Câu hỏi 1 trang 82 SGK Hình học 12

Trong không gian \(Oxyz\) cho điểm \({M_0}\left( {1;2;3} \right)\) và hai điểm \(M_1\left( {1 + t;2 + t;3 + t} \right)\), \({M_2}\left( {1 + 2t;2 + 2t;3 + 2t} \right)\) di động với tham số \(t\). Hãy chứng tỏ ba điểm \({M_0},{M_1},{M_2}\) luôn thẳng hàng.

Lời giải

\(\eqalign{
& \overrightarrow {{M_0}{M_1}} = (t,t,t);\,\,\overrightarrow {{M_0}{M_2}} = (2t,2t,2t) \cr
& \Rightarrow \overrightarrow {{M_0}{M_2}} = 2\overrightarrow {{M_0}{M_1}} \cr
& \Rightarrow \overrightarrow {{M_0}{M_2}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{M_0}{M_1}} \cr} \)

⇒ ba điểm \({M_0},{M_1},{M_2}\) luôn thẳng hàng.

 


Bài Tập và lời giải

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài văn hoặc tác phẩm nào nêu lên ý nghĩa: phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương tiện quan trọng của lòng yêu nước?

A. Lao xao

B. Lòng yêu nước

C. Cây tre Việt Nam

D. Buổi học cuối cùng

Câu 2: Cảnh mặt trời mọc và cảnh sinh hoạt của con người trên biển đảo Cô Tô là bức tranh:

A. rực rỡ, tráng lệ - khẩn trương, thanh bình.

B. hùng vĩ, tráng lệ - hối hả, vội vã.

C. duyên dáng, mềm mại - êm ả, bình lặng.

Dbình lặng, dịu dàng, hân hoan, vui vẻ.

Câu 3: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp.

A. Một kiểu                 B. Hai kiểu

C. Ba kiểu                   D. Bốn kiểu

Câu 4: Ví dụ nào sau đây sử dụng phép nhân hóa?

A. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Ca dao)

B. Trâu ơi! Ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

(Ca dao)

C. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi tới trường cô giáo như mẹ hiền.

(Lời bài hát)

D. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông)

Câu 5:

“Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”

(Vũ Tú Nam).

Câu văn trên thuộc loại so sánh nào?

A. Người với người

B. Vật với người

C. Vật với vật

D. Cái cụ thế với cái trừu tượng

II. TỰ LUẬN

Em hãy tả cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.

Xem lời giải

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Từ đoạn thơ sau:

“...Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con

Đầu tròn

Trọc lốc

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc...”

(Trích Mưa: - Trần Đăng Khoa)

Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Đoạn trích dùng phương thức biếu đạt:

A. Miêu tả

B. Giới thiệu sự vật

C. Tự sự

D. Tự sự kết hợp biểu cảm.

Câu 2: Câu “Chớp rạch ngang trời khô khốc” có dùng phép nhân hóa.

A. Đúng

B. Sai.

Câu 3: Câu “ Bụi tre tần ngần gỡ tóc” là câu:

A. Trần thuật đơn có từ “là”

B. Giới thiệu sự vật

C. Nhận xét và tả

D. Trần thuật đơn

Câu 4: Đoạn trích có các phép tu từ:

A. Hoán dụ và so sánh

B. So sánh và nhân hóa

C. Nhân hóa và ẩn dụ

D. Không có phép tu từ nào cả.

Câu 5: Đoạn thơ trên nêu lên chi tiết của cảnh vật lúc:

A. Chưa mưa

B. Sắp mưa

C.Đang mưa

D. Mưa xong rồi

Câu 6: Đoạn trích có mấy từ láy tượng hình?

A. Một                       B. Hai

C. Ba                        D. Bốn

II. TỰ LUẬN

Em hãy tả lại cảnh một đoạn đường gần nơi em ở đang được làm lại cho rộng hơn.

Xem lời giải

Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước cách mạng tháng Tám.

B. Trong thời kì chống Pháp.

C .Trong thời kì chống Mĩ.

D. Khi đất nước hòa bình.

Câu 2: Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được miêu tả qua những phương diện nào?

A. Vẻ mặt, dáng hình.

B. Cử chỉ hành động,

C. Lời nói, vẻ mặt, dáng hình.

D. Dáng vẻ, hành động lời nói.

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

A. Cây dừa, sải tay bơi.

B. Cỏ gà rung tai.

C. Kiến hành quân đầy đường.

D. Bố em đi cày về.

Câu 4: Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây ?

