Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Đại số 9

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Tìm điều kiện xác định của mỗi hàm số (Tìm tập xác định của hàm số) :

a. \(y = \sqrt { - x} \)

b. \(y = \sqrt {1 - x}  + \sqrt {1 + x} \)

Bài 2. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = {x^2} + 1.\) Tính : \(f\left( 0 \right);\,f\left( { - 2} \right);\,f\left( {\sqrt 2 } \right)\)

Bài 3. Chứng minh hàm số \(y = f\left( x \right) = 2x\) đồng biến trên \(\mathbb R\).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Tìm tập xác định của mỗi hàm số:

a. \(y = {1 \over {\sqrt {x + 2} }}\)

b. \(y = {1 \over x}\)

Bài 2. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \sqrt {1 - x} .\) Tính : \(f\left( { - 1} \right);\,f\left( { - 3} \right);\,f\left( 3 \right)\)

Bài 3. Vẽ đồ thị hàm số \(y=-x\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Tìm tập xác định của hàm số :

a. \(y = \sqrt 3 x\)

b. \(y = \sqrt {{{ - 1} \over {1 - x}}} \)

Bài 2. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = 2.\) Tính : \(f\left( 2 \right);\,f\left( { - 2} \right);\,f\left( {2 + \sqrt 2 } \right)\)

Bài 3. Chứng minh hàm số \(y=-x\) nghịch biến trên \(\mathbb R\).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) =  - \sqrt 2 x.\) Tính : \(f\left( {\sqrt 2 } \right);f\left( { - \sqrt 2 } \right);f\left( {3\sqrt 2 } \right)\)

Bài 2. Chứng minh hàm số : \(y = f\left( x \right) =  - 2x + 1\) nghịch biến trên R.

Bài 3. Vẽ đồ thị của hàm số : \(y = \sqrt 2 x\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 9

Cho hàm số : \(y = f\left( x \right) = \left( {1 - \sqrt 3 } \right)x\)

a. Tính : \(f\left( {1 + \sqrt 3 } \right);f\left( {1 - \sqrt 3 } \right);f\left( { - \sqrt 3 } \right)\)

b. Chứng minh rằng hàm số nghịch biến trên \(\mathbb R\).

c. So sánh : \(f\left( {1 + \sqrt 3 } \right)\,và\,f\left( {2 + \sqrt 3 } \right)\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 2 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Tìm m để mỗi hàm số sau là hàm bậc nhất:

a. \(y = \sqrt {m - 3} \left( {x - 1} \right)\)

b. \(y = {{1 - m} \over {4 - m}}x + {1 \over 4}\)

Bài 2. Hàm số nào sau đây là hàm số đồng biến, nghịch biến?

a. \(y = \left( {2 - \sqrt 3 } \right)x + 1\)

b. \(y = {1 \over {\sqrt 2  - 2}}x + {1 \over {\sqrt 2 }}\)

Bài 3. Tìm m để mỗi hàm số sau đồng biến trên \(\mathbb R\):

a. \(y = mx + 1\)

b. \(y = \sqrt {3 - m} x + \sqrt 2 \)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 2 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Cho hàm số \(y = ax + 2.\) Tìm hệ số a, biết khi \(x = 1\) thì \(y = 3\).

Bài 2. Cho hàm số \(y = \left( {m - 1} \right)x + 2.\) Tìm m để hàm số đồng biến; nghịch biến trên \(\mathbb R\).

Bài 3. Chứng minh rằng : hàm số \(y = f\left( x \right) = \left( {3 - \sqrt 2 } \right)x + 2\) đồng biến trên \(\mathbb R\).

Bài 4. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \left( {2 - \sqrt 2 } \right)x + 1\)

So sánh : \(f\left( {1 + \sqrt 2 } \right)\) và \(f\left( {\sqrt 2  + \sqrt 3 } \right)\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 2 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Cho hàm số \(y =  - x + b.\) Tìm b, biết rằng khi \(x = 1\) thì \(y = 5\).

Bài 2. Chứng minh rằng : hàm số \(y =  - \sqrt 3 x + 1\) nghịch biến trên \(\mathbb R\).

Bài 3. Tìm m để hàm số \(y = \left( {1 - 2m} \right)x\) đồng biến trên \(\mathbb R\).

Bài 4. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \left( {\sqrt 2  - 1} \right)x + \sqrt 2 \)

So sánh : \(f\left( {\sqrt 2  + 1} \right)\) và \(f\left( {\sqrt 2  + 2} \right)\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 2 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Với giá trị nào của k thì hàm số \(y = \left( { - k + 2} \right)x + 10\) nghịch biến trên \(\mathbb R\)?

Bài 2. Chứng minh rằng : hàm số \(y = f\left( x \right) = {1 \over 2}x + 1\) đồng biến trên \(\mathbb R\).

