Chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng

Đề bài: Chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng. BÀI LÀMCó một thời, nhắc đến khái niệm “lãng mạn" người ta thường đồng nhất nó với những gì xa rời thực tế, cá nhân, tiêu cực, mềm yếu. . . và người ta phản đối, phê phán, thậm chí tẩy chay nó

Lời giải

   Đề bài: Chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng.

BÀI LÀM

   Có một thời, nhắc đến khái niệm “lãng mạn" người ta thường đồng nhất nó với những gì xa rời thực tế, cá nhân, tiêu cực, mềm yếu... và người ta phản đối, phê phán, thậm chí tẩy chay nó. Nhưng nếu xét đến tận cùng, phần lãng mạn ấy không thể thiếu trong đời sống tinh thần, trong tâm hồn con người và cái gọi là “lãng mạn” ấy cũng thật nhiều vẻ, nhiều hình. Nó có thể làm con người ta nhỏ lại yếu hèn đi nhưng cũng có thể đem đến cho con người có sức mạnh phi thường để làm nên những điều phi thường. Ta bắt gặp sức mạnh lãng mạn ấy qua Tây tiến của Quang Dũng - một tác phẩm mang đậm chất sử thi, đậm chất lãng mạn anh hùng, lãng mạn cách mạng.

   Có thể nói, cuộc sống tinh thần của mỗi con người hay cả một cộng đồng dân tộc sẽ nghèo nàn, cằn cỗi và nhàm chán biết bao nếu thiếu đi những ước mơ bay bổng, thiếu đi những ước mơ bay bổng , thiếu đi tưởng tượng phong phú, diệu kỳ... Lãng mạn hiểu theo nghĩa đúng đắn, chắp cánh cho những ước mơ, thúc giục con người hướng tới cái đẹp, cái cao cả và sự hoàn thiện mà hiện thực cuộc sống còn chưa đạt tới. Chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến chính là cảm hứng bay bổng của nhà thơ hướng tới vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của thiên nhiên và con người Tây Bắc, Vẻ đẹp  được cảm nhận từ một hiện thực gian khổ và đầy khốc liệt, khó khăn. Chính vì .sế, chất lãng mạn của bài thơ càng đáng chân trọng, nâng niu. "Nói" đúng hơn, chính nhờ chất lãng mạn ấy mà người lính Tây Tiến có thể vượt qua được mọi vất vả gian lao, mọi khó khăn thử thách. Chất lãng mạn trong Tâv Tiến xuất hiện dường như để lại "thăng bằng" cho cảnh vật và tâm hồn của con người. Vì thế bên cạnh một thiên nhiên hiểm trở, dữ dằn, những núi đá cheo leo, những cảnh rừng thiêng nước độc... ta lại thấy một thiên nhiên thơ mộng đến say người, một Tây Bắc đẹp như tranh thuỷ mạc. Nỗi nhớ Tây Tiến trong lòng nhà thơ cứ "chơi vơi” giữa hai gam màu ấy. Còn gì dữ dội và hiểm trở hơn những cảnh:

"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.."

   Còn gì hoang dại và âm u, rùng rợn hơn tiếng thác gào và tiếng cọp gầm:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét     

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

    Nhưng liền đó lại là những cảnh rất đỗi nên hoạ, nên thơ. Đó là chiều sương Mộc Châu, là "hồn lau" thâ'p thoáng "nẻo bến bờ", là dáng người mảnh mai mềm mại trên chiếc thuyền độc mộc:

