Phân tích bài thơ Tây Tiến để chứng minh cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến để chứng minh cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài. BÀI LÀMBài Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ ấy của Quang Dũng

Lời giải

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến để chứng minh cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài.

BÀI LÀM

     Bài Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ ấy của Quang Dũng. Bài thơ được rút trong lập thơ Mây đầu ô, được ông viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh, sau khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đoàn quân Tây Tiến ngày nào. Bài thơ thành công về nhiều phương diện, nhưng đặc sắc tổng thể của nó là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.

     Cảm hứng lãng mạn trong văn học là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy cảm xúc, hướng về lí tưởng. Nó đi tìm cái đẹp trong những cái khác lạ, phi thường độc đáo, vượt lên những cái tầm thường, quen thuộc của đời sống hằng ngày.

     Cảm hứng lãng mạn trước hết thể hiện đậm nét ở nỗi nhớ mãnh liệt của Quang Dũng - nhớ chơi vơi - một nỗi nhớ rất lạ, hình như nhẹ nhàng mà nặng trĩu, để rồi sau đó tuôn chay ào ào như một dòng suối trong bài thơ:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

     Nỗi nhớ trải dài theo dòng sông Mã trùng điệp theo hình non thế núi. Nhớ đến hụt hẫng, trống vắng. Nỗi nhớ da diết, lan tỏa thấm đượm trong từng câu thơ, từng hình ảnh thơ. Nỗi nhớ ấy có mặt khắp nơi, lắng đọng từng chỗ, từ cảnh chiến trường hiểm trở hoang sơ đến cảnh sông nước thanh bình thơ mộng đến đêm hội đuốc hoa đầy màu sắc xứ lạ phương xa, từ nỗi nhớ bản làng "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" đến "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" thật hào hoa, lãng mạn.

     Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến còn được thể hiện đậm nét trong bút pháp lãng mạn. Những thủ pháp cường điệu, đối lập được sử dụng rộng rãi, sáng tạo đã tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hào hùng, hùng vĩ và cái tuyệt mĩ của con người và thiên nhiên.     

     Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến được dệt bởi cảm hứng lãng mạn qua cái nền hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng hoang vu, bạt ngàn lởp phía Tây của Tổ quốc. Người lính vượt qua đèo núi cao, suối sâu với tư thế đẹp, hùng dũng với nỗi nhớ “chơi vơi”, “heo hút cồn mây súng ngửi trời”, với "Mường Lát hoa về trong đêm hơi", “mưa xa khơi".

     Bút pháp lãng mạn còn thể hiện qua âm thanh ghê rợn của “thác gầm thét”, “cọp trêu người” nhằm tô đậm vẻ hoang dại, bí hiểm của rừng thiêng nước độc, rồi đột ngột mở ra một nỗi nhớ ấm áp. Thực ảo đan xen trong đêm liên hoan “bừng lên hội đuốc hoa” với cái nhìn ngơ ngác “kìa em xiêm áo tự bao giờ”. Từ cảnh liên hoan chuyển sang cảnh sông nước đầy chất thơ bằng bút pháp chấm phá tinh tế, cảnh như được phủ lên màn sương huyền thoại, da diết hồn của ngàn lau... giống như một bức cổ họa.

     Hùng vĩ gắn với thơ mộng là cái nhìn riêng của chất lãng mạn Quang Dũng. Qua cảnh để nói về hoài niệm, tạo nên một tình yêu bâng khuâng của tác giả đối với vùng đất một thời gắn bó sâu sắc.

     Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ và diễm lệ, người lính xuất hiện với cái tầm vóc bi tráng khác thường “không mọc tóc”, “xanh màu lá dữ oai hùm", “mắt trừng gửi mộng qua biên giới” ...

     Bốn câu thơ tiếp theo nói về cái chết cũng khác thường “rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất...". Hai khổ thơ lạo hình dữ dội nói lên cái tột cùng cơ cực, lẫn cái lẫm liệt kiêu hùng. Đến cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng, hiệp sĩ... Từ Hán Việt đưực sử dụng tạo âm hưởng bi hùng.

     Tinh thần bi tráng trong tác phẩm văn học được thể hiện ở việc miêu tả hiện thực, không né tránh cái bi, tức cái gian khổ, đau thương. Cái bi nhưng không phải bi lụy mà là bi tráng, hào hùng. Là cái chết nhưng không bi lụy mà là cái chết hào hùng lẫm liệt, cái chết đi vào cõi bất tử. Cái bi thường được thể hiện ở giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng.

      Tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến thể hiện chỗ lời thơ không né tránh cái bi, thường đề cập đến cái chết nhưng đó không phải là cái chết bi lụy mà là cái chết hào hùng, mãnh liệt, cái chết của người chiến sĩ đi vào cõi bất tử. Trên nền thiên nhiên Tây Bắc dữ dội và huyền ảo, nhà thơ tô đậm hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hào hùng và hào hoa bằng bút pháp lãng mạn, nhưng không thoát li hiện thực và cảm hứng bi tráng. Bài thơ viết về chiến tranh, nhưng Quang Dũng không hề nói đến trận đánh, tiếng súng. Nhưng người đọc vẫn hình dung được sự khốc liệt của chiến tranh. Bởi bài thơ viết nhiều về sự hi sinh của người lính nhưng bằng ngòi bút tài hoa và lãng mạn và cảm hứng hào hùng bi tráng, Quang Dũng đã miêu tả điều đó một cách thấm thía, xúc động. Cái chết, sự hi sinh bao giờ cũng gợi cảm xúc bi thương đó, nhưng việc dùng từ Hán Việt đầy trang trọng đã khiến cái bi thương lạnh lẽo mờ đi. Câu thơ "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" đã khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ không chỉ chấp nhận và còn vượt lên cả cái chết, sẵn sàng dâng hiến cả sự sống, cả tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc.

      Bài thơ đã có ba lần nói về cái chết, cái chết nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất là cái chết trang trọng này:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

      Sang trọng vì được bao bọc trong tấm chiến bào, được về tu nghĩa với đất mẹ quê hương và nhất là được thiên nhiên tấu lên khúc nhạc dữ dội và oai hùng để tiễn đưa hương hồn các chiến sĩ. Ở đây thủ pháp nhân hóa và làm cường điệu đã đẩy chất bi tráng lên đỉnh cao. Chất bi tráng làm nên sắc diện bài thơ có mặt trong tác phẩm, nhưng nổi rõ và in dấu đậm nét nhất chính là đoạn Quang Dũng miêu tả chân dung người lính Tây Tiến. Những cặp hình ảnh đối lập giữa ngoại hình tiều tụy với phong thái "dữ oai hùm", giữa "mắt trừng" và "đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", và nhất là sự đối lập giữa gian khổ, hi sinh với lí tưởng vì nước quên thân khiến sự hi sinh của người lính Tây Tiến trở nên cao đẹp bi hùng. Bài thơ cũng đã lột tả được cái khí phách của một thời đại và chắp cánh cho cái bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời đại thơ.

     Chính nhờ cảm hửng lãng mạn đã tạo nên ở Quang Dũng cái nhìn có lính anh hùng cổ điển trước cái chết của người lính. Tác giả nhìn thẳng vào sự thật.

     Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng tạo nên tính sử thi đặc biệt của bài thơ. Bức chân dung người lính hào hoa, dũng cảm trên cái nền hùng vĩ, mĩ lệ được tác giả hướng hồn thơ ngưng đọng cả một thế hệ anh hùng - những người lính “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Tây Tiến là bài thơ hay viết về người lính gốc Hà Nội thời kháng chiến chông thực dân Pháp. Bài thơ góp tiếng nói độc đáo cũng như kháng chiến viết về người lính của Hồng Nguyên, Chính Hữu, Nguyền Đình Thi... làm thành mảng riêng đặc sác trong nền thơ chung.

 


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 2 - Vật lí 10

PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 5N và F2 = 12N. Hợp lực của F1 và F2 chỉ có thể có nhận dạng giá trị bằng

A. 6N                                      B. 18N

C. 8N                                      D. 4N

Câu 2. Hợp lực của hai lực có độ lớn F1 = F và F2 = 2F có thể

A. nhỏ hơn F  

B. vuông góc với lực F1

C. lớn hơn 3F 

D. vuông góc với lực F2

Câu 3. Nhận định nào không đúng trong các nhận định sau ?

A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật

B. lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật

C. vật có thể chuyển động khi không có lực tác dụng vào nó

D. vật không nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng lên nó

Câu 4. Nhận định nào đúng trong các nhận định sau ?

A. một vật đang đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì nó sẽ chuyển động thẳng đều.

B. nếu lực tác dụng nào vật có độ lớn tăng dần thì vật sẽ chuyển động nhanh dần

C. một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì nó sẽ chuyển động thẳng đều.

D. không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó

Câu 5. Hai lực trực đối cân bằng là hai lực:

A. cùng độ lớn, cùng giá, ngược chiều và tác dụng vào cùng một vật

B. bằng nhau về cả hướng và độ lớn

C. bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá

D. cùng độ lớn, cùng giá, ngược chiều và tác dụng vào hai vật khác nhau

Câu 6. Trong một tai nạn giao thông, ô tô tải đâm vào ô tô con đang chạy ngược chiều. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. lực mà ô tô tải tác dụng lên ô tô con lớn hơn lực mà ô tô con tác dụng lên ô tô tải

