Đọc hiểu - Đề số 11 - THPT

Đề bàiĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa

Lời giải

Đề bài

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

        Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. [0,25 điểm]

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên. [0,5 điểm]

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên. [0,5 điểm]

Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng] [0,25 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?

Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..

Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. 

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 5: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. [0,25 điểm]

Câu 6: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên. [0,25 điểm]

Câu 7: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời? [0,5 điểm]

Câu 8: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. [0,5 điểm]

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận/ nghị luận.

Câu 2.

Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.

Câu 3.

Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…)

Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.

Câu 4.

Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

Câu 5.

Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.

Câu 6.

Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.

Câu 7.

Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, …

Câu 8.

Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.

Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.


Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi 1 Bài 2 trang 69 SGK Toán 8 Tập 1

Cho hình \(15\).

a) Tìm các tứ giác là hình thang.

b) Có nhận xét gì về hai góc kề một cạnh bên của hình thang ?

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 2 Bài 2 trang 70 SGK Toán 8 Tập 1

Hình thang \(ABCD\) có đáy \(AB, CD.\)

a) Cho biết \(AD // BC\) (h.16). Chứng minh rằng \(AD = BC, AB = CD.\)

b) Cho biết \(AB = CD\) (h.17). Chứng minh rằng \(AD // BC, AD = BC.\)

Xem lời giải

Bài 6 trang 70 SGK Toán 8 tập 1

 Dùng thước và êke, ta có thể kiểm tra được hai đường thẳng có song song với nhau hay không (xem hình \(19\)). Trên hình \(20\), có những tứ giác nào là hình thang, có những tứ giác nào không là hình thang. Bằng cách nêu trên, hãy kiểm tra xem trong các tứ giác ở hình \(20\), tứ giác nào là hình thang

Xem lời giải

Bài 7 trang 71 SGK Toán 8 tập 1

Tìm \(x\) và \(y\) trên hình \(21\), biết rằng \(ABCD\) là hình thang có đáy là \(AB\) và \(CD.\)

Xem lời giải

Bài 8 trang 71 SGK Toán 8 tập 1

Hình thang \(ABCD\) (\(AB // CD\)) có \(\widehat{A}-\widehat{D}={20^0}\)   , \(\widehat{B}=2\widehat{C}\). Tính các góc của hình thang.

Xem lời giải

Bài 9 trang 71 SGK Toán 8 tập 1

Tứ giác \(ABCD\) có \(AB= BC\) và \(AC\) tia phân giác của góc \(A\). Chứng minh rằng \(ABCD\) là hình thang.

Xem lời giải

Bài 10 trang 71 SGK Toán 8 tập 1

Đố hình \(22\) là hình vẽ một chiếc thang trên hình vẽ có bao nhiêu hình thang?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 2 - Chương 1 - Hình học 8

Cho tứ giác ABCD có CB = CD, đường chéo BD là tia phân giác của góc \(\widehat {ADC}\) . Chứng minh rằng ABCD là hình thang

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 2 - Chương 1 - Hình học 8

Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho \(AD = AC\)  Trên tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AE = AB. Chứng minh rằng BCDE là hình thang.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 2 - Chương 1 - Hình học 8

Cho hình thang ABCD \(\left( {AB//CD;AB < CD} \right),\) các tia phân giác của góc A và D cắt nhau tại I, các tia phân giác của góc B và C cắt nhau tại J.

a) Chứng minh \(AI \bot DI\) và \(BJ \bot CJ\)  

b) Gọi E là giao điểm của AI và BJ, giả sử E thuộc cạnh CD. Chứng minh: \(CD = AD +BC.\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 2 - Chương 1 - Hình học 8

Cho hình thang ABCD \(\left( {AB// CD} \right)\) trong đó hai đường phân giác của góc A và B cắt nhau tại điểm K thuộc đáy CD. Chứng minh rằng tổng hai cạnh bên bằng cạnh đáy CD của hình thang.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 2 - Chương 1 - Hình học 8

Cho hình thang ABCD \(\left( {AB// CD} \right)\) có \(\widehat A - \widehat D = {40^ \circ }\) và \(\widehat B = 3\widehat C\)  Hãy tính các góc của hình thang

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”