Đề bài
Trong các đặc điếm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng,
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Đề bài
Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều.
B. Nước trong cốc càng ít.
C. Nước trong cốc càng nóng.
D. Nước trong cốc càng lạnh.
Đề bài
Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Sương mù.
C. Hơi nước.
D. Mây.
Đề bài
Để tìm mối quan hệ giữa tốc độ bay hơi và diện tích mặt thoáng người ta làm thí nghiệm sau đây:
- Rót đầy nước vào một ống nghiệm nhỏ rồi đổ nước này vào một cái đĩa thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm. Lại rót đầy nước vào ống nghiệm trên rồi để ống nghiệm và đĩa có nước vào một nơi không có gió để theo dõi sự bay hơi của nước.
- Ghi ngày, giờ bắt đầu làm thí nghiệm; ngày, giờ nước trong đĩa, trong ống nghiệm bay hơi hết; đo đường kính trong của miệng ống nghiệm và đường kính mặt đĩa, người ta được bảng sau đây:
Bắt đẩu thí nghiệm |
Khi nước trong đĩa bay hơi hết |
Khi nước trong ống nghiệm bay hơi hết |
Đường kính miệng ống nghiệm |
Đường kính mặt đĩa |
8giờ ngày 01/10 |
11 giờ ngày 01/10 |
18 giờ ngày 13/10 |
1cm |
10cm |
Hãy dựa vào bảng trên để xác định gần đúng mối quan hệ giữa tốc độ bay hơi và diện tích mặt thoáng.
Đề bài
Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lí, người ta thường phải thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Rút ra kết luận;
b) Đưa ra dự đoán về tính chất của hiện tượng;
c) Quan sát hiện tượng;
d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?
A. b, c, d, a. B. d, c, b, a.
C. c, b, d, a. D. c, a, d, b.
Đề bài
Sự bay hơi
A. xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. chi xảy ra ở trong lòng chất lỏng.
C. xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ.
D. chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng.
Đề bài
Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Lượng nước để trong chai đậy kín không bị giảm.
B. Mưa.
C. Tuyết tan.
D. Nước đọng trong nắp vung của ấm đun nước, khi dùng ấm đun nước sôi rồi để nguội.
Đề bài
Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng đồng?
A. Nóng chảy và bay hơi.
B. Nóng chảy và đông đặc.
C. Bay hơi và đông đặc.
D. Bay hơi và ngưng tụ.
Đề bài
Việc làm nào sau đây không đúng khi thực hiện thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không?
A. Dùng hai đĩa giống nhau.
B. Dùng cùng một loại chất lỏng.
C. Dùng hai loại chất lỏng khác nhau.
D. Dùng hai nhiệt độ khác nhau.