B. lực mà ô tô tải tác dụng lên ô tô con nhỏ hơn lực mà ô tô con tác dụng lên ô tô tải

C. ô tô tải nhận được gia tốc lớn hơn ô tô con

D. ô tô con nhận được gia tốc lớn hơn ô tô tải

Câu 7. Một khối gỗ có khối lượng 50kg được đặt tren mặt sàn nằm ngang. Tác dụng vào thùng lực đẩy có phương nằm ngang và có độ lớn F = 150N. Nếu hệ số ma sát nghỉ giữa thùng và mặt sàn là 0,35 và lấy g = 10 m/s2. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. thùng chuyển động nhanh dần đều, lực ma sát tác dụng vào thùng là 175N

B. thùng chuyển động đều, lực am sát tác dụng vào thùng là 150N

C. thùng không chuyển động, lực ma sát tác dụng vào thùng là 150N

D. thùng không chuyển động, lực ma sát tác dụng vào thùng là 175N

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo ?

A. xuất hiện khi vật đàn hồi bị biến dạng

B. ngược hướng với hướng của biến dạng

C. độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật

D. cân bằng với ngoại lực tác dụng lên vật

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lực ma sát

A. xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa hai vật

B. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật

C. không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc

D. phụ thuộc vào bản chất của các mặt tiếp xúc

Câu 10. Lực hấp dẫn giữa hai vật chỉ đáng kể khi hai vật đó có

A. thể tích rất lớn

B. khối lượng rất lớn

C. khối lượng riêng rất lớn

D. dạng hình cầu

Câu 11. Khi ô tô chuyển động đều trên một đoạn đường có dạng cung tròn, lực tác dụng đóng vao trò lực hướng tâm là

A. trọng lực của ô tô

B. phản lực của mặt đường

C. hợp lực của tất cả ác lực tác dụng lên xe

D. lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường

Câu 12. Khi nói về quán tính của một vật, nhận định nào sau đây không đúng ?

A. quán tính là tính chất của mọi vật bảo toàn vận tốc của mình khi không chịu tác dụng của lực

B. khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều theo quán tính

C. những vật có khối lượng rất nhỏ thì không có quán tính

D. nguyên nhân duy trì chuyển đông khi các lực tác dụng lên vật mất đi chính là tính quán tính của vật.

Câu 13. Lực tác dụng và phản lực của nó luôn

A. khác nhau về bản chất       

B. cùng hướng với nhau

C. xuất hiện và mất đi đồng thời       

D. cân bằng nhau

Câu 14. Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm yên trên mặt đất thì bị đá bằng lực 250N. Nếu thời gian bóng tiếp xúc với chân là 0,02s thì tốc độ của bóng ngay sau khi đá là

A. 0,01 m/s                              B. 0,1 m/s

C. 2,5 m/s                                D. 10 m/s

Câu 15. Một vật có khối lượng 2,0 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Trong 0,05s đầu, vật đi được 80 cm. Hợp lực tác dụng vào vật và gia tốc mà nó thu được là

\(\begin{array}{l}A.\,6,4\,N;\,\,3,2\,m/{s^2}\\B.\,12,8\,N;\,\,6,4\,m/{s^2}\\C.\,1,2N;\,\,0,64\,m/{s^2}\\D.\,1280\,N;\,\,640\,m/{s^2}\end{array}\)

Câu 16. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 20cm và có độ cứng k = 40 N/m. Khi nén lò xo bằng lực F  = 1N thì chiều dài của nó là

A. 2,5cm                                 B. 19,975cm

C. 17,5cm                                D. 19,75cm

Câu 17. Nếu lực ép giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên n lần thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc

A. tăng lên n lần   

B. giảm đi n lần

C. không đổi 

D. tăng lên \(\sqrt n \) lần

Câu 18. Từ cùng một độ cao, bi M được thả không vận tốc đầu  bi N được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. M chạm đất trước N

B. M chạm đất sau N

C. Cả hai chạm đất cùng lúc

D. M chạm đất khi N mới rơi được nửa đoạn đường

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 19.  Một tàu điện đang chạy với vận tốc v0  = 36 km/h thì bánh xe hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt trên đường ray. Kể từ lúc hãm đến lúc dừng hẳn, tàu điện còn chạy được quãng đường bao nhiêu ?

Câu 20.  Từ độ cao 20m, một hòn đá được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2

a) Tính góc giữa phương véc tơ vận tốc và mặt đất ở thời điểm vừa chạm đất

b) Tính độ lớn vận tốc của hòn đá ở thời điểm ngay trước khi chạm đất.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”