Phân tích hiệu quả của tính nhạc trong đoạn thơ sau: Dốc lên ... cọp trêu người

Lời giải

Đề bài: Phân tích hiệu quả của tính nhạc trong đoạn thơ sau: 

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

  Heo hút cồn mây súng ngửi trời

   Chiều chiều oai linh thác gầm thét

         Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người”

     Bài thơ Tây Tiến là một trong những bông hoa tươi thắm nhất của chùm hoa thơ viết về bộ đội cụ Hồ trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Nổi bật hơn cả trong bài thơ ấy chính là hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc với bốn câu thơ trong khổ thơ đầu:   

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

  Heo hút cồn mây súng ngửi trời

   Chiều chiều oai linh thác gầm thét

         Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người”

    Sau những hình ảnh đầy sương và hoa, Tây Tiến còn hiện lên hình ảnh một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của núi đá. Ở đây, cả nhạc và họa đều đồng thanh cất tiếng, tiếng nói của chúng chuyển hóa sang nhau. Dường như Quang Dũng không vẽ tranh bằng ngôn từ nữa mà ông đang vẽ tranh bằng nhạc. Âm thanh và nhịp điệu đã tạo nên một hiệu ứng đặc biệt cho chữ nghĩa để thi sĩ vẽ nên một hình thể núi non và qua đó là tâm thế quân Tây Tiến thật sống động và sắc nét.

     Câu đầu chia thành hai vế với nhịp 4/3, điệp từ "dốc" đặt ở đầu hai về câu thơ gợi cảm giác những con đường dốc nối tiếp nhau. Câu thơ bảy tiếng gợi ra sự gồ ghề, gân guốc, góc cạnh, từ láy khúc khuỷu lại được phụ họa bằng từ láy thăm thẳm gợi được hình thế gập ghềnh, quanh co của dốc đèo.

     Tất cả như muốn làm nản chí của người đang leo dốc. Con đường hành quân qua dốc núi vừa gập ghềnh, trắc trở, vừa cao vừa sâu hun hút, đỉnh dốc chơi vơi giữa trời vắng lặng. Điệp từ "ngàn thước", cặp từ tương phản "lên - xuống" tô đậm chiều cao, độ sâu và tạo một nét đầy ấn tượng của núi đèo.

     Ở câu thơ này, bức tranh thiên nhiên được Quang Dũng tạp hình bằng nhịp điệu và số từ. Nhịp 4/3 lại một lần nữa được dùng rất khéo, câu thơ như bẻ đôi thành hai vế tựa hai vách núi dựng đứng, với ngàn thước lên và ngàn thước xuống. Một câu thơ mạnh mẽ đầy uy lực. Qua từ ngữ, Quang Dũng đã cho người đọc chiêm ngưỡng một bức tranh thủy mặc đầy sống động với những nét chấm phá khiến người đọc cảm nhận rõ nét sự hoành tráng của thiên nhiên nơi đây.

     Trong bốn câu thơ trên, người đọc nhận ra sau khi vẽ ra một câu thơ gập ghềnh những thanh trắc để diễn tả hết cung bậc của sự vất vả suốt chặng hành binh "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" và một câu thơ tạo cho độc giả cảm giác đang được đi trên con dốc mà một bên cao chót vót một bên sâu thăm thẳm "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" thì tiếp đếm là một câu thơ gồm toàn thanh bằng thể hiện tinh tế cảm xúc của người chiến sĩ.

     Bản nhạc ấy thoáng chút mờ ảo của núi rừng, mờ nhòe bởi không gian mông lung của mưa sương che phủ, trong đó ẩn hiện những nếp nhà nơi vùng sơn dã. Có lẽ khi họ từ điểm dừng chân nơi lưng chừng núi, phóng tầm mắt ra xa hướng vế phía những ngôi nhà sàn chìm lấp trong màn hơi mưa. hơi nước mịt mờ.

     Một chút hơi ấm giữa nơi núi rừng hoang vắng cũng đã đủ sưởi ấm tâm hồn, tiếp thêm sức mạnhđộng lực cho người lính chiến đấu. Bởi họ hiểu mình đang chiến đấu để bảo vệ cho khung cảnh cuộc sống bình yên của nhân dân.

     Như vậy, bốn câu thơ là bốn nét vẽ gian khổ đầy ấn tượng. Nếu hai dòng thơ đầu gieo hầu hết thanh trắc thì hai dòng thơ sau lại gieo 9/14 thanh bằng. Cái tài của Quang Dũng là dù gieo thanh bằng hay thanh trắc vẫn giúp người đọc nhận ra cái trúc trắc gập ghềnh đầy hiểm nguy của địa hình. Quả thực "thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa". Những hình ảnh thơ nối nhau liên tiếp đã gợi cho người đọc hình dung liên tưởng vể không gian mở. Không chỉ sâu mà còn rất rộng, không chỉ cao mà còn rất xa. Dường như khó khăn cứ chất chồng như từng dãy núi trùng trùng, điệp điệp.


Bài Tập và lời giải

Câu C1 trang 123 SGK Vật lý 10

Chứng minh rằng đơn vị động lượng cũng có thể tính ra Niu-tơn giây (N.s).

Xem lời giải

Câu C2 trang 123 SGK Vật lý 10

Một lực 50 N tác dụng vào một vật có khối lượng m = 0,1 kg ban đầu nằm yên; thời gian tác dụng là 0,01 s. Xác định vận tốc của vật.

Xem lời giải

Câu C3 trang 126 SGK Vật lý 10

Giải thích hiện tượng súng giật khi bắn.

Xem lời giải

Bài 1 trang 126 SGK Vật lí 10

Nêu định nghĩa và ý nghĩa của động lượng.

Xem lời giải

Bài 2 trang 126 SGK Vật lí 10

Khi nào động lượng của một vật biến thiên?

Xem lời giải

Bài 4 trang 126 SGK Vật lí 10

 Phát biểu định luật bảo toàn động lượng. Chứng tỏ rằng định luật đó tương đương với định luật III Niu-tơn.

Xem lời giải

Bài 5 trang 126 SGK Vật lí 10

Động lượng được tính bằng.

A. N/s.                                                         B. N.s.

C. N.m.                                                        D. N.m/s.

Chọn đáp án đúng.

Xem lời giải

Bài 6 trang 126 SGK Vật lí 10

Một quả bóng đang bay ngang với động lượng \(\overrightarrow{p}\) thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:

A. \(\overrightarrow{0}\).                                                         B. \(\overrightarrow{p}\). 

C. \(2\overrightarrow{p}\).                                                       D. \(-2\overrightarrow{p}\).

Chọn đáp án đúng.

Xem lời giải

Bài 7 trang 127 SGK Vật lí 10

Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một đường thẳng nhẵn tại một điểm xác định có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng (kg.m/s) là:

A. 6.                                                           B. 10.

C. 20.                                                         D. 28.

Chọn đáp án đúng.

Xem lời giải

Bài 8 trang 127 SGK Vật lí 10

Xe A có khối lượng 1000 kg và có vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg và có vận tốc 30 km/h. So sánh động lượng của chúng.

Xem lời giải

Bài 9 trang 127 SGK Vật lí 10

Một máy bay có khối lượng 160000 kg, bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”