Bài 4. Hình lăng trụ đứng

Bài Tập và lời giải

Bài 26 trang 138 SBT toán 8 tập 2
Trong các hình sau đây (h.118), hình vẽ nào biểu diễn một lăng trụ đứng?

Xem lời giải

Bài 27 trang 138 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Một lăng trụ đứng, đáy là tam giác thì lăng trụ đó có:

A. \(6\) mặt, \(9\) cạnh, \(5\) đỉnh

B. \(5\) mặt, \(9\) cạnh, \(6\) đỉnh

C. \(6\) mặt, \(5\) cạnh, \(9\) đỉnh

D. \(5\) mặt, \(6\) cạnh, \(9\) đỉnh.

Ý nào ở trên là đúng?

Xem lời giải

Bài 28 trang 138 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Hãy cho biết:

a) Một lăng trụ đứng có sáu mặt thì đáy của lăng trụ đó là hình gì?

b) Một lăng trụ đứng có tám mặt thì đáy của lăng trụ đó là hình gì?

Xem lời giải

Bài 29 trang 139 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Hình 119 biểu diễn một lăng trụ đứng, đáy là tam giác. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Các cạnh bên \(AB\) và \(AD\) vuông góc với nhau;

B. Các cạnh bên \(BE\) và \(EF\) vuông góc với nhau;

C. Các cạnh bên \(AC\) và \(DF\) vuông góc với nhau;

D. Các cạnh bên \(AC\) và \(DF\) song song với nhau;

E. Hai mặt phẳng \((ABC)\) và \((DEF)\) song song với nhau;

G. Hai mặt phẳng \((ACFD)\) và \((BCFE)\) song song với nhau;

H. Hai mặt phẳng \((ABED)\) và \((DEF)\) vuông góc với nhau.

Xem lời giải

Bài 30 trang 139 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

\(ABCD.XYHK\) là một lăng trụ đứng, đáy là hình chữ nhật (h.120)

a) Quan sát hình và chỉ ra những cặp mặt phẳng song song với nhau.

b) Những cặp mặt phẳng nào vuông góc với nhau?

c) Hai mặt \((BCHY)\) và \((KXYH)\) có vuông góc với nhau hay không?

d) Sử dụng kí hiệu // và \(⊥\) để điền vào các ô trống ở bảng sau:

Xem lời giải

Bài 31 trang 140 SBT toán 8 tập 2
Quan sát các hình khai triển trên hình 121 rồi cho biết: Cạnh nào sẽ được ghép với cạnh \(AB\) để có được hình lăng trụ đứng? (Sử dụng các số cho trên hình).

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”