén đẳng nhiệt từ thêt ích 6 lít đến 4 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75 atm. Áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu ?

A. 1 atm                                  B. 1,2 atm

C. 2 atm                                  D. 1,5 atm

Câu 6. Một lượng khí biến đổi theo đồ thị như hình vẽ. Chọn nhận xét đúng về mối quan hệ giữa thể tích ở trạng thái 1 và trạng thái 2?

 

A. V1 > V2

B. V1 < V2

C. V1 = V2

D. không so sánh được

Câu 7. Một lượng khí biến đổi đẳng tích, nhiệt độ giảm một nửa. Sau đó, lượng khí tiếp tục biến đổi đẳng nhiệt, thể tích tăng gấp đôi. Trong cả quá trình áp suất của khí

A. không đổi                          

B. tăng gấp đôi

C. giảm bốn lần                     

D. tăng gấp bốn

Câu 8. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử

A. chỉ có lực hút

B. có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy

C. chỉ có lực đẩy

D. có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút

Câu 9. Đối với một lượng khí lý tưởng nhất định, khi áp suất tăng 2 lần và thể tích giảm 3 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ

A. tăng 6 lần                          

B. giảm 6 lần

C. tăng 1,5 lần                        

D. giảm 1,5 lần

Câu 10. Một lượng khí biến đổi đẳng tích từ trạng thái có nhiệt độ 100oC, áp suất 3 atm đến trạng thái có nhiệt độ là 150oC. ÁP suất của khí ở trạng thái cuối là

A. 1,5 atm                               B. 3,4 atm

C. 4,5 atm                               D. 2 atm

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”