Phân tích bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuốngTây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùm

Lời giải

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

     Nếu cần sự độc đáo thì mấy từ “không mọc tóc" đã đạt đến chỗ tột cùng của độc đáo, nhưng như thế thì có chân thật không? Hình ảnh anh bộ đội có trở nên quái đản không? Không! Bởi vì, đây là hình ảnh anh “vệ trọc” nổi tiếng một thời, hình ảnh như một dấu ấn không thể phai của những chàng trai từ thành phố, từ dưới các mái trường  “ xếp bút nghiêng" bước vào chiến đấu, với một lòng yêu nước hoàn toàn vô tư và một chút lãng mạn của một khách chính phu và một chiến sĩ“Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao". Hình ảnh anh bộ đội trong những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến ấy chưa có thể hoàn toàn thoát khỏi hình ảnh người anh hùng mà văn thơ lãng mạn đã tạo nên, cả từ “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn hay “Chí khí anh hùng” của Nguyễn Công Trứ. Mà đã có đoàn binh không mọc tóc" thì tất nhiên cũng có được “quần xanh màu lá dữ oai hùm". Hơn nữa cái vẻ “dữ oai hùm ” ấy cũng hoàn toàn tương xứng một ý thơ của đoạn đầu:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

     Hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến đã được dựng lên như thế thì tất phải có hai câu thơ này:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

     Mấy câu thơ sau thì thật buồn:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

     Đó là hình ảnh tất nhiên của một cuộc chiến tranh. Câu thơ đầu đọng lại như một bức tranh buồn thảm bởi tất cả bảy tiếng - "rải rác - biên cương - mồ viễn xứ” đều hàm chứa một lượng thông tin lớn. Câu thơ này nếu đứng một mình thì ấn tượng bi thảm thật đến vô cùng. Nhưng từ cái bi thảm ấy, những câu thơ sau lại nâng nó lên thành bi tráng chứ không còn bi thảm nữa. Nó bi tráng bởi Quang Dũng đã nói được một điều cốt lõi trong nhân cách của người đã chết:

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

     Cách nhìn cách phát biểu của nhà thơ cũng xuất phát từ cái bi tráng ấy. Riêng chi tiết thực này: người tử sĩ được mai táng trong chính quần áo của mình (không có cả chiếu), Quang Dũng đã nói khác đi. Nhà thơ không nói áo mà nói “áo bào”, và khi nói “áo bào” thì ta không còn nghĩ đến “áo” nữa mà nghĩ đến một cái gì đó đẹp và hùng tráng hơn rất nhiều. Nói “áo bào" không phải là thi vị hóa hay "tiểu tư sản", “mộng rớt” như có người đã nói. Vả lại "áo bào” chứ không phải “chiến bào”, chiến bào thì nghe cổ quá, không phù hợp, còn “áo bào” thì lại mới, rất đúng (Một sự kết hợp ngẫu nhiên giữa áo và bào, coi như một đóng góp về từ vựng của Quang Dũng)- Người tráng sĩ thời phong kiến coi “da ngựa bọc thây" là một niềm vinh quang thì với người lính bảo vệ đất nước ngày nay, “áo bào thay chiếu anh về đất” là một hình ánh đầy sức mạnh ngợi ca, vả lại, Quang Dũng còn rất tinh tế khi dùng từ "về": “anh về đất” không từ nào thay thế cho từ này được. “Về đất" không chỉ là được chôn xuống đất mà còn là hành động “tựu nghĩa” của người anh hùng đã hoàn thành nhiệm vụ, còn là niềm trân trọng yêu thương, của đất nước, của đồng đội. Bi tráng nhất là câu thơ cuối đoạn này:

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

     Buồn đấy nhưng sao mà hùng tráng quá! Quang Dũng đã kết thúc Tây Tiến bằng một khổ thơ tứ tuyệt:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

     "Không hẹn ước" rồi lại “thăm thẳm một chia phôi”, Quang Dũng khẳng định lại ý niệm "nhất khứ bất phục hoàn" trong hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến, cũng cái ý niệm chung cả một thời kỳ, một thế hệ con người. Đã nói nhiều điều về Tây Tiến, đã nhắc lại nhiều kỷ niệm về Tây Tiến, nhưng cuối cùng cái đọng lại sâu sắc nhất, bền vững nhất về Tây Tiến là cái tinh thần ấy. Giọng thơ trầm, chậm, hơi buồn, nhưng ý thơ thì vẫn hào hùng.

