Câu 1: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở không thực hiện chức năng vận chuyển
A. chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
B. các sản phẩm bài tiết.
C. chất dinh dưỡng.
D. chất khí.
Câu 2: Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng
A. lá. B. rễ củ.
C. thân củ. D. thân rễ.
Câu 3: Ở đậu Hà Lan cho P: hạt vàng lai với hạt vàng thu được F1 có tỉ lệ: 75% hạt vàng: 25% hạt xanh. Kiểu gen của P là
A. AA x aa. B. Aa x Aa.
C. Aa x aa. D. AA x Aa.
Câu 4: Quá trình truyền tin qua xináp hóa học diễn ra theo trật tự nào?
A. Khe xináp → màng trước xináp → chuỳ xináp → màng sau xináp.
B. Màng sau xináp → khe xináp → chuỳ xináp → màng trước xináp.
C. Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.
D. Màng trước xináp → chuỳ xináp → khe xináp → màng sau xináp.
Câu 5: Người đi xe máy trên đường thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại. Đây là tập tính
A. học được.
B. bẩm sinh.
C. hỗn hợp.
D. vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp.
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về thường biến?
A. Di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.
B. Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.
C. Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường.
D. Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.
Câu 7: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin người.
(2) Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm lượng đường cao.
(3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo giống nho cho quả to, không có hạt.
(5) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền vitamin A) trong hạt.
(6) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
(7) Tạo giống cừu sản sinh protêin huyết thanh của người trong sữa.
Những thành tựu có ứng dụng công nghệ tế bào là
A. (2), (4), (6).
B. (1), (3), (5), (7).
C. (1), (2), (4), (5).
D. (3), (4), (5), (7).
Câu 8: Cơ quan chuyên hóa hấp thu nước và muối khoáng của thực vật trên cạn là
A. hoa. B. rễ.
C. thân. D. lá.
Câu 9: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người
A. miệng \( \to \) ruột non \( \to \) thực quản \( \to \) dạ dày \( \to \) ruột già \( \to \) hậu môn.
B. miệng \( \to \) thực quản \( \to \) dạ dày\( \to \) ruột non\( \to \) ruột già \( \to \) hậu môn.
C. miệng\( \to \) ruột non \( \to \) dạ dày\( \to \) hầu\( \to \) ruột già \( \to \) hậu môn.
D. miệng \( \to \) dạ dày\( \to \) ruột non \( \to \) thực quản \( \to \) ruột già \( \to \) hậu môn.
Câu 10: Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình
A. giảm phân và thụ tinh.
B. giảm phân.
C. nguyên phân.
D. thụ tinh.
Câu 11: Enzim ligaza dùng trong công nghệ gen với mục đích
A. nối các đoạn ADN để tạo ra ADN tái tổ hợp.
B. cắt phân tử ADN ở những vị trí xác định.
C. nhận ra phân tử ADN mang gen mong muốn.
D. phân loại ADN tái tổ hợp để tìm ra gen mong muốn.
Câu 12: Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở thực vật là
A. cân bằng khoáng cho cây.
B. giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá.
C. làm giảm lượng khoáng trong cây.
D. tăng lượng nước cho cây.
Câu 13: Sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật là:
A. ATP, C6H12O6, O2, H2O.
B. C6H12O6, O2, ATP.
C. C6H12O6, O2, H2O.
D. H2O, CO2.
Câu 14: Tập tính ở động vật được chia thành các loại
A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp.
B. bẩm sinh, hỗn hợp
C. học được, hỗn hợp.
D. bẩm sinh, học được.
Câu 15: Chim có hình thức hô hấp nào?
A. Hô hấp bằng phổi.
B. Hô hấp bằng hệ thống túi khí và phổi.
C. Hô hấp bằng mang.
D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 16: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nuclêôtit tự do.
C. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các côđon trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.