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

   Rõ ràng thiên nhiên Tây Bắc ở đây được cảm nhận với một vẻ độc đáo: vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa tươi tắn, thơ mộng. Mà không chỉ thiên nhiên, chất lãng mạn bay bổng còn thể hiện rõ khi tác giả khắc họa chân dung người lính Tây Tiến hiện lên trên cái nền hùng vĩ và mỹ lệ ấy của núi rừng Tây Bắc. vẫn là đối chọi để "cân bằng" giữa một bên là hiện thực khắc nghiệt, là cuộc sống đầy gian nan và lắm hy sinh mất mát, với một bên là cuộc sống tươi đẹp và đầy chất thơ. Này đây là những vất vả, gian lao của cuộc đời người lính Tây Tiến: "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi", "Anh bạn dãi dầu không bước nữa - Gục sũng mũ bỏ quên đời!". Hình ảnh đoàn quân "không mọc tóc" với nước da "xanh màu lá" là kết quả của những trận sốt rét triền miên. Những nấm mồ "rải rác" khắp "biên cương” và cảnh người lính ngã xuống không manh chiếu liệm v.v... đủ nói lên tất cả gian khổ cùng cực của cuộc chiến đấu mà người lính phải gánh chịu. Nhưng nếu chỉ có thế, sức mạnh của hiện thực sẽ đè nát ý chí và tâm hồn người chiến sĩ. Chính cảm hứng lãng mạn đã truyền niềm tin di những người lính Tây Tiến khiến các anh sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân của minh cho Tổ quốc "chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Trong cái gian khổ khắc nghiệt trên, bỗng thoảng hương của nếp xôi của những cô gái xứ Mai Châu. Ta nao nao, say người trong đêm lửa trại giữa "hội đuốc hoa", khi bắt gặp trong mơ hình ảnh "nàng e ấp" trong xiêm áo lộng lẫy và tiếng khèn man điệu hoang dại của núi rừng. Nhiều khi sự cân bằng, đối chọi giữa hai màu sắc – hiện thực và lãng mạn - thể hiện ngay trong từng câu thơ, từng đoạn thơ. Vừa thây rợn người, trên độ cao ngàn thước chênh vênh bên bờ vực thẳm "ngàn thước xuống” đã lại thấy lòng thanh thản ngắm nhìn qua cơn mưa thanh bình nhà ai đó thoáng ở lưng núi Pha Luông. Vừa thấy hiện lên trước mắt hình ảnh: "Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi" rất hiện thực, đã lại chuyển sang hình ảnh đầy chất thơ "Mường Lát hoa về trong đêm hơi". Câu thơ lung linh huyền ảo với hàng loạt thanh bằng (6/7) đã ảo hoá hiện thực. Người đọc chỉ cảm nhận được cái gì đó nhẹ nhàng, bâng khuâng, chơi vơi như nỗi nhớ, bảng lảng như  sương chiều, xua tan đi mệt mỏi của đoàn quân. Cũng như thế ở câu trên ta vừa thấy sự uất hận của người lính Tây Tiến gửi hai chữ "mắt trừng" thì ngay sau đó “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" một câu thơ cũng phần lớn dùng thanh (5/7). Tính chất lãng mạn của bài thơ còn thể hiện ở một phương diện Đó là chất bi tráng. Dường như vẫn là một cặp đối chọi nhau. Bi mà không luỵ, buồn đau mà hùng tráng, mất mát hy sinh mà vẫn lạc quan. Không bi sao trước những gian nan đến ghê người, những cơn sốt rét, nước da xanh lá và tóc rụng không mọc lại được; không bi sao được trước những mất mát hy sinh "Rải rác biên cương mồ viễn xứ". Tuy nhiên bi mà không lụy, bi mà tráng, mạnh mẽ quân xanh màu lá mà vẫn giữ oai hùm. Ngay trong một bài thơ ta đã thây rõ tính chất này: "Áo bào thay chiếu anh về đất”. Một sự ra đi nhẹ nhàng, thanh thản, ung dung. Giọng thơ muốn hạ xuống cung bậc thấp phù hợp với nỗi tiếc thương. Nhưng hạ thấp là để mà cuối cùng vút lên bản nhạc dữ dội và hùng tráng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Những mất mát đau thương của con người như dồn nén, tích tụ ưong tiếng gầm vang rung chuyển cả núi rừng của dòng sông Mã. Ai bảo lãng mạn như thế là tiêu cực, là mềm yếu. Thực chất, chính chất lãng mạn của bài thơ đã nâng được người đọc lên, vực dậy những người lính mệt mỏi đang dãi dầu không bước nữa, xoá tan đi bao nhọc nhằn đau khổ, lãng quên đi bao nỗi hiểm nguy và lấy lại cân bằng tâm hồn người lính, giúp họ vững bước đi lên... Chất lãng mạn ấy là sức và vẻ đẹp của người lính Tây Tiến.

