Phân tích bài thơ Tây Tiến để chứng minh: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến để chứng minh: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. BÀI LÀMQuang Dũng là nhà thơ quân đội và tài hoa về nhiều lĩnh vực, nhưng nổi bật hơn cả là khả năng thơ ca

Lời giải

     Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến để chứng minh: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

BÀI LÀM

     Quang Dũng là nhà thơ quân đội và tài hoa về nhiều lĩnh vực, nhưng nổi bật hơn cả là khả năng thơ ca. Thơ ông luôn thể hiện một cái tôi hào hoa thanh lịch, giàu chất lãng mạn, có khả năng diễn tả và cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, chân thật. Bài Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ ấy của Quang Dũng. Bài thơ được rút trong lập thơ Mây đầu ô, được ông viết vào năm 1948 Phù Lưu Chanh, sau khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đoàn quân Tây Tiến ngày nào. Bài thơ thành công về nhiều phương diện, nhưng đặc sắc tổng thể của nó là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng:

     Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến được viết nên bởi cảm hứng lãng mạn qua cái nền hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng hoang vu, bạt ngàn ở  phía Tây của Tổ quốc. Người lính vượt qua đèo núi cao, suối sâu với tư thế đẹp, hùng dũng với nỗi nhớ “chơi vơi”,“heo hút cồn mây súng ngửi trời”, với “Mường Lát hoa về trong đêm hơi", “mưa xa khơi".

     Bút pháp lãng mạn còn thể hiện qua âm thanh ghê rợn của “thác gầm thét”, “cọp trêu người” nhằm tô đậm vẻ hoang dại, bí hiểm của rừng thiêng nước độc, rồi đột ngột mở ra một nỗi nhớ ấm áp.

     Thực ảo đan xen trong đêm liên hoan “bừng lên hội đuốc hoa” với cái nhìn ngơ ngác “kìa em xiêm áo tự bao giờ”. Từ cảnh liên hoan chuyển sang cảnh sông nước đầy chất thơ bằng bút pháp chấm phá tinh tế, cảnh như  được phủ lên màn sương huyền thoại, da diết hồn của ngàn lau... giống như một bức cổ họa.

     Hùng vĩ gắn với thơ mộng là cái nhìn riêng của chất lãng mạn Quang Dũng. Qua cảnh để nói về hoài niệm, tạo nên một tình yêu bâng khuâng của tác giả đối với vùng đất một thời gắn hó sâu sắc.

     Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ và diễm lệ, người lính xuất hiện với cái tầm vóc bi tráng khác thường “không mọc tóc”, “xanh màu lá dữ oai hùm", “mắt trừng gửi mộng qua biên giới”.

     Bốn câu thơ tiếp theo nói về cái chết cũng khác thường “rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất...". Hai khổ thơ tạo hình dữ dội nói lên cái tột cùng cơ cực, lẫn cái lẫm liệt kiêu hùng. Đến cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng, hiệp sĩ... Từ Hán Việt được sử dụng tạo âm hưởng bi hùng. Chính nhờ cảm hứng lãng mạn đã tạo nên ở Quang Dũng cái nhìn có tính anh hùng cổ điển trước cái chết của người lính. Tác giả nhìn thẳng vào sự thật.

     Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng tạo nên tính sử thi đặc biệt của bài thơ. Bức chân dung người lính hào hoa, dũng cảm trên cái nền hùng vĩ, mĩ lệ được tác giả hướng hồn thơ ngưng đọng cả một thế hệ anh hùng - những người lính “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh".

    Tây Tiến là bài thơ hay viết về người lính gốc Hà Nội thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ góp tiếng nói độc đáo cũng như kháng chiến viết về người lính của Hồng Nguyên, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi... làm thành mảng riêng đặc sắc trong nền thơ chung.

 


Bài Tập và lời giải

Câu C1 trang 157 SGK Vật lý 10

Hãy tính các giá trị của tích pV ở bảng 29.1 và rút ra kết luận về dự đoán.

Thể tích V (cm3)

Áp suất p (105 Pa)

pV

20

1,0

 

10

2,0

 

40

0,5

 

30

0,67

 

Xem lời giải

Câu C2 trang 157 SGK Vật lý 10

Hãy dùng các số liệu trong bảng kết quả thí nghiệm để vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của p theo V trong hệ tọa độ (p, V).

Trên trục hoành : 1 cm ứng với 10cm3

Trên trục tung : 1 cm ứng với 0,2.105 Pa

Xem lời giải

Bài 1 trang 159 SGK Vật lí 10

Kể tên các thông số trạng thái của một lượng khí.

Xem lời giải

Bài 2 trang 159 SGK Vật lí 10

Thế nào là quá trình đẳng nhiệt ?

Xem lời giải

Bài 3 trang 159 SGK Vật lí 10

Phát biểu và viết hệ thức của định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt.

Xem lời giải

Bài 4 trang 159 SGK Vật lí 10

Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V) có dạng gì ?

Xem lời giải

Bài 5 trang 159 SGK Vật lí 10

Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí ?

A. Thể tích.                             B. Khối lượng.

C. Nhiệt độ tuyệt đối.              D. Áp suất.

Xem lời giải

Bài 6 trang 159 SGK Vật lí 10

Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Bôi -lơ - Ma-ri-ốt ?

A. \(p \sim {1 \over V}\).                                      B. \(V \sim {1 \over p}\)

C. V ∽ p.                                        D. p1V1 = p2V2

Xem lời giải

Bài 7 trang 159 SGK Vật lí 10

Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt ?

A. p1V1 = p2V2.                                 B. \(\frac{p_{1}}{V_{1}}\) = \(\frac{p_{2}}{V_{2}}\).

C. \(\frac{p_{1}}{p_{2}}\) = \(\frac{V_{1}}{V_{2}}\).                                       D. p ∽ V.

Xem lời giải

Bài 8 trang 159 SGK Vật lí 10

Một xilanh chứa 150 cmkhí ở áp suất 2.105 Pa. Pit – tông nén khí trong xilanh xuống còn 100 cm3. Tính áp suất của khí trong xilanh lúc này, coi nhiệt độ như không đổi.

Xem lời giải

Bài 9 trang 159 SGK Vật lí 10

Một quả bóng có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 45 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”