Câu 17: Trong phép lai một tính trạng do một gen quy định, nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu
A. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
B. nằm trên nhiễm sắc thể thường.
C. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
D. nằm ở ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp).
Câu 18: Hoocmôn sinh trưởng (GH) ở người được tiết ra từ
A. tuyến giáp.
B. buồng trứng.
C. tinh hoàn.
D. tuyến yên.
Câu 19: Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định đúng là:
A. 4. B. 3.
C. 1. D. 2.
Câu 20: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:
A. tiết kiệm vật liệu di truyền (do sử dụng cả 2 tinh tử để thụ tinh).
B. cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.
C. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển.
D. hình thành nội nhũ chứa các tế bào đột biến tam bội.
Câu 21: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là
A. cơ bắp kém phát triển.
B. người nhỏ bé hoặc khổng lồ.
C. chịu lạnh kém, chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
D. các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp kém phát triển.
Câu 22: Ở một loài thực vật, kiểu gen (A-B-) quy định hoa đỏ; (A-bb), (aaB-) và (aabb) quy định hoa trắng. Cho phép lai P: ♂AAaaBb × ♀AaBb. Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, kết quả nào phù hợp với phép trên?
A. Tỉ lệ giao tử đực của P là 4: 4: 2: 2: 1: 1.
B. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là 33 đỏ: 13 trắng.
C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là 25 đỏ: 11 trắng.
D. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là 10: 10: 5: 5: 5: 5: 2: 2: 1: 1: 1: 1.
Câu 23: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người:
Trong các kết luận sau đây có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Bệnh này do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y quy định.
(2) Xác suất để cặp vợ chồng III.2 và III.3 sinh ra 1 con gái, bị bệnh là 12,5%.
(3) Xác suất để cặp vợ chồng III.2 và III.3 sinh ra 1 con gái bị bệnh và 1 con trai bị bệnh là 1,5625%.
(4) Trong phả hệ xác định được ít nhất 10 người có kiểu gen chắc chắn.
A. 1. B. 4.
C. 3. D. 2.
Câu 24: Cho 1 quần thể thực vật có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp bằng
A. 46,875%. B. 93,75%.
C. 50%. D. 6,25%.
Câu 25: Quần thể nào dưới đây có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng?
QT 1: 1AA; QT 2: 0,5AA : 0,5Aa;
QT 3: 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa; QT 4: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
A. 1 và 2. B. 2,3 và 4.
C. 1 và 3. D. 1 và 4.
Câu 26: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong quần thể người đã cân bằng, tỉ lệ người dị hợp Aa trong số người bình thường là 1%. Xác suất để một cặp vợ chồng đều bình thường sinh 1 đứa con trai bạch tạng là
A. 0,0025%. B. 0,00125%.
C. 25%. D. 12,5%.
Câu 27: Một tế bào sinh dục đực có kiểu gen \(\dfrac{{Ab}}{{aB}}{\rm{Dd}}\) thực hiện quá trình giảm phân. Ở giảm phân I, cả hai cặp NST giảm phân bình thường và có hoán vị gen giữa alen A và alen a. Ở giảm phân II, cặp NST mang gen D, d không phân li ở cả 2 tế bào, cặp NST còn lại giảm phân bình thường. Kết thúc quá trình giảm phân, giao tử nào sau đây có thể được tạo ra?
A. ABD, aB, ab, Abd.
B. ABdd, aBDD, ab, Ab.
C. AB, aB, abDD, Abdd.
D. ABDD, aB, ab, Abdd.
Câu 28: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng nằm trên NST X ở vùng không tương đồng trên Y. Alen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen nằm trên NST thường. Lai cặp bố mẹ thuần chủng ruồi cái mắt đỏ, thân đen với ruồi đực mắt trắng, thân xám thu được F1. Cho F1 ngẫu phối thu được F2, cho F2 ngẫu phối thu được F3. Trong số ruồi đực ở F3, ruồi đực mắt đỏ, thân đen chiếm tỉ lệ
A. \(\dfrac{3}{{32}}\). B. \(\dfrac{3}{{16}}\).
C. \(\dfrac{1}{2}\). D. \(\dfrac{3}{4}\).
Câu 29: Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng?