   Đọc Tây tiến của Quang Dũng ta bắt gặp cảm xúc lãng mạn anh hùng thăng hoa cái nền hiện thực, bắt gặp sức mạnh tinh thần mà những vần thơ lãng mạn ấy đem lại cho người lính binh đoàn Tây Tiến. Nó là nét đẹp vĩnh hằng trong tâm hồn người lính và trong thơ ca kháng chiến.


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 4 - Vật lí 9

Câu 1. Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?

A. Một cuộn dây dẫn kín nằm cạnh một thanh nam châm

B. Nối hai cực của một thanh nam châm với hai đầu của một cuộn dây dẫn

C. Đưa 1 cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín

D. Cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng 1 cuộn dây dẫn kín

Câu 2. Trong thí nghiệm bố trí như hình vẽ, biết rằng khi đưa nam châm từ ngoài vào trong lòng cuộn dây thì đèn LED màu đỏ sáng, đèn LEB màu vàng không sáng. Khi kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn LED màu đỏ không sáng đèn LED màu vàng sáng. Hỏi khi đưa cuộn dây lại gần nam châm thì điều gì xảy xa

 

A. Đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng

B. Đèn LED màu đỏ không sáng, đèn LED màu vàng sáng

C. Cả hai đèn không sáng

D. Cả hai đèn sáng

Câu 3. Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở R thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,4kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 50kV. Điện trở dây dẫn bằng

A. 50Ω

B. 500Ω

C. 100Ω

D. 5000Ω

 Câu 4. Trong hình 4, xy là mặt phân cách giữa hai môi trường không khí (ở trên) và nước (ở dưới). hình nào biểu diễn không đúng sự khúc xa của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách xy

        

Câu 5. Chiếu 1 tia sáng từ không khí vào nước với góc tới 600 kết quả nào sau đây là hợp lí

A. Góc khúc xa r = 600

B. Góc khúc xa r = 40030’

C. Góc khúc xa r = 00

D. Góc khúc xa r = 700

Câu 6. Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ. đặc điểm của anh của vật tạo bởi thấu kính là

A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật

B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

C. ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật

D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật

Câu 7: Chiếu 1 chùm tia sáng song song vào 1 thấu kính hội tụ chùm tia ló thu được

A. cùng là chùm song song

B. là chùm hội tụ

C. là chùm phân kỳ

D. là chùm sáng hội tụ tại quang tâm của thấu kính

Câu 8: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ. có tiêu cự f=16cm . có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính là:

A. 8cm

B. 16cm

C. 32cm

D. 48cm

Câu 9: điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh của một thấu kính phân kỳ

A. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh thật ngược chiều với vật

B. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật với vật

C. Vật đặt ngoài khoảng OF cho ảnh thật

D. Tất cả mọi trường hợp vật đặt trước thấu kính phân kỳ đều cho ảnh ảo, cùng chiều,bé hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự OF của thấu kính

Câu 10. Đặt một vật sáng cách thấu kính hội tụ d=20cm thấu kính có tiêu cự f=15cm ta thu được ảnh gì cách thấu kính bao xa

A. ảnh thật cách thấu kính 90cm

B. ảnh thật cách thấu kính 60cm

C. ảnh ảo cách thấu kính 90cm

D. ảnh ảo cách thấu kính 60cm

Câu 11. ảnh của một vật hiện lên trên phim trong máy ảnh là

A. ảnh thật ngược chiều vật

B. ảnh thật cùng chiều vật

C. ảnh ảo ngược chiều vật

D. ảnh ảo cùng chiều vật

Câu 12. Chọn câu nói không đúng

A. kính lúp dùng quan sát các vật nhỏ

B. kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

C. dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật

D. độ bộ giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được cáng lớn

Câu 13. Dùng máy ảnh mà vật kính cách phim 5cm để trụp ảnh của một người cao 1m6 đứng cách máy 4m chiều cao của ảnh là  

A. 3cm

B. 2cm

C. 1cm

D. 4cm

Câu 14. Điều nào không đúng nói về mắt

A. hai bộ phận quan trọng của mắt là thủy tinh thể và màng lưới

B. thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ làm bằng vật chất trong suốt và mềm

C. màng lưới là một màng mà khi ta nhìn thấy ảnh của vật sẽ thể hiện rõ trên đó

D. thủy tinh thể ở mắt đóng vai trò như buồng tối ở máy ảnh

Câu 15. Một người cận thị, điểm xa nhất mà người đó nhìn rõ là 0,5m. người đó muốn khắc phục tật cận thị phải lựa chọn kính như thế nào ?

A. kính hội tụ có tiêu cự f = 1m

B. kính phân kỳ có tiêu cự f = 1m

C. kính phân kỳ có tiêu cự f = 0,5m

D. kính hội tụ có tiêu cự f = 0,5m

Câu 16. Khi nào ta nhìn thấy một vật có màu đỏ?  

A. Khi vật đó khúc xa ánh sáng màu đỏ

B. Khi vật đó tán xạ tất cả các ánh sáng trừ màu màu đỏ

C. Khi ánh sáng màu đỏ từ vật đó truyền đến mắt ta

D. Khi vật đó hấp thụ ánh sáng màu đỏ

Câu 17: Trong các nguồn sáng sau, nguồn nào phát ra ánh sáng trắng

A. Bóng đèn pin

B. Đèn LED

C. Bút lade

D. Khúc xa ánh sáng

Câu 18: Lăng kính và đĩa CD có tác dụng gì

A. tổng hợp ánh sáng

B. nhuộm màu ánh sáng

C. phân tích ánh sáng

D. khúc xạ ánh sáng

Giải: Chọn C

Lăng kính và đĩa CD có tác dụng phân tích ánh sáng.  

Câu 19: vật màu đỏ có đặc điểm nào sau đây

A. tán xạ kém ánh sáng màu đỏ và tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác

B. tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác

C. tán xạ mạnh tất cả các màu

D. tán xạ kém tất cả các màu

Câu 20. Tác dụng nào sau đây của ánh sáng là tác dụng sinh học

A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cơ thể nóng lên.

B. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiều vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương

C. Ánh sáng mặt trời chiếu vào pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện

D. Ánh sáng mặt trời làm ion hóa các chất khí của bầu khí quyển

Câu 21: Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây? Chiếu một chùm tia sáng

A. vào gương phẳng

B. qua một tấm thủy tinh mỏng

C. qua một lăng kính

D. qua một thấu kính phân kỳ

Câu 22: Một vật được thả từ điểm A trên phần bên trái của mặt cong, vật trượt tới ddieeemr cao nhất trên phần bên phải (gọi là điểm B).biết rằng 10% cơ năng ban đầu của vật chuyển hóa thành nhiệt năng trong quá trình vật trượt từ A đến B . tỉ lệ phần trăm thế năng của vật tại B và thế năng của vật tại A

A. 100%

B. 20%

C. 10%

D. 90%

Câu 23: Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là biểu hiện của năng lượng

A. Truyền được âm

B. Làm cho vật nóng lên

C. Phản chiếu ánh sáng

D. Tán xạ được ánh sáng

Câu 24: Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?

A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi

B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát

C. Không đúng, vì động năng của xe giảm dần

D. Không đúng vì khi tắt máy động năng của xe đã dần chuyển hóa thành thế năng

Câu 25: Một búa nặng 20kg rơi từ độ cao 1,5m xuống đóng vào một chiếc cọc, Nhiệt lượng tỏa ra mà búa đã truyền chi các vật là

A. Q = 200J

B. Q = 215J

C. Q = 150J

D. Q = 300J

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 4 - Vật lí 9

Câu 1. Với thì nghiệm được bố trí như hình vẽ, dòng điện cảm ứng xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào dưới đây?

