Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. BÀI LÀMThật ra số phận của Tây Tiến cũng khá truân chuyên

Lời giải

     Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

BÀI LÀM

     Thật ra số phận của Tây Tiến cũng khá truân chuyên. Đã có lúc Tây Tiến được trích dẫn như một dẫn chứng để phê phán cái xu hướng gọi là “tiểu tư sản” trong thơ kháng chiến, một “đối chứng" để khẳng định những gì nên có trong thơ mới. Nhưng rồi Tây Tiến cuối cùng được nhớ lại như một kỷ niệm đẹp của kháng chiến, một tiếng thơ bi tráng của một nền thơ.

     Thành công đầu tiên của Quang Dũng là đã chọn cho bài thơ một thể thơ rất hợp: thể bảy chữ, nhưng không phải bảy chữ Đường luật mà là bảy chữ thể hành; một đoạn thơ ăn theo một vần bằng, cứ một câu vần bằng lại một câu vần trắc. Điệu thơ y, lại cộng với cách dùng từ hơi cổ kính một chút của Quang Dũng, khiến cho bài Ihơ ngay khi vừa đọc lên, đã có một không khí vừa man mác bâng khuâng vừa lãng mạn hào hùng. Nếu Quang Dũng sử dụng một thể thơ khác, kể cả thất ngôn tứ tuyt trường thiên như ở Mắt người Sơn Tây, điệu thơ sẽ khác đi, không khí bài thơ cũng sẽ khác đi, sẽ buồn hơn, và sẽ không còn là Tây Tiến nữa. Nhưng ở đây không phải là vấn đề lựa chọn, cảm hứng nghệ thuật của Quang Dũng, nhu cầu bên trong của nhà thơ, đã tìm đúng cái dạng hình phải có cho sự thổ lộ của mình, để Tây Tiến ra đời và sống cuộc đời đầy thăng trầm nhưng mãnh liệt của nó.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

     Nếu cần sự độc đáo thì mấy từ “không mọc tóc" đã đạt đến chỗ lột cùng của độc đáo, nhưng như thế thì có chân thật không? Hình ảnh anh bộ đội có trở nên quái đản không? Không! Bởi vì, đây là hình ảnh anh “vệ trọc” nổi liếng một thời, hình ảnh như một dấu ấn không thể phai của những chàng trai từ thành phố, từ dưới các mái trường  “ xếp bút nghiêng" hước vào chiến đâu, với một lòng yêu nước hoàn toàn vô tư và một chút lãng mạn của một khách chính phu và một chiến sĩ“Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao". Hình ảnh anh bộ đội trong những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến ấy chưa có thể hoàn toàn thoái khỏi hình ảnh người anh hùng mà văn thơ lãng mạn đã tạo nên, cả từ “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn hay “Chí anh hùng” của Nguyễn Công Trứ. Mà đã có đoàn binh không mọc tóc" thì tất nhiên cũng có được “quần xanh màu lá dữ oai hùm". Hơn nữa cái vẻ “dữ oai hùm ” ấy cũng hoàn toàn tương xứng một ý thơ của đoạn đầu:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

      Hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến đã được dựng lên như thế thì tất phải có hai câu thơ này:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

     Mấy câu thơ sau thì thật buồn:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đì chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

      Đó là hình ảnh tất nhiên của một cuộc chiến tranh. Câu thơ đầu đọng lại như một hức tranh buồn thảm bởi tất cả bảy tiếng - "rải rác - biên cương - mồ viễn xứ” đều hàm chứa một lương thông tin lớn. Cậu thơ này nếu đứng một mình thì ấn tượng bi thảm thật đến vô cùng. Nhưng từ cái bi thảm ấy, những câu thơ sau lại nâng nó lên thành bi tráng chứ không còn bi thảm nũa. Nó tráng bởi Quang Dũng đã nói được một điều cốt lõi trong nhân cách của người đã chết:

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

     Cách nhìn cách phát biểu của nhà thơ cũng xuất phát từ cái tráng ấy.

