Đọc hiểu - Đề số 38 - THPT

Đề bài1

Lời giải

Đề bài

1.  Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

 

Trên những trang vở học sinh

Trên bàn học trên cây xanh

Trên đất cát và trên tuyết

Tôi viết tên em

 

…Trên sức khỏe được phục hồi

Trên hiểm nguy đã tan biến

Trên hi vọng chẳng vấn vương

Tôi viết tên em

 

Và bằng phép màu một tiếng

Tôi bắt đầu lại cuộc đời

Tôi sinh ra để biết em

Để gọi tên em

TỰ DO

(Tự do – Pôn Ê-luy-a - SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1,tr. 120)


Câu 1. Cho biết đoạn thơ trên  thuộc  thể thơ nào?  (0,25 điểm)

Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên (0,5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm)

Câu 4. Anh/chị hãy  giải thích  ngắn gọn mục đích của tác giả khi viết từ  TỰ DO  ở cuối bài thơ bằng chữ in hoa?(0,5 điểm)

2. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân  lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại….

…(2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.

…(3) Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”

(Dẫn theo http://vanhoagiaoduc.vn/tu-ruou-cua-nguoi-viet-va-tu-sach-cua-nguoi-do-thai-19029.html)

Câu 5. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?  (0,25 điểm)

Câu 6. Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu nào?   (0,25 điểm)

Câu 7. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của toàn bộ đoạn trích trên (0,5 điểm)

Câu 8. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người  Việt.  Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Đoạn thơ trên  thuộc  thể thơ tự do.  

Câu 2.

Hai biện pháp tu từ: điệp từ (trên, tôi, em);  lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ Tôi viết tên em…) hoặc nhân hóa (gọi tự do là em)…

Câu 3.

Đoạn thơ bộc lộ tình yêu Tự do tha thiết, mãnh liệt của tác giả.

Câu 4.

Tác giả viết hoa từ TỰ DO ở cuối bài nhằm mục đích:

- Thể hiện sự thiêng liêng, cao cả của hai tiếng TỰ DO

-  Nhấn mạnh đề tài của bài thơ,  giải thích  tình cảm gắn bó, khao khát, tôn thờ,  … của tác giả dành trọn cho TỰ DO. TỰ DO là tất cả những gì ông  mong mỏi, mơ ước mọi lúc, mọi nơi

Câu 5.

Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 6.

Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu quy nạp.

Câu 7.

Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản:  Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú.

Câu 8.

Nêu ít nhất 02  giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người  Việt theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.


Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi 1 Bài 4 trang 15 SGK Toán 8 Tập 2

Phân tích đa thức \(P\left( x \right) = \left( {{x^2} - 1} \right) + \left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)\) thành nhân tử.

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 2 Bài 4 trang 15 SGK Toán 8 Tập 2

Hãy nhớ lại một tính chất của phép nhân các số, phát biểu tiếp các khẳng định sau:

Trong một tích, nếu có một thừa số bằng \(0\) thì ...; ngược lại, nếu tích bằng \(0\) thì ít nhất một trong các thừa số của tích ...

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 3 Bài 4 trang 16 SGK Toán 8 Tập 2

Giải phương trình:

\(\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + 3x - 2} \right) - \left( {{x^3} - 1} \right) = 0\)

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 4 Bài 4 trang 17 SGK Toán 8 Tập 2

Giải phương trình \(\left( {{x^3} + {x^2}} \right) + \left( {{x^2} + x} \right) = 0\).

 

Xem lời giải

Bài 21 trang 17 SGK Toán 8 tập 2

Giải các phương trình:

a) \((3x - 2)(4x + 5) = 0\);

b) \((2,3x - 6,9)(0,1x + 2) = 0\);

c) \(\left( {4x + 2} \right)\left( {{x^2} + 1} \right) = 0\);

d) \((2x + 7)(x - 5)(5x + 1) = 0\);

Xem lời giải

Bài 22 trang 17 SGK Toán 8 tập 2

Bằng cách phân tích vế trái thành nhân tử, giải các phương trình sau:

a) \(2x(x - 3) + 5(x - 3) = 0\) 

b) \(\left( {{x^2} - 4} \right) + \left( {x - 2} \right)\left( {3 - 2x} \right) = 0\)

c) \({x^3} - 3{x^2} + 3x - 1 = 0\)

d) \(x(2x - 7) - 4x + 14 = 0\)

e) \({\left( {2x - 5} \right)^2} - {\left( {x + 2} \right)^2} = 0\)

f) \({x^2} - x - \left( {3x - 3} \right) = 0\)

Xem lời giải

Bài 23 trang 17 SGK Toán 8 tập 2

Giải các phương trình:

a) \(x\left( {2x - 9} \right) = 3x\left( {x - 5} \right)\)

b) \(0,5x\left( {x - 3} \right) = \left( {x - 3} \right)\left( {1,5x - 1} \right)\)

c) \(3x - 15 = 2x\left( {x - 5} \right)\)

d) \(\dfrac{3}{7}x - 1 = \dfrac{1}{7}x\left( {3x - 7} \right).\)

Xem lời giải

Bài 24 trang 17 SGK Toán 8 tập 2

Giải các phương trình:

a) \(\left( {{x^2} - 2x + 1} \right) - 4 = 0\)

b) \({x^2} - x =  - 2x + 2\)

c) \(4{x^2} + 4x + 1 = {x^2}\)

d) \({x^2} - 5x + 6 = 0\)

