Bài 1. a. Phương trình hoành độ giao điểm của (d1) và (d2):
\(2x = -x + 3 ⇔ 3x = 3 ⇔ x = 1\)
Thế \(x = 1\) vào phương trình của (d1), ta có: \(y = 2.1 ⇔ y = 2.\)
Vậy tọa độ giao điểm cần tìm là \(A(1; 2)\).
b. (d3) // (d) nên phương trình của (d3) có dạng : \(y = x + m (m ≠ 4)\).
\(A \in \left( {{d_3}} \right) \Rightarrow 2 = 1 + m \Rightarrow m = 1\) (nhận)
Vậy phương trình của (d3) là : \(y = x + 1\).
Bài 2. (d1) có tung độ gốc là \(–m + 2\), (d2 ) có tung độ gốc là \(m\).
Theo giả thiết, ta có: \(-m + 2 = m ⇔ m = 1.\)
Bài 3. (d1) và (d2) trùng nhau \( \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{ {k - 2 = 2} \cr {m = 3} \cr } } \right. \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{ {k = 4} \cr {m = 3} \cr } } \right.\)