     Riêng chi tiết thực này: người tử sĩ được mai táng trong chính quần áo của mình (không có cả chiếu), Quang Dũng đã nói khác đi. Nhà thơ không nói áo mà nói “áo bào”, và khi nói “áo bào” thì la không còn nghĩ đến  ,  “áo” nữa mà nghĩ đến một cái gì đó đẹp và hùng tráng hơn rất nhiều. Nói “áo bào" không phải là thi vị hóa hay "tiểu tư sản", “mộng rớt” như có người đã nói. Vả lại "áo bào” chứ không phải “chiến bào”, chiến bào thì nghe cổ quá, không phù hợp, còn “áo bào” thì lại mới, rất đúng. (Một sự kết hợp ngẫu nhiên giữa áo và bào, coi như một đóng góp về từ vựng của Quang Dũng)- Người tráng sĩ thời phong kiến coi “da ngựa bọc thây" là một niềm vinh quang thì với người lính bảo vệ đất nước ngày nay, “áo bào thay chiếu anh về đất” là một hình ánh đầy sức mạnh ngợi ca. vả lại, Quang Dũng còn rất tinh lế khi dùng từ "về": “anh về đất”  không từ nào thay thế cho từ này được. “Về đất" không chỉ là được chôn xuống đất mà còn là hành động “tựu nghĩa” của người anh hùng đã hoàn thành nhiệm vụ, còn là niềm trân trọng yêu thương, của đất nước, của đồng đội. Bi tráng nhất là câu thơ cuối đoạn này:

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

      Buồn đấy nhưng sao mà hùng tráng quá! Quang Dũng đã kết thúc Tây Tiến bằng một khổ thơ tứ tuyệt:

Tây Tiên người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thắm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi 

     "Không hẹn ước" rồi lại “thăm thầm một chia phôi”, Quang Dũng khẳng định lái ý niệm "nhất khứ bất phục hoàn" trong hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến, cũng cái ý niệm chung cả một thời kỳ, một thế hệ con người. Đã nói nhiều điều về Tùy Tiến, đã nhắc lại nhiều kỷ niệm về Tây Tiến, nhưng cuối cùng cái đọng lại iu sắc nhất, bền vững nhất về Tây Tiến là cái tinh thần ấy. Giọng thơ trầm, chậm, hơi buồn, nhưng ý thơ thì vẫn hào hùng.

     “Tây Tiến mùa xuân ấy” đã trở thành cái thời điểm một đi không trở lại của lich sử nước nhà. Sẽ không bao giờ còn cái thuở gian khó và thiếu thốn đến giường ấy nhưng cũng không lãng mạn và hào hung đến nhường ấy. Không có cái thuở ấy thì sẽ không có bài như Tây Tiến và tất nhiên không có cái hồn thơ, cái tài thơ của Quang Dũng thì cũng sẽ không có Tây Tiến.


Bài Tập và lời giải

Câu C1 trang 104 SGK Vật lý 10

a) Lực kế chỉ giá trị F bằng bao nhiêu?

b) Chứng minh rằng, có thể tìm được tỉ số

\(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{{d_3}}}{{{d_1}}}\)

(cho bởi thí nghiệm) bằng cách vận dụng qui tắc momen lực đối với trục quay O.

Xem lời giải

Câu C2 trang 104 SGK Vật lý 10

Coi thước là một đoạn thẳng nằm ngang. Hãy biểu diễn các vectơ lực

\({\overrightarrow P _1},\,\,{\overrightarrow P _2}\) và hợp lực \(\overrightarrow P \) của chúng.

Xem lời giải

Câu C3 trang 105 SGK Vật lý 10

a) Tại sao trọng tâm của chiếc nhẫn lại nằm ngoài phần vật chất của vật (Hình 19.5)?

b) Nêu một số vật khác có trọng tâm nằm ngoài phần vật chất của vật.

Xem lời giải

Câu C4 trang 106 SGK Vật lý 10

Vận dụng quy tắc hợp lực song song cùng chiều, hãy nêu những đặc điểm của hệ ba lực song song cân bằng (Hình 19.6).

Xem lời giải

Bài 1 trang 106 SGK Vật lí 10

Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều ?

Xem lời giải

Bài 2 trang 106 SGK Vật lí 10

Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng gỗ nặng 200N. Đòn gánh dài 1m. Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào, chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh?

Xem lời giải

Bài 3 trang 106 SGK Vật lí 10

Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000N. Điểm treo cỗ máy cách vai người đi trước 60cm và cách vai người đi sau 40cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, hỏi mỗi người chịu một lực bằng bao nhiêu?

Xem lời giải

Bài 4 trang 106 SGK Vật lí 10

Một tấm ván nặng 240 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m. và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu?

A. 160N;                   B. 80N;

C. 120N;                   D. 60N.

Xem lời giải

Bài 5 trang 106 SGK Vật lí 10

Hãy xác định trọng tâm của một bản phẳng mỏng, đồng chất, hình chữ nhật dài 12cm, rộng 6 cm, bị cắt mất một phần hình vuông có cạnh 3 cm ở một góc (Hình 19.7)

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”