Chứng tỏ những vật sau đây có động năng, và những vật ấy có thể sinh công như thế nào?
a) Viên đạn đang bay.
b) Búa đang chuyển động.
c) Dòng nước lũ đang chảy mạnh.
Bảng 25.1: Vài ví dụ về động năng
Vật |
v (m/s) |
Động năng (J) |
Trái đất (quay xung quang mặt trời) Mặt trăng |
2,65.104 1,02.103 |
2,65.1033 3,82.1028 |
Tên lửa Ô tô Vận động viên Giọt mưa Phân tử oxi |
6,18.105 25 10 9 500 |
9,5.1013 6,3.105 3,5.103 1,4.103 6,6.10-21 |
Dòng nào ở cột 1 ứng với dòng nào ở cột 2?
Cột 1 |
Cột 2 Dạng trao đổi năng lượng |
A. Máy kéo B. Cần cẩu C. Lò nung D. Mặt trời E. Lũ quét |
1. Thực hiện công 2. Truyền nhiệt 3. Phát ra các tia nhiệt |
Khi nào động năng của vật:
a) biến thiên, b) tăng lên, c) giảm đi?
Câu nào sai trong các câu sau?
Động năng của vật không đổi khi vật
A. Chuyển động thẳng đều.
B. Chuyển động với gia tốc không đổi.
C. Chuyển động với gia tốc.
D. Chuyển động cong đều.
Động năng của một vật nặng tăng khi
A. Gia tốc của vật a > 0.
B. Vận tốc của vật v > 0.
C. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
D. Gia tốc của vật tăng.
Chọn đáp án đúng.
Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 0,1 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc vật bằng bao nhiêu?
A. 0,45 m/s. B. 1,0 m/s.
C. 1,4 m/s. D. 4,4 m/s.
Một ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 80 km/h. Động năng của ô tô có giá trị nào sau đây?
A. 2,52.104 J. B. 2,47.105 J.
C. 2,42.106 J. D. 3,2.106 J.
Tính động năng của một vận động viên có khối lượng 70 kg chạy đều hết quãng đường 400 m trong thời gian 45 s.
Một vật khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực nằm ngang 5 N, vật chuyển động và đi được 10 m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy.