Phân tích hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

Đề bài: Phân tích hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn TuânBÀI LÀMNguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, độc đáo, Nguyễn Tuân thích miêu tả những cái gì dữ dội, mãnh liệt hoặc đẹp một cách tuyệt đỉnh

Lời giải

Đề bài: Phân tích hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân 

BÀI LÀM

       Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, độc đáo, Nguyễn Tuân thích miêu tả những cái gì dữ dội, mãnh liệt hoặc đẹp một cách tuyệt đỉnh. Những trang viết hay nhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước. Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên tha thiết, ông có nhiều phát hiện tinh tế về vẻ đẹp của núi sông, cỏ cây trên đất nước mình. Bút kí “Người lái đò sông Đà” đã thể hiện đậm nét phong cách Nguyễn Tuân. Cảm hứng về dòng sông Đà “hung bạo và trữ tình” chảy trên trang văn của Nguyễn Tuân biến vùng sông nước ấy thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc.

          “Người lái đò sông Đà” rút từ tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân. Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo. Đến với những tác phẩm của Nguyễn Tuân là ta đang đến với một tâm hồn vô cùng phong phú, với những phát hiện hết sức tinh tế, độc đáo về quê hương. Nguyễn Tuân là một nhà văn yêu nước, giàu lòng tự hào dân tộc. Tình yêu nước ấy cũng chính là tình yêu thiên nhiên tha thiết. Khám phá về sông Đà – dòng chảy dữ dội của núi rừng Tây Bắc là một thành công đặc sắc của ông. Chỉ có Nguyễn Tuân mới không nhọc công dò đến ngọn nguồn lạch sông, truy tìm đến tận nơi gốc tích khai sinh ra sông Đà, để biết chỗ phát nguyên của nó thuộc huyện Cảnh Đông và thoạt kì thủy, dòng sông mang những cái tên Trung Hoa khá thơ mộng: Li Tiên, Bả Biên Giang. Cũng chưa có nhà văn nào trước Nguyễn Tuân có thể kể tên vanh vách 50/73 con thác lớn nhỏ nằm lô nhô suốt một dải sông từ Lai Châu về đến chợ Bờ. Cũng không có ai như Nguyễn, để có thể hạ bút viết đúng 3 câu về màu sắc nước sông Đà đã phải có mấy lần bay ngang qua miền sông ấy. Dòng sông Đà trong cảm nhận của nhà văn có hai nét tính cách đối lập: hung bạo và trữ tình.

          Nguyễn Tuân miêu tả con sông Đà ở những trạng thái đố lập nhau. Trước tiên, con sông hiện lên với một vẻ ngoài hung bạo.  Vách đá “đá bờ sông dựng vách thành” và những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp. Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách:“Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”,  con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ can nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách. “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Sự so sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng. Cảm giác như Nguyễn Tuân luôn lục lọi đến tận kiệt cùng cái kho ấn tượng nay ăm ắp để tìm cho được một cách nói có thể làm kinh động hồn trí con người.

           Gió trên sông Đà: “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm …” Với lối viết tài hoa, những câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người. Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát: “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên …” những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác” -> Lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người.

       Âm thanh thác nước sông Đà:Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá.Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc như đang “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “giọng gằn mà chế nhạo”. Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa … rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng…” -> Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác nước sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử. Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, Nguyễn Tuân quả là đã chơi ngông lắm trong nghệ thuật.

      Bằng thủ pháp nhân hóa, người đọc nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù đá vô tri. Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi hồn vào từng thớ đá: “Cả một chân trời đá … mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó” -> Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuân chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ với ba trùng vi thạch trận. Trùng vi thạch trận thứ I: Bọn đá đứa thì “hất hàm” đứa thì “thách thức”, “mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền”….Trùng vi thạch trận thứ II: Sông nước bài binh bố trận ở khắp nơi, tăng nhiều cửa tử, cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn… Trùng vi thạch trận thứ III: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa.

     Con sông Đà hiện lên hung bạo, tàn ác không khác gì “kẻ thù số một của con người”. Nhưng cũng chính từ hình ảnh con sông ấy lại là kẻ tôn vinh tài năng nghệ thuật tài hoa, tài tử và cực kì uyên bác của một ngòi bút số một về thể loại tùy bút Việt Nam.

      Nhưng sông Đà không chỉ hiện lên trông hung bạo như vậy vì có lúc nó cũng dịu dàng mang trong mình vẻ đẹp trữ tình.  Dòng sông Đà không chỉ có những “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế manh trên sông đá” mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người. Từ trên tàu bay nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo …”

     Màu sắc dòng sông thay đổi theo mùa  “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, khác với sông Gâm, sông Lô “màu xanh canh hến”.  Mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa …” -> Sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, quyến rũ và tình tứ.