A. Đêm dài, ngày ngắn.

B. Bầu trời có màu xám.

C. Nắng vàng tươi rực rỡ.

D. Cây cối trơ trọi khẳng khiu.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây chưa chính xác về vai trò và đặc điểm của văn miêu tả?

A. Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người.

B. Bộc lộ rõ nhất tâm trạng của người, vật được miêu tả.

C. Bộc lộ rõ nhất năng lực quan sát của người nói, người viết.

D. Làm hiện ra trước mắt những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người.

II. TỰ LUẬN 

Em hãy miêu tả hình ảnh quê hương em vào 10 năm sau theo sự tưởng tượng của mình.

Xem lời giải

Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

➡ Bạn giỏi văn? Hãy tham gia chương trình: Gửi văn hay nhận ngay phần thưởng nhé?

Đề bài

1. TRẮC NGHIỆM 

Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu.

          “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”.

(Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ đoạn văn bản nào?

A. Sông nước Cà Mau

B. Dế mèn phiêu lưu kí

C. Lao xao

D. Cây tre Việt Nam

Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai?

A. Thép Mới                 C. Đoàn Giỏi

B. Tô Hoài                    D. Duy Khán

Câu 3: Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại nào?

A. Kí                             C. Thơ

C.Truyện ngắn              D. Tiểu thuyết

Câu 4: Loại cây nào sau đây không cùng họ với tre?

A. Sến                           B. Vầu

C. Trúc                          D. Nứa

II. TỰ LUẬN 

Hãy miêu tả hàng phượng và tiếng ve vào một ngày hè.

Xem lời giải

Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Hãy điền tên tác giả vào các tác phẩm sau:

A. Đêm nay Bác không ngủ (…….)

B. Mưa (…….)

C. Bức tranh của em gái tôi (…….)

D. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (…….)

Câu 2: Hãy chỉ ra cách gieo vần trong đoạn thơ sau:

“Đường đi thì nhỏ

Bờ cỏ thì xanh

Trời cao thi thanh

Em ơi! Có rõ”

A. Không có vần

B. Vần lưng

C. Vần chân và vần lưng

D. Vần chân

Câu 3: Phép ẩn dụ trong câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

A. Ẩn dụ hình thức.

B. Ẩn dụ cách thức.

C. Ẩn dụ phẩm chất.

D. Ẩn dụ chuyến đổi cảm giác.

Câu 4: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với khái niệm.

Cột A

Cột B

1.Nhân hóa

a. Là đối chiếu sự việc này với sự việc khác có nét tương đồng.

2. Hoán dụ

b. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật...  bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người.

3. So sánh

C. Là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.

4. Ẩn dụ

d. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có liên quan gần gũi.

II. TỰ LUẬN 

      Tuy chưa đến thăm động Phong Nha nhưng qua văn bản và bức tranh in trong SGK, em đã có thể hình dung ra phần nào quang cảnh của động. Hãy tưởng tượng và viết ra một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha và cảm nghĩ của em trước vẻ đẹp hiếm có ấy.

Xem lời giải

Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là của ai?

A. Tố Hữu

B. Nguyễn Tuân

C. Trần Đăng Khoa

D. Tô Hoài

Câu 2: Bài “Lòng yêu nước” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Cách mạng tháng Mười Nga.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức.

D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ.

Câu 3: Từ “đen sì” trong câu Một hôm tôi thấy nó nhào một thứ bột đen sì” có nghĩa là gì?

A. Chỉ một thứ bột rất đen.

B. Chỉ thứ bột đen không dùng được.

C. Chỉ màu bột đen đục.

D. Chỉ thứ bột bốc mùi khó chịu.

Câu 4: Câu văn “... nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” thiếu thành phần nào?

A. Trạng ngữ            B. Chủ ngữ

C. Vị ngữ                  D. Bổ ngữ

Câu 5: Trong các mục sau mục nào không đúng khi viết đơn?

A. Đơn từ thường phải viết bằng tay.

B. Tên đơn bao giờ cũng viết hoặc in khổ to.

C. Khi viết đơn cần trình bày chính xác, rõ ràng.

D. Quốc hiệu, tên đơn, nơi gửi không cần cách nhau 2 - 3 dòng.

Câu 6: Khi tả khuôn mặt mẹ, em không lựa chọn chi tiết nào?