 

A. Thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.

B. Thanh nam châm và cuộn dây chuyển động cùng chiều luon cách nhau một khoảng không đổi

C. Thanh nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ

D. Thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quanh quanh trục AB

Câu 2. Chiều dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín phụ thuộc vào

A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây nhiều hay it

B. Chiều của đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây

C. Số vòng dây nhiều hay it

D. Cuộn dây quay hay nam châm quay

Câu 3. Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở R thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,2kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110kV. Điện trở dây dẫn bằng

A. 50Ω

B. 500Ω

C. 121Ω

D. 242Ω

 

Câu 4. Cuộn dây sơ cấp của máy biến thế có 1200 vòng, cuộn dây thứ cấp 60 vòng, khi đặt vao hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là

A. 9V

B. 11V

C. 22V

D. 12V

Câu 5. Khi góc tới bằng 00. Góc khúc xạ sẽ bằng

A. 0o

B. 300

C. 900

D. 1800

Câu 6. Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và năm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là  

A. ảnh thật, ngược chiều với vật

B. ảnh thật, cùng chiều với vật

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật

D. ảnh ảo, cùng chiều với vật

Câu 7: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 8cm. thấu kính cho ảnh ảo khi

A. vật đặt cách thấu kính 4cm

B. vật đặt cách thấu kính 12cm

C. vật đặt cách thấu kính 16cm

D. vật đặt cách thấu kính 24cm

Câu 8: vật AB  đặc trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính 1 khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB. Điều nào sau đây là đúng nhất?

A. OA = f

B. OA = 2f

C. OA > f

D. OA < f

Câu 9: Tia sáng nào sau đây truyền không đúng khi đi qua thấu kính phân kỳ

A. Chùm tia tới song song với trục chính, cho chùm tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm F’

B. Chùm tia tới hướng đúng tiêu điểm F, chùm tia ló song song với trục chính.

C. Chùm tia đi qua quang tâm, cho tia ló khúc xạ đi qua tiêu điểm.

D. Tia tới trùng với trục chính, tia ló truyền thẳng.

Câu 10. Một Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10cm cho 1 ảnh cách thấu kính 6cm, cao 2 cm. tìm chiều cao của vật?

A. Vật cao 2cm

B. Vật cao 5cm

C. Vật cao 3,5cm

D. Vật cao 4cm

Câu 11. Biết tiêu cự của kính cận thị bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt, thấu kính nào dưới đây có thể làm kính cận thị

A. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 40cm

B. Thấu kính hội tụ  có tiêu cự 40cm

C. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 5cm

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm

Câu 12. Ảnh của 1 vật khi nhìn qua kính lúp là

A. ảnh thật, lớn hơn vật

B. ảnh ảo, lớn hơn vật

C. ảnh thật, nhỏ hơn vật

D. ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

Câu 13. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:

Thể thủy tinh của mắt: 

A. là 1 thấu kính hội tụ

B. có độ cong thay đổi được

C. có tiêu cự không đổi

D. có tiêu cự có thể thay đổi được.

Câu 14. Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm. người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là :

A. 30cm

B. 40cm

C. 50cm

D. 60cm

Câu 15. Độ bội giác của 1 kính lúp là 5. Tiêu cự của kính có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau ?

A. 5m

B. 5cm

C. 5mm

D. 5dm

Câu 16. Một tờ giấy màu vàng được chiếu sáng bằng 1 bóng đèn điện dây tóc. Nếu nhìn tờ giấy đó qua 2 tấm kính lọc màu đỏ và màu vàng chồng lên nhau thì ta thấy tờ giấy màu gì?  

A. Vàng

B. Da cam

C. Lam

D. Đen.

Câu 17: trong 4 nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ánh sáng trắng?

A. Bóng đèn pin đang sáng

B. Bóng đèn ống thông dụng

C. Bóng đèn LED

D. Một ngôi sao

Câu 18: sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?

Chiếu 1 chùm sáng trắng

A. Vào 1 gương phẳng

B. Qua 1 tấm thủy tinh mỏng

C. Qua 1 lăng kính

D. Qua 1 thấu kính phân kỳ

Câu 19: Dưới ánh sáng đỏ, ta thấy 1 người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng chiếc áo đỏ chắc chắn không phải là chiếc áo màu?

A. Trắng

B. Đỏ

C. Hồng

D. Tím

Câu 20. Trường hợp nào sau đây là do tác dụng quang điện của ánh sáng?

A. Sấy, phơi khô các vật dụng

B. Ion hóa các chất khí ở tầng cao khí quyển

C. Tắm nắng để chữa bệnh còi xương ở trẻ em

D. Dùng tia tử ngoại để diệt trùng các dụng cụ y tế.            

Câu 21: khi động cơ điện hoạt động thì có sự chuyển hóa năng lượng nào dưới đây?

A. Cơ năng thành điện năng

B. Điện năng thành hóa năng

C. Nhiệt năng thành điện năng

D. Điện năng thành cơ năng

Câu 22: dụng cụ điện nào khi hoạt động, điện năng chỉ biến đổi thành nhiệt năng

A. Máy khoan bê tông

B. Quạt điện

C. Máy cơ điện

D. Bàn là điện.

Câu 23: chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau?

Khi máy biến thế hoạt động thì

A. Dạng năng lượng ban đầu là điện năng

B. Dạng năng lượng cuối cùng thu được là điện năng

C. Dạng năng lượng hao phí là nhiệt năng tỏa ra ở các cuộn dây

D. Lượng điện năng tiêu hao lớn hơn lượng điện năng thu được.

Câu 24: dụng cụ nào sau đây có thể biến biến đổi điện năng thành cơ năng

A. Máy sấy tóc

B. Đi na mô xe đạp

C. Máy hơi nước

D. Động cơ bốn kỳ

Câu 25: ánh sáng mặt trời cung cấp 1 công suất 0,8kW cho mỗi mét vuông đất. hiệu suất của pin mặt trời là 10%. Diện tích của các mái nhà trong trường em là 2000m2

A. 200kW

B. 180kW

C. 160kW

D. 140kW

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 4 - Vật lí 9

A.TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận chính nào dưới đây?

A. nam châm  vĩnh cửu và 2 thanh quét

B. ống dây điện có lõi sắt và hai vành khuyên

C. cuộn dây dẫn và nam châm

D. cuộn dây dẫn và lõi sẳt

Câu 2. Khi cho dòng điện xoay chiều vào cuộn dây dẫn ở hình 2 thì miếng sắt A ở trạng thái nào dưới đây

 

A. không bị hút không bị đẩy

B. bị đẩy ra

C. bị hút chặt

D. bị hút đẩy luôn phiên

Câu 3. Cuộn dây sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn dây thứ cấp 2000 vòng, khi đặt vao hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là

A. 200V

B. 220V

C. 120V

D. 240V

 Câu 4. Chọn cách vẽ đúng trên hình sau

 

A. Hình A

B. Hình B

C. Hình C

D. Hình D

Câu 5. Chọn cách vẽ đúng trên hình sau

 

A. Hình A

B. Hình B

C. Hình B và C

D. Hình C

Câu 6. Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló có đặc điểm nào dưới đây 

A. Đi qua tiêu điểm

B. Song song trục chính

C. Đi qua quang tâm

D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm

Câu 7: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15 cm. ảnh sẽ ngược chiều vật khi tiêu cự thấu kính là :

A. 40cm

B. 30cm

C. 20cm

D. 10cm

Câu 8: Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì

A. Làm tăng độ lớn của vật

B. Làm ảnh của vật hiện rõ nhất trên màng lưới

C. Làm tăng khoảng cách đến vật

D. Làm giảm khoảng cách đến vật

Câu 9: mắt cận muốn hình rõ cách vật ở vô cực mà không cần điêu tiết thì phải đeo kính