      Đến với sông Đà, hăm hở, say mê đến nỗi tác giả như thấy mình như đang “sắp đổ ra sông Đà”. Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cố nhân với những cảnh quan hai bên bờ cực kì gợi cảm: lá non nhú trên những nương ngô, những con hươu “ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương” … Dòng sông Đà như gợi những nỗi niềm sâu thẳm trong lịch sử đất Việt: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa… lặng tờ “như từ Lí, đời Trần, đời Lê”.

    Nguyễn Tuân thật say mê miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, và bằng một tình yêu thiết tha thiên nhiên đất nước. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một dòng sông, một ngọn thác, một dòng chảy đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có – Nguyễn Tuân xứng đáng là một cây bút tài hoa bậc nhất của nền văn học Việt Nam.

     Phong cách Nguyễn Tuân độc đáo và phong phú. Ở tùy bút “Người lái đò sông Đà” chúng ta thấy phong cách giá trị của ông thể hiện rõ nhất là sự nhọn sắc của giác quan nghệ sĩ đi đôi với một kho chữ nghĩa giàu có và đầy màu sắc, lối văn rất mực tài hoa. Dòng sông Đà “hung bạo và trữ tình” chảy mãi trong dòng văn học nước nhà như niềm yêu mến và tự hào về cỏ cây sông núi quê hương của nhà văn Nguyễn Tuân.


Bài Tập và lời giải

Bài 70 trang 40 SGK Toán 9 tập 1

 Tìm giá trị các biểu thức sau bằng cách biến đổi, rút gọn thích hợp

\(\displaystyle a)\sqrt {{{25} \over {81}}.{{16} \over {49}}.{{196} \over 9}}\)                            

\(\displaystyle b)\sqrt {3{1 \over {16}}.2{{14} \over {25}}2{{34} \over {81}}}\)

\(\displaystyle c){{\sqrt {640} .\sqrt {34,3} } \over {\sqrt {567} }}\)                                    

\(d)\sqrt {21,6} .\sqrt {810.} \sqrt {{{11}^2} - {5^2}}\) 

Xem lời giải

Bài 71 trang 40 SGK Toán 9 tập 1

Rút gọn các biểu thức sau:

a)  \(\left( {\sqrt 8  - 3.\sqrt 2  + \sqrt {10} } \right)\sqrt 2  - \sqrt 5 \) 

b)  \(0,2\sqrt {{{\left( { - 10} \right)}^2}.3}  + 2\sqrt {{{\left( {\sqrt 3  - \sqrt 5 } \right)}^2}} \)

c)  \(\displaystyle \left( {{1 \over 2}.\sqrt {{1 \over 2}}  - {3 \over 2}.\sqrt 2  + {4 \over 5}.\sqrt {200} } \right):{1 \over 8}\)

d)  \(2\sqrt {{{\left( {\sqrt 2  - 3} \right)}^2}}  + \sqrt {2.{{\left( { - 3} \right)}^2}}  - 5\sqrt {{{\left( { - 1} \right)}^4}} \)

Xem lời giải

Bài 72 trang 40 SGK Toán 9 tập 1

Phân tích thành nhân tử (với các số x, y, a, b không âm và a ≥ b)

a)  \(xy - y\sqrt x  + \sqrt x  - 1\)

b)  \(\sqrt {ax}  - \sqrt {by}  + \sqrt {bx}  - \sqrt {ay} \)

c)  \(\sqrt {a + b}  + \sqrt {{a^2} - {b^2}} \)

d)  \(12 - \sqrt x  - x\)

Xem lời giải

Bài 73 trang 40 SGK Toán 9 tập 1

Rút gọn rồi tính giá trị của các biểu thức sau:

a) \(\sqrt { - 9{\rm{a}}}  - \sqrt {9 + 12{\rm{a}} + 4{{\rm{a}}^2}}\) tại \(a = - 9\)

b) \(\displaystyle 1 + {{3m} \over {m - 2}}\sqrt {{m^2} - 4m + 4}\) tại \(m = 1,5\)

c) \(\sqrt {1 - 10{\rm{a}} + 25{{\rm{a}}^2}}  - 4{\rm{a}}\) tại \(a = \sqrt 2\)

d) \(4{\rm{x}} - \sqrt {9{{\rm{x}}^2} + 6{\rm{x}} + 1} \) tại  \(x= - \sqrt 3\)