A. Hiền hậu và dịu dàng.

B. Vầng trán có nhiều nếp nhăn.

C. Hai má bầu bĩnh, trắng hồng.

D. Đoan trang và thân thiện.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1 : Hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả con vật mà em yêu thích, trong đó sử dụng phép so sánh và nhân hoá.

Câu 2 : Em có dịp quan sát cảnh hoàng hôn trên quê em. Hãy tả lại cảnh đó.

Xem lời giải

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Đối tượng nào được tập trung miêu tả trong văn bản Vượt thác”?

A. Dượng Hương Thư và chú Hai.

B. Dượng Hương Thư.

C. Cảnh hai bên bờ sông Thu Bồn.

D. Dòng sông Thu Bồn.

Câu 2: Em hiểu như thế nào về “Buổi học cuối cùng”?

A. Buổi học cuối cùng của một học kì.

B. Buổi học cuối cùng của một năm học.

C. Buổi học cuối cùng của môn Tiếng Pháp.

D. Buổi học cuối cùng của Phrăng trước khi chuyển trường.

Câu 3: Từ nào kết hợp được với “như lim”?

A. Đỏ                            B. Đen

C. Nâu                          D. Chắc

Câu 4: Chi tiết nào sau đây không phù hợp khi tả em bé chừng 4-5 tuổi?

A. Khuôn mặt bầu bĩnh.

B. Đôi mắt đen sáng, luôn mở to.

C. Mái tóc dài duyên dáng, thướt tha.

D. Bụ bẫm, nhanh nhẹn, tinh nghịch.

Câu 5: Bài “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả.

B. Tự sự.

C. Biểu cảm.

D. Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1 : Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” đề cập đến nội dung gì? Từ đó liên hệ đến cuộc kháng chiến của dân tộc ta.

Câu 2 : Hãy tả con sông quê em vào một buổi sáng mùa xuân.

Xem lời giải

Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Văn bản “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A.Tự sự                  B. Miêu tả

C. Biểu cảm            D. Nghị luận

Câu 2: Vị trí quan sát của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” là ở đâu?

A. Tại một địa điểm nhất định.

B. Từ trên cao bao quát toàn cảnh.

C. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch.

D. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch.

Câu 3: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là bài thơ trữ tình nhưng có nhiều yếu tố tự sự. Nhận xét này đúng hay sai?

A. Đúng                     B. Sai

Câu 4: Câu thơ: “Bóng Bác cao lồng lộng

                            Ấm hơn ngọn lửa hồng”

sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Nhân hoá                B. Ẩn dụ

C. So sánh                  D. Hoán dụ

Câu 5: Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Kí                            B. Hồi kí

C. Truyện ngắn           D. Truyện thơ

Câu 6: Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng để thể hiện những phẩm chất của cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” là gì?

A. So sánh                B. Nhân hoá

C. Hoán dụ               D. Ẩn dụ

Câu 7: Nhận xét nào đúng cho câu “Giữa hồ, nơi có một tòa tháp Rùa cổ kính”?

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ 

D. Không thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

Câu 8: Văn bản “Động phong Nha” đặt ra vấn đề gì?

A. Cần phải có tình cảm với quê hương đất nước.

B. Cần phải biết nâng niu trân trọng di tích lịch sử.

C. Bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên thiên, môi trường.

D. Bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh và phát triển du lịch.

II. TỰ  LUẬN

Đã lâu lắm rồi em mới có dịp trở lại thăm ngôi trường cũ. Trường đã thay đổi nhiều nhưng vẫn giữ được hình ảnh gắn bó với tuổi thơ em. Hãy tả lại ngôi trường ấy.

Xem lời giải

Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là gì?

A. Miêu tả có yếu tố biểu cảm.

B. Biếu cảm có yếu tố tự sự.

C. Tự sự có yếu tố miêu tả.

D. Biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả.

Câu 2: Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của câu thơ cuối bài “Đêm nay Bác không ngủ”.

 ...Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ.

B. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước.

C. Đó chính là lẽ sống: "Nâng niu tất cả chỉ quên mình" của Bác.

D. Là Hồ Chí Minh thì không còn thời gian để ngủ.

Câu 3: Cụm từ “Chẳng bao lâu” trong câu: "Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần nào dưới đây?