Bài 3. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = ax + b.\) Tìm a, b biết : \(f\left( 0 \right) = 2\) và \(f\left( 1 \right) = \sqrt 2 \)

Bài 4. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \left( {1 - \sqrt 5 } \right)x - 1\)

So sánh : \(f\left( {1 + \sqrt 5 } \right)\) và \(f\left( {1 - \sqrt 5 } \right)\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 2 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Hàm số nào sau đây là hàm số bậc nhất?

a. \(y = {1 \over {\sqrt 2 }}x + 2\)

b. \(y = {1 \over {\sqrt {2x} }} + 1\)

c. \(y = \left( {{a^2} + 1} \right)x + 1\)

Bài 2. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = ax + b.\) Tìm a, b biết: \(f\left( 0 \right) = \sqrt 2 \) và \(f\left( {\sqrt 2 } \right) = 1\)

Bài 3. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = mx + m + 1.\) Tìm m biết \(f(1) = 3\).

Bài 4. Tìm k để hàm số \(y = \left( {5 - k} \right)x + 2\) đồng biến trên \(\mathbb R\).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 3 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Vẽ đồ thị của hàm số \(y = 3x + 2.\)

Bài 2. Cho hàm số \(y = \left( {m - 2} \right)x + m.\) Tìm m để đồ thị của hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3.

Bài 3. Chứng tỏ rằng họ đường thằng (d) : \(y = \left( {m - 1} \right)x + m\) luôn qua điểm \(A(-1; 1)\) với mọi giá trị m \((m ≠ 1)\)

Bài 4. Cho hàm số \(y = (2m – 1 )x + m\). Tìm m để đồ thị hàm số qua gốc tọa độ.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 3 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Cho hàm số \(y = ax + b \;(a ≠ 0)\)

Tìm a, b biết rằng đồ thị của hàm số là đường thẳng song song với đường thẳng \(y = \sqrt 3 x\) và qua điểm \(A(1; 2)\).

Bài 2. Tìm \(m\) để đồ thị của hàm số \(y = (2m – 1)x – m\) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(1\).

Bài 3. Vẽ đồ thị hàm số \(y = \sqrt 2 x + 2\)

Điểm \(M\left( {1 - \sqrt 2 ;\sqrt 2  - 1} \right)\) có thuộc đồ thị hay không? Tại sao?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 3 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Viết phương trình đường thẳng qua hai điểm \(A(0; 1)\) và \(B(-1; 0)\).

Bài 2. Cho đường thẳng \(d:y = 3x + m.\) Tìm m để đường thẳng d cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng  \(-3\)

Bài 3. Chứng tỏ họ đường thẳng d : \(y = mx + 2m + 1\) luôn đi qua điểm \(A(-2; 1)\).

Bài 4. Vẽ đồ thị của hàm số \(y = x + \sqrt 2 \)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 3 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua hai điểm A(0; -3) và B(1; -1)

Bài 2. Cho his đường thẳng d1 : \(y = mx + m + 2\) và d2 : \(y = -x\). Tìm m để d1 và d2 song song.

Bài 3. Cho hàm số \(y = {4 \over 3}x + 4\)

a. Vẽ đồ thị hàm số

b. Tìm tọa độ giao điểm A, B của đồ thị lần lượt với Ox và Oy. Tính diện tích tam giác OAB (đơn vị đo trên các trục tọa độ là xăng-ti-mét).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 3 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Cho hai đường thẳng (d1) : \(y = -2x + 1\) và (d2) : \(y = (2m – 3 )x + 3 – m .\)

Tìm m để đường thẳng (d2) đi qua điểm A thuộc (d1) và có tung độ bằng 3.

Bài 2. Cho đường thẳng (d): \(y = -3x\). Viết phương trình của đường thẳng (d’) song song với (d) và có tung độ gốc bằng 2.

Bài 3. Cho ba điểm \(A(0; -3), B(1; -1), C(-1; -5).\) Chứng tỏ A, B, C thẳng hàng.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 4 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Cho điểm \(M(-2;1)\) và đường thẳng (d) : \(y = -2x + 3\).

Viết phương trình của đường thẳng (d’) song song với (d) và qua M.

Bài 2. Cho hai đường thẳng (d): \(y = kx - 4\) và (d’) : \(y = 2x -1\). Tìm k để (d) cắt (d’) tại điểm M có hoành độ bằng 2.

Bài 3. Cho ba đường thẳng : \(y = 3x\) (d1); \(y = x + 2\) (d2); và \(y = (m – 3)x + 2m + 1\) (d3). Tìm m để ba đường thẳng đồng quy.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 4 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Cho hai đường thẳng : \(y = (m – 3)x + 3\) (d1) và \(y = -x + m\) (d2). Tìm m để (d1) // (d2)

Bài 2. Cho hai đường thẳng : \(y = kx + m – 2\) (d1) và \(y = (5 – k )x + 4 – m\) (d2). Tìm k và m để (d1) và (d2) trùng nhau \((k ≠ 0; k ≠ 5).\)

Bài 3. Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng :

\(y = x\) (d1) và \(y = -x + 3\) (d2)

Bài 4. Cho hai đường thẳng : \(y = 2x + 3\) (d1) và \(y = (2k + 1)x – 3\) (d2) \((k \ne {1 \over 2})\)

Tìm điều kiện của k để (d1) và (d2) cắt nhau.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 4 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Cho hai đường thẳng : \(y = 2x\) (d1) và \(y = -x + 3\) (d2).

a. Tìm tọa độ giao điểm A của (d1) và (d2).

b. Viết phương trình đường thẳng (d3) qua A và song song với đường thẳng \(y = x + 4\) (d)

Bài 2. Cho hai đường thẳng : \(y = mx - m + 2\) (d1) và \(y = (m - 3)x + m\) (d2). Tìm m để (d1) và (d2) cắt nhau tại một điểm trên trục tung.

Bài 3. Cho hai đường thẳng : \(y = (k - 2)x + m (k ≠ 2)\) (d1) và \(y = 2x + 3\) (d2). Tìm k và m để (d1) và (d2) trùng nhau.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 4 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Tìm a để hai đường thẳng : \(y = (a - 1) + 1\) (d1) \((a ≠ 1)\) và \(y = (3 - a)x + 2\) (d2) \((a ≠ 3)\) song song với nhau.

Bài 2. Cho hai đường thẳng : \(y = 3x - 2\) (d1) và \(y =  - {2 \over 3}x\,\left( {{d_2}} \right)\)

a. Tìm tọa độ giao điểm A của (d1) và (d2).

b. Viết phương trình đường thẳng (d) qua A và song song với đường thẳng (d3) : \(y = x - 1\)

Bài 3. Tìm m để hai đường thẳng : \(y = 2x + (5 - m)\) (d1) và \(y = 3x + (3 + m)\) (d2) cắt nhau tại một điểm trên trục tung.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 4 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Viết phương trình đường thẳng (d) qua điểm \(M(-2; 0)\) và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3.

Bài 2. Tìm m để hai đường thẳng sau đây song song:

\(y = (m + 1)x + m\) (d1) và \(y = \left( {\sqrt 2  + 1} \right)x + 3\,\left( {{d_2}} \right)\)

Bài 3. Chứng tỏ rằng họ đường thẳng (d) : \(y = mx + m + 1\) luôn đi qua một điểm cố định.

Bài 4. Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng :

\(y = -4x\) (d1) và \(y = {1 \over 2}x + 3\,\left( {{d_2}} \right)\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 5 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Tìm hệ số góc của đường thẳng qua \(O\) và điểm \(A(3; 2)\).

Bài 2. Tính góc \(α\) tạo bởi đường thẳng \(y = \sqrt 3 x + 3\) và trục \(Ox\).

Bài 3. Viết phương trình đường thẳng có hệ số góc bằng 2 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 5 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Cho đường thẳng \(y = ax + 2\) (d). Tìm hệ số góc của đường thẳng (d) biết rằng đường thẳng qua điểm \(M(3; 6)\).

Bài 2. Cho hàm số \(y = -x + 3\)

a. Vẽ đồ thị của hàm số.

b. Tính góc \(α\) tạo bởi đường thẳng \(y = -x + 3\) và trục \(Ox\).

c. Chứng tỏ hai đường thẳng \(y = -x + 3\) và \(y = x\) vuông góc với nhau.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 5 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Viết phương trình đường thẳng (d) qua điểm \(A\left( {1; - \sqrt 3  + 3} \right)\) và song song với đường thẳng \(y =  - \sqrt 3 x.\) Tính góc tạo bởi đường thẳng (d) và trục \(Ox\).

Bài 2. Cho hàm số \(y = -x + 1\)

a. Vẽ đồ thị của hàm số

b. Tính góc tạo bởi đường thẳng \(y = -x + 1\) và trục hoành.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 5 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Tính góc tạo bởi đường thẳng (d) : \(y = 2x + 1\) và trục \(Ox\) (làm tròn đến phút)

Bài 2. Cho đường thẳng (d): \(y = x\). Viết phương trình đường thẳng (d’) qua điểm \(M(1; 1)\) và vuông góc với đường thẳng (d).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 5 - Chương 2 - Đại số 9

Bài 1. Viết phương trình đường thẳng (d) qua gốc tọa độ và tạo với trục hoành một góc \(60^\circ \)

Bài 2. Tính góc \(α\) tạo bởi đường thẳng \(y =  - {1 \over {\sqrt 3 }}x\) và trục hoành.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”