Đọc hiểu - Đề số 1 - THPT

Lời giải

Đề bài

Văn bản 1: Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng

Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông


 
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la

Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa

Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư


 
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông

Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung

Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên? 

Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ  được sử dụng trong lời bài hát trên? 

Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? 

Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?

Văn bản 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

       “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.

         Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút…

  (Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người -  Nanomic.com.vn)

Câu 5: Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 6: Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

Câu 7: Xác định phong cách ngôn ngữ  và phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên. 

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Chủ đềKhát vọng ước mơ cao đẹp của con người.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

Câu 2: 

- Các biện pháp tu từ  được sử dụng trong lời bài hát:

+ Điệp ngữ:  Hãy sống như, và sao không là…

+ Câu hỏi tu từ

+ Liệt kê…

- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp…

Câu 3:

Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

- Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

- Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.

Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.

Câu 4:

Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời. 

Câu 5:

Vai trò của nước sạch đối với sự sống của con người.

Câu 6:

Thao tác lập luận diễn dịch.

Câu 7:

- Phong cách ngôn ngữ khoa học

 - Phương thức thuyết minh.

Xem thêm bài giảng Cách làm dạng bài đọc hiểu - Cô Phạm Thị Thu Phương


Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi 1 Bài 4 trang 41 SGK Toán 8 Tập 1

Cho hai phân thức \(\dfrac{2}{{6{x^2}yz}}\) và \( \dfrac{5}{{4x{y^3}}}\). Có thể chọn mẫu thức chung là \(12{x^2}{y^3}z\) hoặc \(24{x^3}{y^4}z\) hay không ? Nếu được thì mẫu thức chung nào đơn giản hơn?

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 2 Bài 4 trang 42 SGK Toán 8 Tập 1

Quy đồng mẫu thức hai phân thức: \(\dfrac{3}{{{x^2} - 5x}}\) và \(\dfrac{5}{{2x - 10}}\)

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 3 Bài 4 trang 43 SGK Toán 8 Tập 1

Quy đồng mẫu thức hai phân thức: \(\dfrac{3}{{{x^2} - 5x}}; \dfrac{{ - 5}}{{10 - 2x}}\)

Xem lời giải

Bài 14 trang 43 SGK Toán 8 tập 1

Quy đồng mẫu thức các phân thức sau:

a) \( \dfrac{5}{x^{5}y^{3}}, \dfrac{7}{12x^{3}y^{4}}\);

b) \( \dfrac{4}{15x^{3}y^{5}}, \dfrac{11}{12x^{4}y^{2}}\)

Xem lời giải

Bài 15 trang 43 SGK Toán 8 tập 1

Quy đồng mẫu các phân thức sau:

a) \( \dfrac{5}{2x +6};\; \dfrac{3}{x^{2}-9}\);

b) \( \dfrac{2x}{x^{2}-8x+16};\; \dfrac{x}{3x^{2}-12x}\)

Xem lời giải

Bài 16 trang 43 SGK Toán 8 tập 1

Quy đồng mẫu thức các phân thức sau (có thể áp dụng quy tắc đổi dấu đối với một phân thức để tìm mẫu thức chung thuận tiện hơn):

a) \( \dfrac{4x^{2}-3x+5}{x^{3}-1},\dfrac{1-2x}{x^{2}+x+1},-2\),        

b) \( \dfrac{10}{x+2},\dfrac{5}{2x-4},\dfrac{1}{6-3x}\)

Xem lời giải

Bài 17 trang 43 SGK Toán 8 tập 1

Đố. Cho hai phân thức: \( \dfrac{5x^{2}}{x^{3}-6x^{2}},\dfrac{3x^{2}+18x}{x^{2}-36}\)

Khi quy đồng mẫu thức, bạn Tuấn đã chọn \(MTC = {x^2}\left( {x - 6} \right)\left( {x + 6} \right)\), còn bạn Lan bảo rằng: "Quá đơn giản! \(MTC = x - 6\)". Đố em biết bạn nào chọn đúng?

Xem lời giải

Bài 18 trang 43 SGK Toán 8 tập 1

Quy đồng mẫu thức hai phân thức:

a) \(\dfrac{{3x}}{{2x + 4}}\) và \(\dfrac{{x + 3}}{{{x^2} - 4}}\)

b) \(\dfrac{{x + 5}}{{{x^2} + 4x + 4}}\) và \(\dfrac{x}{{3x + 6}}\)

Xem lời giải

Bài 19 trang 43 SGK Toán 8 tập 1

Quy đồng mẫu thức các phân thức sau:

a) \(\dfrac{1}{{x + 2}},\dfrac{8}{{2x - {x^2}}}\)

b) \({x^2} + 1,\dfrac{{{x^4}}}{{{x^2} - 1}}\)

c) \(\dfrac{{{x^3}}}{{{x^3} - 3{x^2}y + 3x{y^2} - {y^3}}},\dfrac{x}{{{y^2} - xy}}\)

Xem lời giải

Bài 20 trang 44 SGK Toán 8 tập 1

Cho hai phân thức:

\(\dfrac{1}{{{x^2} + 3x - 10}},\;\dfrac{x}{{{x^2} + 7x + 10}}\)

Không dùng cách phân tích các mẫu thức thành nhân tử, hãy chứng tỏ rằng có thể quy đồng mẫu thức hai phân thức này với mẫu thức chung là

\({x^3} + 5{x^2} - 4x - 20\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 4 - Chương 2 - Đại số 8

a) \(  {3 \over {{x^3} - 1}};{{2x} \over {{x^2} + x + 1}};{x \over {x - 1}}\)   

b) \(  {{5x} \over {{x^2} - 4}};{{3x + y} \over {{x^2} + 4x + 4}};{{y - x} \over {{x^2} - 4x + 4}}\)   

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 4 - Chương 2 - Đại số 8

Quy đồng mẫu thức các phân thức:

a) \(  {{4b} \over {{b^2} - 2bc + {c^2}}};{{2a} \over {c - b}};{1 \over {4ac + 4ab}}\)   

b) \(  {x \over {{x^3} - 3{x^2} + 3x - 1}};{{3x} \over {{x^2} - 1}};{1 \over {{x^2} - 1}}\)   

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 4 - Chương 2 - Đại số 8

Bài 1. \(  {1 \over {{x^2} - x}};{3 \over {{x^2} - 1}};{2 \over {{x^2} + 2x + 1}}\)   

Bài 2. \(  {1 \over {1 - 9{x^2}}};{x \over {3x - 1}};{{2x - 1} \over {3x + 1}}\)   

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”