A. Thận thải H+ và HCO3-.
B. Hệ đệm trong máu lấy đi H+.
C. Phổi hấp thu O2.
D. Phổi thải CO2.
Câu 30: Trong điều kiện môi trường nhiệt đới, thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3vì
A. nhu cầu nước cao.
B. điểm bù CO2 cao.
C. điểm bão hòa ánh sáng thấp.
D. không có hô hấp sáng.
Câu 31: Cho 500 tế bào sinh tinh có kiểu gen \(\dfrac{{Ab}}{{aB}}\) thực hiện giảm phân, trong đó có 400 tế bào giảm phân không có hoán vị gen, các tế bào còn lại xảy ra hoán vị gen. Trong tổng số giao tử tạo ra, giao tử AB và aB lần lượt chiếm tỉ lệ là
A. 20% và 30%.
B. 40% và 10%.
C. 5% và 45%.
D. 10% và 40%.
Câu 32: Cho phép lai ♂AaBbDdEe x ♀AabbddEe. Biết rằng: 10% số tế bào sinh tinh có cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. 2% số tế bào sinh trứng có cặp NST mang cặp gen Ee không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ
A. 11,8%. B. 2%.
C. 0,2%. D. 88,2%.
Câu 33: Êtilen có vai trò
A. giữ cho quả tươi lâu.
B. giúp cây ra hoa sớm.
C. giúp cây sinh trưởng nhanh.
D. thúc quả nhanh chín.
Câu 34: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%, giữa D và E không có hoán vị gen. Xét phép lai \(\dfrac{{Ab}}{{aB}}X_E^DX_e^d \times \dfrac{{Ab}}{{ab}}X_E^dY\), tính theo lý thuyết, các cá thể con có mang kiểu hình A- B-\(X_E^dX_e^d\) chiếm tỉ lệ
A. 18,25%. B. 12,5%.
C. 7,5%. D. 22,5%.
Câu 35: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen không alen (A, a; B, b) cùng quy định màu sắc hoa, kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?
(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.
A. 4. B. 1.
C. 2. D. 3.
Câu 36: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do hai cặp gen B, b và D, d quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về cả ba cặp gen (cây M) lai với cây đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên, thu được đời con gồm: 140 cây thân cao, hoa đỏ; 360 cây thân cao, hoa trắng; 640 cây thân thấp, hoa trắng; 860 cây thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây M là
A. \(\dfrac{{Ab}}{{aB}}\)Dd.
B. \(Aa\dfrac{{Bd}}{{bD}}\)
C. AaBbDd.
D. \(\dfrac{{AB}}{{ab}}Dd\)
Câu 37: Sinh đẻ có kế hoạch ở người không gồm biện pháp điều chỉnh
A. sinh con trai hay con gái.
B. thời điểm sinh con.
C. số con.
D. khoảng cách sinh con.
Câu 38: Các hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Lá cây họ Đậu xoè ra và khép lại theo chu kỳ ngày đêm, khí khổng đóng mở.
C. Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học, khí khổng đóng mở.
D. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng và thức ngủ của cây trinh nữ.
Câu 39: Cho phép lai \(\dfrac{{AB}}{{ab}} \times \dfrac{{Ab}}{{aB}}\), tính theo lí thuyết, ở đời con kiểu gen \(\dfrac{{Ab}}{{Ab}}\)chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và mẹ đều có tần số 20%.
A. 4%. B. 10%.
C. 16%. D. 40%.
Câu 40: Một gen có 225 ađênin và 525 guanin nhân đôi 3 đợt tạo ra các gen con. Trong tổng số các gen con có chứa 1800 ađênin và 4201 guanin. Dạng đột biến điểm đã xảy ra trong quá trình trên là:
A. Thêm một cặp G-X.
B. Thay một cặp G- X bằng một cặp A-T.
C. Thêm một cặp A-T.
D. Thay một cặp A-T bằng một cặp G-X.