A. Chủ ngữ               B. Vị ngữ

C. Trạng ngữ            D. Phụ ngữ

Câu 4: Câu “Cây hoa lan nở trắng xóa” là câu trần thuật đơn theo kiểu nào?

A. Định nghĩa           B. Miêu tả

C. Giới thiệu             D. Đánh giá

Câu 5: Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?

A. Áo chàm đưa buổi phân li.

B. Người cha mái tóc bạc.

C. Ngày Huế đố máu.

D. Mồ hôi mà đổ xuống đồng.

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”?

A. So sánh                     B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ                        D. Hoán dụ

Câu 7: Để miêu tả cảnh mùa thu, câu văn nào dưới đây không phù hợp?

A. Bầu trời trong xanh, cao lồng lộng.

B. Những chiếc lá vàng bay bay theo chiều gió.

C. Những bông hoa phượng nở đỏ rực khắp sân trường.

D. Vầng trăng tròn sáng như gương.

Câu 8: Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn?

A. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng.

B. Em bị ốm không đến lớp học được.

C. Em muốn vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí.

Câu 9: Hãy điền các từ: mở bài, thân bài, kết bài, cảnh vật, nhất định, cảm tưởng, vào những cho trống trong đoạn văn cho phù hợp (mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm).

       “Bài văn miêu tả có 3 phần. (1)……. giới thiệu cảnh được miêu tả. Thân bài tập trung tả (2) ……. chi tiết cho một thứ tự ……. và (4) ……..thường phát biểu (5) ……. về cảnh sắc đó.”

II. TỰ LUẬN 

Em đã có dịp ngắm một đêm trăng đẹp ở quê mình. Hãy tả lại cảnh đó.

Xem lời giải

Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi làm bài văn miêu tả, người ta không cần phải có những kĩ năng nào?

A. Quan sát, nhìn nhận.

B. Nhận xét, đánh giá.

C. Liên tưởng, tưởng tượng.

D. Xây dựng cốt truyện

Câu 2: Trong câu sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa: “Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân thiết với nhau mỗi người mỗi việc, không ai tị ai”?

A. 5 danh từ              C. 7 danh từ

B. 6 danh từ              D. 8 danh từ

Câu 3: Trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

AMiêu tả   

B. Tự sự

C. Biểu cảm 

D. Miêu tả và biểu cảm

Câu 4: Hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ nào được dùng theo lối ẩn dụ?

A. Mặt trời mọc ở đồng bằng.

B. Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.

C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ.

Mặt trời chân lí chói qua tim.

D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.

Câu 5: Câu văn “Rồi tre lớn lên, cứng cáp dẻo dai, vững chắc” có phải là câu trần thuật đơn không?

A. Có                  B. Không

Câu 6: Trong đoạn đầu của bài kí “Cô Tô”, tác giả đã chọn điểm quan sát từ đâu?

A. Nóc đồn Cô Tô.

B. Trên nóc cao.

C. Bên giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo.

D. Đầu mũi đảo.

Câu 7: Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhản vật Dế Mèn không có tính cách nào?

A. Tự tin, dũng cảm.

B. Tự phụ, kiêu căng.

C. Khệnh khạng, xem thường mọi người.

D. Khệnh khạng, dũng cảm.

Câu 8: Những yếu tố nào thường có trong truyện?

A.Cốt truyện, nhân vật

B. Nhân vật, lời kể.

C. Lời kể, cốt truyện.

D. Cốt truyện, nhân vật, lời kể

Câu 9: Cụm từ “Người cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?

A. So sánh                 B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá              D. Hoán dụ

Câu 10: Câu “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu thương những vật tầm thường nhất” là câu trần thuật đơn có từ “là” theo kiểu:

A. Câu định nghĩa

B. Câu giới thiệu

C. Câu miêu tả

D. Câu đánh giá

Câu 11: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là của tác giả?

A. Đoàn Giỏi                   B. Tô Hoài 

C. Võ Quảng                   D. Nguyễn Tuân

II. TỰ LUẬN 

Em hãy tả hình dáng và tính nết tốt của một bạn học sinh được nhiều người quý mến.

Xem lời giải

Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới:

        "....Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông".

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A. Cô Tô

B. Động Phong Nha

C. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

D. Lao xao

Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai?