A. Hội tụ có tiêu cự f = OCv

B. Hội tụ có tiêu cự f = OCc

C. Phân kỳ có tiêu cự f = OCv

D. Phân kỳ  có tiêu cự f = OCc

Câu 10. Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm gì

A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật

B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật

D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật

Câu 11. Trong các trường hợp nào sau đây, chùm tia sáng trắng không bị phân tích thành các chùm sáng có màu khác nhau? Cho chùm sáng trắng

A. Đi qua một lăng  kính

B. Phản xạ trên một gương phẳng

C.  Phản xạ trên mặt ghi âm của một đĩa CD

D. Chiếu vào các váng dầu, mơ hay bong bóng xà phòng

Câu 12. Để thu được ánh sáng màu đỏ ta phải làm như thế nào

A. Chiếu ánh sáng đỏ quan tấm lọc màu trắng

B. Chiếu ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ

C. Cả hai cách A và B

D. Chiếu ánh sáng trắng quakính lọc màu khác màuđỏ

Câu 13. Nguồn năng lượng nào dưới đây chưa thể dùng cung cấp làm nhà máy điện

A. Năng lượng của gió thổi

B. Năng lượng của dòng nước chảy

C. Năng lượng của sóng thần

D. Năng lượng của than đá

Câu 14. Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng hay khi vật đó có khả năng

A. Làm tăng thể tích vật khác

B. Làm nóng một vật khác

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động

D. Nổi được trên mặt nước

Câu 15. Dưới ánh sáng đỏ và ánh sáng lục, ta thấy một dòng chữ có màu đen. Vậy: nếu ánh sáng trắng, dòng chữ ấy sẽ có màu:

A. Đỏ

B. Vàng

C. Lục

D. Xanh thẫm, tím hoặc đen

B.TỰ LUẬN

Câu 16. Đường dây truyền tải điện có chiều dài tổng cộng 10km, có hiệu điện thế 15000V ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P = 3.106W. dây dẫn tải điện cứ 1km có điện trở 2Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây?  

Câu 17: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính hội tụ d=10cm cho một ảnh thật cao gấp 2 vật. hỏi ảnh hiện cách thấu kính bao xa ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 4 - Vật lí 9

A.TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong máy phát điện xoay chiều có roto là nam châm, khi máy hoạt động quay nam châm thì có tác dụng gì?

A. Tạo ra từ trường

B. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây tăng

C. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây giảm

D. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên.

Câu 2. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng 4 lần

B. Giảm 4 lần

C. Tăng 2 lần

D. Giảm 2 lần

Câu 3. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn dây thứ cấp 2000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều U thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là 220V. hiệu điện thế U bằng?

A. 20 V

B. 22 V

C. 12 V

D. 24 V  

Câu 4. Chiếu 1 tia sáng từ không khí vào nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. góc khúc xạ có độ lớn là

A. 00

B. 300

C. 600

D. 900

Câu 5. Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là 

A. ảnh thật, ngược chiều với vật

B. ảnh thật, cùng chiều với vật

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật

D. ảnh ảo, cùng chiều với vật

Câu 6. Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có độ lớn như thế nào? 

A. Lớn hơn vật

B. Nhỏ hơn vật

C. Bằng vật

D. Bằng 1 nửa vật

Câu 7: Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là 

A. ảnh thật, ngược chiều với vật

B. ảnh thật, cùng chiều với vật

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật

D. ảnh ảo, cùng chiều với vật

Câu 8: điều nào sau đây là không đúng khi nói về máy ảnh

A. máy ảnh là dụng cụ để thu ảnh của vật trên phim

B. hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối

C. vật kính của máy ảnh là 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

D. ảnh thu được trên phim là ảnh ảo.

Câu 9: đặc điểm nào sau đây không phải là của mắt lão

A. chỉ nhìn được vật ở trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn

B. nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ vật ở gần mắt

C. có điểm cực cận xa mắt hơn so với mắt bình thường

D. có khoảng cực cận lớn hơn so với mắt bình thường

Câu 10. Kính lúp có số bội giác 2,5x thì tiêu cự bằng.