     “Tây Tiến mùa xuân ấy” đã trở thành cái thời điểm một đi không trở lại của lich sử nước nhà. Sẽ không bao giờ còn cái thuở gian khó và thiếu thốn đến nhường ấy nhưng cũng không lãng mạn và hào hùng đến nhường ấy. Không có cái thuở ấy thì sẽ không có bài như Tây Tiến và tất nhiên không có cái hồn thơ, cái tài thơ của Quang Dũng thì cũng sẽ không có Tây Tiến.


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 4 - Vật lí 10

Câu 1. Một khẩu súng sau khi đã lắp đạn có khối lượng M. Sau khi bắn, đầu đạn khối lượng m bay ra khỏi nòng súng với vận tốc v. Súng bị giật lại với vận tốc có độ lớn là

\(\begin{array}{l}A.\,\dfrac{{2mv}}{{M + m}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,\dfrac{{mv}}{{M - m}}\\C.\,\dfrac{{mv}}{{M + m}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,\dfrac{{2mv}}{{M - m}}\end{array}\)

Câu 2. Một quả bóng khối lượng m đang bay với vận tốc \(\overrightarrow v \) thì đập vuông góc với bức tường thẳng đứng và bật ngược trở ra theo phương cũ với cùng độ lớn vận. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là

\(\begin{array}{l}A.\, - 2m\overrightarrow v \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,2m\overrightarrow v \,\\C.\,0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.m\overrightarrow v \,\end{array}\)

Câu 3. Chọn phát biểu đúng

A. nếu vật chuyển động thẳng chậm dần thì véc tơ động lượng ngược chiều véc tơ vận tốc

B. nếu vật chuyển động thẳng nhanh dần thì véc tơ động lượng ngược chiều véc tơ vận tốc

C. nếu vật chuyển động thẳng đều thì véc tơ động lượng bằng không

D. nếu vật chuyển động tròn đều thì vectơ động lượng thay đổi. 

Câu 4. Một vật khối lượng m có vận tốc v, va chạm vào một vật khối lượng M đứng yên. Biết M = 9m và sau va chạm hai vật dính nhau. Tỉ số vận tốc trước và sau va chạm của vật m là:

\(\begin{array}{l}A.\,\dfrac{1}{9}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,\dfrac{1}{{10}}\\C.\,9\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,10\end{array}\)

Câu 5. Người thủ môn khi bắt bóng muốn không đau tay và khỏi ngã thì phải co tay lại và lùi người một chút theo hướng của quả bóng. Người đó làm thế nào để

A. giảm động lượng của quả bóng

B. giảm độ biến thiên của động lượng của quả bóng

C. tăng xung lượng của lực quả bóng tác dụng lên tay

D. giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay

Câu 6. Chọn phát biểu đúng trong quá trình chuyển động của vật được ném ngang

A. động năng không đổi

B. thế năng không đổi

C. cơ năng bảo toàn

D. động lượng bảo toàn

Dữ liệu cho câu 7 và câu 8:

Tại cùng một vị trí, người ta ném vật A hướng thẳng lên với vận tốc v, và vật B được ném thẳng đứng xuống cũng với vận tốc v. Biết hai vật có cùng khối lượng

Câu 7. Chọn phát biểu đúng về động lượng của hai vật

A. khi xuống mặt đất thì động lượng của hai vật bằng nhau

B. khi xuống mặt đất thì động lượng của vật A lớn hơn động lượng của vật B

C. khi xuống mặt đất thì động lượng của vật B lớn hơn động lượng của vật A

D. các phát biểu trên đều sai

Câu 8. Chọn phát biểu đúng về cơ năng của hai vật

A. khi xuống mặt đất thì cơ năng của hai vật bằng nhau

B. khi xuống mặt đất thì cơ năng của vật A lớn hơn cơ năng của vật B

C. khi xuống mặt đất thì cơ năng của vật B lớn hơn cơ năng của vật A

D. các phát biểu trên đều sai

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng. Tại vị trí ném, hai vật có cùng động năng và cùng thế năng.

Câu 9. Một vật chuyển động tròn đều thì

A. động lượng bảo toàn

B. cơ năng không đổi

C. động năng không đổi

D. thế năng không đổi

Câu 10. Một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc v. Chọn mối liên hệ đúng giữa động lượng p và động năng Wđ của vật

\(\begin{array}{l}A.\,\,{{\rm{W}}_d} = \dfrac{{{p^2}}}{{2m}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,{{\rm{W}}_d} = \dfrac{p}{{2m}}\\C.\,{{\rm{W}}_d} = \dfrac{{2m}}{p}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,{{\rm{W}}_d} = 2m{p^2}\end{array}\)

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”