A. Thép Mới             C. Đoàn Giỏi

B. Võ Quảng            D. Nguyễn Tuân

Câu 3: Trong đoạn: “Tròn trĩnh phúc hậu .... nước biển ửng hồng” có bao nhiêu từ láy ?

A. Một từ                B. Ba từ

C. Hai từ                 D. Bốn từ

Câu 4: Văn bản nào sau đây là văn bản nhật dụng?

A. Cây tre Việt Nam

B. Lòng yêu nước

C. Động Phong Nha

D. Lao xao

Câu 5: Điền các tính từ chỉ màu trắng sau đây vào chỗ trống trong đoạn thơ sau sao cho hợp nghĩa (trắng phau, trắng hồng, trắng xóa, trắng bệch).

Tuyết rơi ……. một màu.

Vườn chim chiều xế ……. cánh cò.

Da ……. người ốm o.

Bé khỏe đôi má non tơ …….

Câu 6: Nối một vế trong tập hợp 1 với một vế phù hợp trong tập2

sao cho tên tác phẩm đúng với tên tác giả.

Tập hợp 1

Tập hợp 2

1. Cô Tô

A. Ê-ren-bua

2. Lao xao

B. Thép Mới

3.Lòng yêu nước

C. Nguyễn Tuân

4. Cây tre Việt Nam

D. Duy Khán

 

E. Trần Đăng Khoa

II. TỰ LUẬN 

Em có dịp quan sát cảnh hoàng hôn ở quê em. Hãy tả lại cảnh đó.

Xem lời giải

Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi dưới đây:

      “...Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông".

(Cô Tô, Ngữ văn 6, tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm                B. Tự sự

C. Miêu tả                   D. Nghị luận

Câu 2: Đoạn văn trên trình bày theo thứ tự nào?

A. Theo kết quả trước, nguyên nhân sau.

B. Theo thứ tự không gian, thời gian.

C. Theo vị trí từ xa đến gần.

D. Không theo thứ tự nào.

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là:

A. So sánh               B. Hoán dụ

C. Ẩn dụ                   D. Điệp từ

Câu 4: Từ nào không phải là từ thuần Việt trong các từ sau?

A. Tròn trĩnh            C. Thiên nhiên

B. Bình minh           D. Trường thọ

Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn trên là:

A. Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão.

B. Cảnh mặt trời mọc ở đồng bằng.

C. Cảnh sinh hoạt của người dân Cô Tô.

D. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.

Câu 6: Thành phần vị ngữ của câu: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi’’ có cấu tạo là:

A. Cụm danh từ 

B. Cụm động từ

C. Cụm tính từ

D. Danh từ

Câu 7: Nhận định nào sau đây nói đúng về thể loại kí?

A. Kí chủ yếu sử dụng phương thức miêu tả, tự sự, nhưng cũng có thể biểu cảm, thuyết minh và nghị luận.

B. Kí thường có các yếu tố: nhân vật, cốt truyện, lời kể.

C. Câu chuyện, các sự kiện và nhân vật trong truyện do tác giả tưởng tượng, sáng tạo ra, không có thực.

D. Kí chỉ sử dụng phương thức miêu tả và tự sự .

Câu 8: Văn bản “Cô Tô” được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Được nghe người bạn kể và ghi chép lại.

B. Một lần tác giả ra thăm 17 hòn đảo xanh ở vịnh Bắc Bộ.

C. Tác giả ngồi trên biển và tưởng tượng về Cô Tô.

D. Tác giả nhìn thấy hình ảnh Cô Tô qua tivi và ghi chép lại bằng trí tưởng tượng.

Câu 9: Đoạn văn trên ngoài miêu tả cảnh còn thể hiện điều gì?

A. Thế hiện tình cảm yêu mến của tác giả dành cho Cô Tô.

B. Thể hiện sức sống mãnh liệt của người dân chài lưới.

C. Thể hiện sự yêu mến của nhân dân Cô Tô đối với quê hương mình.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 10: Đoạn văn trên có mấy câu?

A. 7                      B. 8

C. 9                      D. 10

II. TỰ LUẬN 

Dựa vào bài thơ “ Lượm”hãy viết bài văn miêu tả kế lại chuyến đi liên lạc lần cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

Xem lời giải

Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

➡ Bạn giỏi văn? Hãy tham gia chương trình: Gửi văn hay nhận ngay phần thưởng nhé?