A. 10cm

B. 20cm

C. 500cm

D. 100cm

Câu 11. Câu nào dưới đây không đúng

A. Màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng (trắng đỏ vàng lục lam)

B. Vật có màu đen không tán xạ ánh sáng

C. Vật có màu xanh tán xạ hoàn toàn ánh sáng trắng

D. Vật có màu nào (trừ màu đen) thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.

Câu 12. Trong ba nguồn sáng bút laze, mặt trời, đèn dây tóc nóng sáng thì nguồn nào phát ánh sáng trắng?

A. Bút laze, mặt trời

B. Chỉ mặt trời

C. Mặt trời, đèn dây tóc nóng sáng

D. Chỉ đèn dây tóc nóng sáng.

Câu 13. Nhà máy phát điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?

A. Nhà máy phát điện gió

B. Nhà máy phát điện dùng pin mặt trời

C. Nhà máy thủy điện

D. Nhà máy nhiệt điện.

Câu 14. Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng chủ yếu biến đổi thành dạng năng lượng nào dưới đây

A. Năng lượng ánh sáng

B. Nhiệt năng

C. Hóa năng

D. Cơ năng

Câu 15. Một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng có những dạng năng lượng nào?

A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.

B. Chỉ có điện năng và thế năng

C. Chỉ có nhiệt năng và động năng

D. Chỉ có động năng.

B.TỰ LUẬN

Câu 16. Đường dây truyền tải điện có chiều dài tổng cộng 10km, có hiệu điện thế 15kV ở hai đầu nơi truyền tải. Dây dẫn tải điện cứ 1km thì có điện trở 0,2Ω . công suất hao phí trên đường dây Php = 160000W. tính công suất cung cấp ở nơi truyền tải.

 Câu 17: vật sáng AB cao 4cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 10cm, cho 1 ảnh thật cao 2cm. tìm tiêu cự của thấu kính

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 4 - Vật lí 9

Câu 1. Có 1 nam châm và ống dây như hình vẽ, để tạo ra dòng điện cảm ứng, người ta dùng các cách nào?

 

Câu 2. Đường dây truyền tải điện có hiệu điện thế 15kV ở hai đầu nơi truyển tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P = 3.106W. Dây dẫn tải điện cứ 1km thì có điện trở 0,2Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây Php = 160kW. Tính chiều dài tổng cộng l của dây dẫn

Câu 3. Đặt 1 vật sáng vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 15cm cách thấu kính d=30cm ta được ảnh gì và cách thấu kính bao nhiêu?     

Câu 4. Một vật sáng AB cao 4cm đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ cách thấu kính 20cm, cho 1 ảnh thật cách vật 60cm. Hỏi ảnh của vật cao bao nhiêu

Câu 5. Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ cách thấu kính 12cm. tiêu cự của thấu kính 6cm. tìm vị trí của ảnh.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Chương 4 - Vật lí 9

Câu 1. Trong phương pháp dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng (hình vẽ) ta có thể dùng cách nào để tạo ra được dòng điện cảm ứng  

 

Câu 2. Đường dây truyền tải điện có chiều dài 10km, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P = 3.106W. Dây dẫn tải điện cứ 1km thì có điện trở 0,2Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây Php = 160kW. Tính hiệu điện thế ở hai đầu nơi truyền tải

Câu 3. Một vật sáng AB cao10cm đặt vuông góc với trục và cách thấu kính hội tụ một đoạn d= 12cm, cho 1 ảnh thật cao 5cm. Hỏi ảnh cách thấu kính bao xa?     

Câu 4. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục và cách thấu kính phân kỳ. Vật cao 8cm cho ảnh cao 4cm. vật và ảnh đặt cách nhau 8cm. tìm vị trí đặt vật và vị trí ảnh.

Câu 5. Đặt một vật sáng AB trên trục chính, vuông góc với trục chính và cách thấu kính d=10cm. Tiêu cự của thấu kính f = 20cm. Ta thu được ảnh gì và cách thấu kính bao xa.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”