Xem lời giải

Bài 25 trang 17 SGK Toán 8 tập 2

Giải các phương trình:

a) \(2{x^3} + 6{x^2} = {x^2} + 3x;\)

b) \(\left( {3x - 1} \right)\left( {{x^2} + 2} \right) = \left( {3x - 1} \right)\left( {7x - 10} \right)\)

Xem lời giải

Bài 26 trang 17 SGK Toán 8 tập 2

TRÒ CHƠI (chạy tiếp sức)

Chuẩn bị:

Giáo viên chia lớp thành n nhóm, mỗi nhóm gồm 4 em sao cho các nhóm đều có em học sinh giỏi, học khá, học trung bình,… Mỗi nhóm tự đặt cho nhóm mình một cái tên, chẳng hạn, nhóm “Con Nhím”, nhóm “Ốc nhồi”, nhóm “Đoàn Kết”, … Trong mỗi nhóm, học sinh tự đánh số từ 1 đến 4. Như vậy sẽ có n học sinh số 1, n học sinh số 2,…

Giáo viên chuẩn bị 4 đề toán về giải phương trình, đánh số từ 1 đến 4. Mỗi đề toán được photo coppy thành n bản và cho mỗi bản một phong bì riêng. Như vậy sẽ có n bì chứa đề toán số 1, n bì chứa đề toán số 2,… Các đề toán được chọn theo nguyên tắc sau:

Đề số 1 chứa x; đề số 2 chứa x và y; đề số 3 chứa y và z; đề số 4 chứa z và t. (Xem bộ đề mẫu dưới đây).

Đề số 1: Giải phương trình \(2(x-2)+1=x-1\)

Đề số 2: Thế giá trị của x (bạn số 1 vừa tìm được) vào rồi tìm y trong phương trình \((x+3)y=x+y\)

Đề số 3: Thế giá trị của \(y\) (bạn số 2 vừa tìm được) vào rồi tìm \(z\) trong phương trình \(\dfrac{1}{3} + \dfrac{{3z + 1}}{6} = \dfrac{{3y + 1}}{3}\)

Đề số 4: Thế giá trị của \(z\) (bạn số 3 vừa tìm được) vào rồi tìm \(t\) trong phương trình

\(z\left( {{t^2} - 1} \right) = \dfrac{1}{3}\left( {{t^2} + t} \right)\) với điều kiện \(t>0\).

Cách chơi:

Tổ chức mỗi nhóm học sinh ngồi theo hàng dọc, hàng ngang, hay vòng tròn quanh một cái bàn, tùy điều kiện riêng của lớp

Giáo viên phát đề số 1 cho học sinh số 1 của các nhóm, đề số 2 cho học sinh số 2,…

Khi có khẩu lệnh, học sinh số 1 của các nhóm nhanh chóng mở đề số 1, giải rồi chuyển giá trị x tìm được cho bạn số 2 của nhóm mình. Khi nhận được giá trị x đó, học sinh số 2 mới được phép mở đề, thay giá trị của x vào, giải phương trình để tìm y rồi chuyển đáp số cho bạn số 3 của nhóm mình. Học sinh số 3 cũng làm tương tự… Học sinh số 4 chuyển giá trị tìm được của t cho giáo viên (đồng thời là giám khảo).

Nhóm nào nộp kết quả đúng đầu tiên thì thắng cuộc.

TRÒ CHƠI (chạy tiếp sức)

Chuẩn bị:

Giáo viên chia lớp thành n nhóm, mỗi nhóm gồm 4 em sao cho các nhóm đều có em học sinh giỏi, học khá, học trung bình,… Mỗi nhóm tự đặt cho nhóm mình một cái tên, chẳng hạn, nhóm “Con Nhím”, nhóm “Ốc nhồi”, nhóm “Đoàn Kết”, … Trong mỗi nhóm, học sinh tự đánh số từ 1 đến 4. Như vậy sẽ có n học sinh số 1, n học sinh số 2,…

Giáo viên chuẩn bị 4 đề toán về giải phương trình, đánh số từ 1 đến 4. Mỗi đề toán được photo coppy thành n bản và cho mỗi bản một phong bì riêng. Như vậy sẽ có n bì chứa đề toán số 1, n bì chứa đề toán số 2,… Các đề toán được chọn theo nguyên tắc sau:

Đề số 1 chứa x; đề số 2 chứa x và y; đề số 3 chứa y và z; đề số 4 chứa z và t. (Xem bộ đề mẫu dưới đây).

Cách chơi:

Tổ chức mỗi nhóm học sinh ngồi theo hàng dọc, hàng ngang, hay vòng tròn quanh một cái bàn, tùy điều kiện riêng của lớp

Giáo viên phát đề số 1 cho học sinh số 1 của các nhóm, đề số 2 cho học sinh số 2,…

Khi có khẩu lệnh, học sinh số 1 của các nhóm nhanh chóng mở đề số 1, giải rồi chuyển giá trị x tìm được cho bạn số 2 của nhóm mình. Khi nhận được giá trị x đó, học sinh số 2 mới được phép mở đề, thay giá trị của x vào, giải phương trình để tìm y rồi chuyển đáp số cho bạn số 3 của nhóm mình. Học sinh số 3 cũng làm tương tự… Học sinh số 4 chuyển giá trị tìm được của t cho giáo viên (đồng thời là giám khảo).

Nhóm nào nộp kết quả đúng đầu tiên thì thắng cuộc.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”