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trước cái chết của Dế choắt, Dế Mèn có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi.

B. Thương và ăn năn hối lỗi.

C. Than thở và buồn phiền.

D. Nghĩ ngợi và xúc động.

Câu 2: Vì sao nói: Những con vật trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa?

A. Chúng vốn là những con người đội lốt con vật

B. Chúng được miêu tả thực như vốn có.

C. Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách tư duy và quan hệ như con người.

D. Chúng là những biểu tượng của đạo đức tâm lí.

Câu 3: Khi miêu tả về mẹ, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào dưới  đây để sử dụng?

A. Hiền hậu, dịu dàng.

B. Vầng trán có vài nếp nhăn.

C. Hai má trắng hồng bụ bẫm.

D. Đoan trang và rất thân thương.

Câu 4: Trong câu văn: “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên” có bao nhiêu phép so sánh?

A. 1                               B. 2

C. 3                               D. 4

Câu 5: Truyện “Bức tranh của em gái tôi” được kể bằng lời của ai?

A. Lời người anh ở ngôi thứ nhất.

B. Lời người em ở ngôi thứ hai.

C. Lời tác giả ở ngôi thứ ba.

D. Lời người dẫn truyện ở ngôi thứ hai.

Câu 6: Vì sao người anh thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

A. Em gái vẽ mình xấu quá.

B. Em gái vẽ mình đẹp hơn cả bình thường.

C. Em gái vẽ mình bằng cả tài năng, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu.

D. Em gái vẽ sai về mình.

Câu 7: Chi tiết nào dưới đây không thể dùng để tả cảnh mặt trời mới mọc?

A. Mặt trời tròn, hồng như lòng đỏ trứng gà.

B. Phía đông chân trời đã ửng hồng.

C. Bầu trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng.

D. Ánh sáng mặt trời bắt đầu chói chang.

Câu 8: Nếu viết:”Để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông” thì câu văn mắc phải lỗi nào dưới đây?

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu bổ ngữ

D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

II. TỰ LUẬN

Hãy tả lại người thân yêu nhất của em.

Xem lời giải

Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Đọc đoạn văn, sau đó trả lời câu hỏi bên dưới:

     Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

     Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

 (Con Rồng, cháu Tiên)

Câu 1: Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự                 B. Miêu tả

C. Biểu cảm            D. Nghị luận

Câu 2: Vì sao em biết truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn ở câu 1?

A. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật con người.

B. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc.

C. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

D. Vì truyện nêu đánh giá, bàn luận.

Câu 3: Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc thể loại truyện dân gian nào?

A. Truyền thuyết

B. Cổ tích

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyện cười

Câu 4: Trong đoạn trích trên, những chi tiết nào là tưởng tượng, kì ảo?

A. Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.

B. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm.

C. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

D. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.

Câu 5: Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?

A. Giải thích, suy tôn nguồn gốc, nòi giống.

B.  Thể hiện ý chí đoàn kết thống nhất cộng đồng của người Việt.

C. Ca ngợi truyền thống đấu tranh của dân tộc ta.

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 6: Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?

A. Xinh đẹp

B. Hiền hòa

C. Đẹp đẽ

II. TỰ LUẬN 

Kể lại một chuyến về quê.

Xem lời giải

Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại nào?

A. Kí                      B. Truyện ngắn

C. Thơ                   D. Tiểu thuyết

Câu 2: Câu văn: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc” có phải là câu trần thuật đơn không?

A. Có                    B. Không

Câu 3: Khi viết “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh             B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ            D. Nhân hóa

Câu 4: Văn bản nào sau đây sử dụng phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm?

A. Mưa

B. Cây bút thần

C. Cây tre Việt Nam

D. Đêm nay Bác không ngủ

Câu 5: Nếu viết: “Quyết định bí mật theo dõi em gái tôi” thì câu văn mắc phải lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ  

D. Thiếu bổ ngữ

Câu 6: Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là gì?

A. Bảo vệ môi trường thiên nhiên

B. Bảo vệ di sản văn hóa

C. Phát triển dân số

D. Chống chiến tranh

II. TỰ  LUẬN 

Tả lại cảnh thôn xóm hoặc khu phố nơi em ở khi cơn mưa vừa tạnh.

Xem lời giải

Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu:

... ‘'Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh


Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên dường vàng.”....