Xem lời giải

Bài 74 trang 40 SGK Toán 9 tập 1

Tìm x, biết:

a) \(\sqrt {{{\left( {2{\rm{x}} - 1} \right)}^2}}  = 3\)

b)  \(\displaystyle {5 \over 3}\sqrt {15{\rm{x}}}  - \sqrt {15{\rm{x}}}  - 2 = {1 \over 3}\sqrt {15{\rm{x}}} \)

Xem lời giải

Bài 75 trang 40 SGK Toán 9 tập 1

Chứng minh các đẳng thức sau: 

a) \(\displaystyle \left( {{{2\sqrt 3  - \sqrt 6 } \over {\sqrt 8  - 2}} - {{\sqrt {216} } \over 3}} \right).{1 \over {\sqrt 6 }} =  - 1,5\)

b) \(\displaystyle \left( {{{\sqrt {14}  - \sqrt 7 } \over {1 - \sqrt 2 }} + {{\sqrt {15}  - \sqrt 5 } \over {1 - \sqrt 3 }}} \right):{1 \over {\sqrt 7  - \sqrt 5 }} =  - 2\)

c) \(\displaystyle {{a\sqrt b  + b\sqrt a } \over {\sqrt {ab} }}:{1 \over {\sqrt a  - \sqrt b }} = a - b\) với a, b dương và a ≠ b

d) \(\displaystyle \left( {1 + {{a + \sqrt a } \over {\sqrt a  + 1}}} \right)\left( {1 - {{a - \sqrt a } \over {\sqrt a  - 1}}} \right) = 1 - a\) với a ≥ 0 và a ≠ 1

Xem lời giải

Bài 76 trang 41 SGK Toán 9 tập 1

Cho biểu thức\(\displaystyle Q = {a \over {\sqrt {{a^2} - {b^2}} }} - \left( {1 + {a \over {\sqrt {{a^2} - {b^2}} }}} \right):{b \over {a - \sqrt {{a^2} - {b^2}} }}\) với a > b > 0

a) Rút gọn Q

b) Xác định giá trị của Q khi a = 3b 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 1 - Đại số 9

Bài 1. Tìm điều kiện để mỗi biểu thức sau có nghĩa :

a. \(A = \sqrt {{{ - 3} \over {3 - x}}} \)

b. \(B = \sqrt {x + {1 \over x}} \)

Bài 2. Tính :

a. \(M = \left( {\sqrt 2  - \sqrt {3 - \sqrt 5 } } \right)\sqrt 2  + \sqrt {20} \)

b. \(N = \left( {{{\sqrt 6  - \sqrt 2 } \over {1 - \sqrt 3 }} - {5 \over {\sqrt 5 }}} \right):{1 \over {\sqrt 5  - \sqrt 2 }}\)

Bài 3. Cho biểu thức : \(P = {{a\sqrt a } \over {\sqrt a  - 1}} + {1 \over {1 - \sqrt a }}\)   (với \(a ≥ 0\) và \(a ≠ 1)\)

a. Rút gọn biểu thức P.

b. Tính giá trị của biểu thức P tại \(a = {9 \over 4}\)

Bài 4. Tìm x, biết :

a. \(\sqrt {4{x^2} - 4x + 1}  = 3\)

b. \(3\left( {\sqrt x  + 2} \right) + 5 = 4\sqrt {4x}  + 1\)

Bài 5. Tìm x, biết : \(\sqrt {1 - 3x}  < 2\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 1 - Đại số 9

Bài 1. Tìm điều kiện có nghĩa của biểu thức :

a. \(A = {1 \over {\sqrt {x - 3} }}\)

b. \(B = \sqrt {x - 2}  + {1 \over {x - 2}}\)

Bài 2. Chứng minh :

a. \(2\sqrt {2 + \sqrt 3 }  = \sqrt 2  + \sqrt 6 \)

b. \(\sqrt {1 + {{\sqrt 3 } \over 2}}  = {{1 + \sqrt 3 } \over 2}\)

Bài 3. Tính :

a. \(A = \sqrt 2 \left( {\sqrt {21}  + 3} \right).\sqrt {5 - \sqrt {21} } \)

b. \(B = \sqrt 2 \left( {\sqrt 5  - 1} \right).\sqrt {3 + \sqrt 5 } \)

Bài 4. Cho biểu thức \(P = \left( {{1 \over {\sqrt x  + 1}} - {1 \over {x + \sqrt x }}} \right):{{x - \sqrt x  + 1} \over {x\sqrt x  + 1}}\,\)\(\left( {x > 0} \right)\)

a. Rút gọn biểu thức P.

b. Tìm x sao cho \(P < 0\).