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?

A. Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ

B. Viếng lăng Bác - Viễn Phương

C. Lượm - Tố Hữu

D. Tre Việt Nam - Nguyễn Duy

Câu 2: Trong hai khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh                   B. Ấn dụ

C. Nhân hóa                D  Hoán dụ

Câu 3: Qua đoạn trích, em thấy nhân vật “chú bé” là người như thế nào?

A. Hồn nhiên, nhanh nhẹn.

B. Say mê tham gia công tác kháng chiến.

C. Dũng cảm không sợ nguy hiểm.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Câu “Chú bé loắt choắt” là câu trần thuật đơn kiểu nào?

A. Câu định nghĩa

B. Câu giới thiệu

C. Câu miêu tả

D. Câu đánh giá

Câu 5: Bài thơ có đoạn trích trên được làm theo thế thơ gì?

A. Thể thơ bốn chữ

B. Thể thơ năm chữ

C. Thể thơ sáu chữ

D. Thể thơ bảy chữ

II. TỰ LUẬN (7 điếm)

Em hãy tả lại quang cảnh chợ hoa ngày tết.

Xem lời giải

Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn, sau đó trả lời bằng cách chọn ý đúng nhất:

       “...Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùnq nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng dược miếng nào”.

(Bài học đường đời đẩu tiên - Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

A. Miêu tả                     B. Tự sự

C. Thuyết minh             D. Biểu cảm

Câu 2: Lòng yêu nước của thầy giáo Ha-men trong văn bản “Buổi học cuối cùng” (An-phông-xơ Đô-đê) được biểu hiện như thế nào?

A. Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dat của mình.

B. Căm thù sục sôi kẻ thù đã xâm lược quê hương.

C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống kẻ thù.

D. Yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc.

Câu 3: Trong những câu thơ sau đây, câu thơ nào thể hiện hình tượng Bác Hồ tuyệt đẹp? (Chỉ chọn một hình ảnh)

A. Người cha mái tóc bạc.

B. Bóng Bác cao lồng lộng

C. Ấm hơn ngọn lửa hồng.

D. Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Câu 4: Chi tiết nào sau đây chứng tỏ cầu Long Biên là một nhân chứng “đau thương và anh dũng”?

A. Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người.

B. Những ngày đầu năm 1947, cái ngày người dân Thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật.

C. Chiếc cầu thân thương ngày ấy trở thành mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì.

D.  Những nhịp cầu tả tơi ứa đầy máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước.

Câu 5: Các từ mênh mông, tấp nập, xơ xác” thuộc loại từ gì?

A. Từ ghép                     B. Từ láy

Câu 6: Các câu văn sau đây có phải là câu trần thuật đơn?

- Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình.

- Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi.

- Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng.

A. Đúng

B. Sai

II. TỰ  LUẬN (7 điểm)

Hãy tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài Tập làm văn.

Xem lời giải

Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Bài văn hoặc tác phẩm nào nêu lên ý nghĩa: phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương tiện quan trọng của lòng yêu nước?

A. Lao xao

B. Lòng yêu nước

C. Cây tre Việt Nam

D. Buổi học cuối cùng

Câu 2: Cảnh mặt trời mọc và cảnh sinh hoạt của con người trên biển đảo Cô Tồ là bức tranh:

A. rực rỡ, tráng lệ - khẩn trương, thanh bình.

B. hùng vĩ, tráng lệ - hối hả, vội vã.

C. duyên dáng, mềm mại - êm ả, bình lặng.

D. bình lặng, dịu dàng, hân hoan, vui vẻ.

Câu 3: Có mấy kiểu nhăn hỏa thường gặp.

A. Một kiểu               B. Hai kiểu

C. Ba kiểu                D. Bôn kiểu

Câu 4: Ví dụ nào sau đây sử dụng phép nhản hóa?

A. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Ca dao)

B. Trâu ơi! Ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta

(Ca dao)

C. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi tới trường cô giáo như mẹ hiền.

(Lời bài hát)

D. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông)

Câu 5:

“Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lổ” (Vũ Tú Nam). Câu văn trên thuộc loại so sảnh nào?

A. Người với người

B. Vật với người

C. Vật với vật

D. Cái cụ thế với cái trừu tượng

II. T LUẬN (7 điếm)

Em hãy tả cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.

Xem lời giải