Bài 5. Tìm x, biết : \(\left( {3 - 2\sqrt x } \right)\left( {2 + 3\sqrt x } \right) = 16 - 6x\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 1 - Đại số 9

Bài 1. Tìm điều kiện để mỗi biểu thức sau có nghĩa :

a. \(A = {1 \over {1 - \sqrt {x - 1} }}\)

b. \(B = {1 \over {\sqrt {{x^2} - 2x + 1} }}\)

Bài 2. Rút gọn :

a. \(M = \left( {4 + \sqrt 3 } \right).\sqrt {19 - 8\sqrt 3 } \)

b. \(N = {{\sqrt {8 - \sqrt {15} } } \over {\sqrt {30}  - \sqrt 2 }}\)

Bài 3. Rút gọn biểu thức : \(P = \left( {{{8 - x\sqrt x } \over {2 - \sqrt x }} + 2\sqrt x } \right).{\left( {{{2 - \sqrt x } \over {2 + \sqrt x }}} \right)^2}\,\,\,\)\(\left( {x \ge 0;x \ne 4} \right)\)

Bài 4. Tìm x, biết : \(\left( {3 - \sqrt {2x} } \right).\left( {2 - 3\sqrt {2x} } \right) = 6x - 5\,\left( * \right)\)

Bài 5. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức : \(P = \sqrt {{x^2} - 2x + 5} \)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 1 - Đại số 9

Bài 1. Tìm điều kiện để mỗi biểu thức sau có nghĩa :

a. \(A = \sqrt {2 - 4x} \)

b. \(B = \sqrt {{{ - 3} \over {x - 1}}}  + \sqrt {{x^2} + 4} \)

Bài 2. So sánh : \(2 + \sqrt 3 \,\,va\,\,3 + \sqrt 2 \)

Bài 3. a. Rút gọn :  \(P = {{x\sqrt y  + y\sqrt x } \over {\sqrt {xy} }}:{1 \over {\sqrt x  - \sqrt y }}\,\,\,\)\(\left( {x > 0;y > 0;x \ne y} \right)\)

b. Tính P, biết \(x = \sqrt 2  - 1\,\,va\,\,y = \sqrt {9 - 4\sqrt 2 } \)

Bài 4. Tìm x, biết :

a. \(\sqrt {{x^2} + 3}  = x + 1\)

b. \(\sqrt {{x^2} + 1}  \le x + 2\)

Bài 5. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức : \(P = 5 - \sqrt {{x^2} - 6x + 14} \)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 1 - Đại số 9

Bài 1. Tìm điều kiện để mỗi biểu thức sau có nghĩa :

a. \(A = \sqrt {{2 \over {x - 3}}} \)

b. \({1 \over {\sqrt x  - \sqrt y }}\)

Bài 2. Tính : \(C = \sqrt {11 - 4\sqrt 6 }  + \sqrt {11 + 4\sqrt 6 } \)

Bài 3. Rút gọn biểu thức : \(P = {{x\sqrt y  - y\sqrt x } \over {\sqrt x  - \sqrt y }}.{{x\sqrt x  + y\sqrt y } \over {x - \sqrt {xy}  + y}}\,\,\,\)\(\left( {x \ge 0;y \ge 0;x \ne y} \right)\)

Bài 4. Tìm x, biết : \(\sqrt {{x^2} - 2x + 4}  = x + 2\)

Bài 5. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức : \(Q = {1 \over {\sqrt {{x^2} - 4x + 5} }}\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Chương 1 - Đại số 9

Bài 1. Rút gọn :

\(A = \left( {\sqrt 6  + \sqrt {10} } \right).\sqrt {4 - \sqrt {15} } \)

\(B = {{\sqrt 3  + 2} \over {\sqrt 3  - 2}} - {{\sqrt 3  - 2} \over {\sqrt 3  + 2}} + {{8\sqrt 6  - 8\sqrt 3 } \over {\sqrt 2  - 1}}\)

Bài 2. Tính : \(Q = \sqrt {\sqrt 2  + 2\sqrt {\sqrt 2  - 1} } \)\(\, + \sqrt {\sqrt 2  - 2\sqrt {\sqrt 2  - 1} } \)

Bài 3. Tìm x, biết :

a. \(\left( {2 - \sqrt x } \right)\left( {1 + \sqrt x } \right) =  - x + \sqrt 5 \)

b. \(\sqrt {{x^2} + 2x\sqrt 3  + 3}  = \sqrt 3  + x\)

Bài 4. Cho \(A = {1 \over {\sqrt x  + \sqrt {x - 1} }} - {1 \over {\sqrt x  - \sqrt {x - 1} }} - {{x\sqrt x  - x} \over {1 - \sqrt x }}\)

a. Rút gọn biểu thức A

b. Tìm giá trị của x để \(A > 0\).

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”