Đọc hiểu - Đề số 70 - THPT

Đề bàiĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Rất nhiều người đều đã từng xem múa rối. Mỗi con rối đóng một vai trò khác nhau, gương mặt biểu cảm, cử chỉ sống động như thật. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy những con rối bị những sợi dây mảnh điều khiển

Lời giải

Đề bài

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Rất nhiều người đều đã từng xem múa rối. Mỗi con rối đóng một vai trò khác nhau, gương mặt biểu cảm, cử chỉ sống động như thật. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy những con rối bị những sợi dây mảnh điều khiển. Mỗi biểu cảm, mỗi động tác của nó đều bị đôi tay mà chúng ta không nhìn thấy khống chế. Trên sân khấu cuộc đời, chẳng phải rất nhiều người cũng giống chúng sao? Chúng ta không biết mình đang làm những gì, không biết vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho đôi tay vô hình sắp đặt. Tôi nghĩ trong lòng mỗi người chúng ta đều có bóng dáng lý tưởng của mình, nhưng tại sao chúng ta cứ làm những chuyện không thể khiến bản thân vui vẻ, bản thân không muốn làm nhưng lại không thể không làm? Bạn biết vì sao không? Bạn đã từng hỏi vì sao mình lại làm như vậy không?

(…) Trong cuộc đời, chúng ta luôn chạy về hướng đám đông chứ không phải là hướng của mình. Chúng ta cứ đi theo bước chân của người khác như thế, chạy ngược chạy xuôi về phía đám đông. Cuối cùng, tiền không kiếm được mà việc mình muốn làm cũng không làm được. Nếu chúng ta có thể chủ tâm vào việc mình muốn làm, cộng với tinh thần và sức lực chúng ta dùng để chạy theo người khác thì chúng ta cũng có thể được thành công.

Liệu chúng ta đã từng nghĩ vì sao mình lại bị nhấn chìm trong đám đông không thể thoát ra được chưa? Lẽ nào chúng ta thực sự không biết mình muốn gì, muốn làm cái gì sao? Tôi nghĩ mỗi chúng ta đều có thứ mình muốn và việc mình thích làm.

(Trích Tìm lại cái tôi đã mất cứu vãn cuộc đời không vui vẻ - Trình Chí Lương, Nxb Văn học, tr.160-161)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2: Dựa vào văn bản trên, anh/chị hãy nêu những đặc điểm của con rối trong bộ môn nghệ thuật múa rối. Vì sao tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người cũng giống những con rối?

Câu 3: Gọi tên và nêu tác dụng của những kiểu câu phân loại theo mục đích nói mà tác giả sử dụng trong văn bản?

Câu 4: Anh/chị hãy đánh giá thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện tượng được đề cập trong văn bản

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản: Thao tác lập luận so sánh

Câu 2:

- Những đặc điểm của con rối trong bộ môn nghệ thuật múa rối:

+ Mỗi con rối đóng một vai khác nhau, gương mặt biểu cảm, cử chỉ sống động như thật.

+ Những con rối bị những sợi dây mảnh do con người điều khiển. Mỗi biểu cảm, mỗi động tác của nó đều bị đôi tay mà chúng ta không nhìn thấy khống chế. Con rối bị những đôi tay vô hình sắp đặt.

- Tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người cũng giống những con rối, vì:

+ Chúng ta không biết mình đang làm những gì, không biết vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho đôi tay vô hình sắp đặt.

+ Con người làm những chuyện không thể khiến bản thân vui vẻ, bản thân không muốn làm nhưng lại không thể không làm. Cũng giống như con rối, không biết mình đang làm gì nhưng không thể dừng lại được.

Câu 3:

Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói mà tác giả sử dụng trong văn bản:

- Câu trần thuật: dùng để nhận định, trình bày suy nghĩ, đánh giá của người viết về hiện tượng con người quên mất chính mình, chạy theo tâm lý đám đông trong thực tế. Đồng thời, nhắc nhở mỗi người cần biết thứ mình muốn và việc mình thích làm là gì, từ đó có những hành động cụ thể để có được thành công.

- Câu nghi vấn: dùng để hỏi, bộc lộ thái độ, cảm xúc trước hiện tượng hiệu ứng đám đông trong thực tế.

Câu 4:

Thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện tượng được đề cập trong văn bản:

-  Phê phán việc con người luôn mải mê chạy về phía đám đông dù đó không phải là mục tiêu của cuộc đời mình, không phải điều mình thực sự cần. Kết quả là “tiền không kiếm được mà việc mình muốn làm cũng không làm được”.

- Nhắc nhở con người cần xác định mình muốn làm gì, rồi hãy dùng phần tinh thần và sức lực để chạy theo người khác cho việc chủ tâm vào công việc của mình thì sẽ có được thành công.

- Quan trọng, con người cần xác định mục tiêu đúng đắn cho mình trong cuộc đời, đừng để bản thân trở thành con rối bị điều khiển trong tay người khác hay chỉ mải mê chạy về phía đám đông. Trong mỗi người đều có những thứ mình muốn và việc mình thích làm, hãy tập trung vào những điều đó để đem lại hiệu quả và đạt đến thành công.


Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 131 SGK Toán 8 tập 2

Dựng hình thang \(ABCD\, (AB// CD)\), biết ba cạnh: \(AD = 2cm, CD = 4 cm, BC = 3cm\) và đường chéo \(AC = 5 cm.\)

Xem lời giải

Bài 2 trang 131 SGK Toán 8 tập 2

Cho hình thang \(ABCD \;(AB // CD)\) có hai đường chéo cắt nhau ở \(O\) và tam giác \(ABO\) là tam giác đều. Gọi \(E, F, G\) theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng \(OA, OD\) và \(BC\). Chứng minh rằng tam giác \(EFG\) là tam giác đều.

Xem lời giải

Bài 3 trang 131 SGK Toán 8 tập 2

Tam giác \(ABC\) có các đường cao \(BD, CE\) cắt nhau tại \(H\). Đường vuông góc với \(AB\) tại \(B\) và đường vuông góc với \(AC\) tại \(C\) cắt nhau ở \(K\). Tam giác \(ABC\) phải có điều kiện gì thì tứ giác \(BHCK\) là:

a) Hình thoi?

b) Hình chữ nhật?

Xem lời giải

Bài 4 trang 132 SGK Toán 8 tập 2

Cho hình bình hành \(ABCD\). Các điểm \(M, N\) theo thứ tự là trung điểm của \(AB, CD\). Gọi \(E\) là giao điểm của \(AN\) và \(DM\), \(K\) là giao điểm của \(BN\) và \(CM\). Hình bình hành \(ABCD\) phải có điều kiện gì để tứ giác \(MENK\) là:

a) Hình thoi?

b) Hình chữ nhật?

c) Hình vuông?

Xem lời giải

Bài 5 trang 132 SGK Toán 8 tập 2

Trong tam giác \(ABC\) các đường trung tuyến \(AA’\) và \(BB’\) cắt nhau ở \(G\). Tính diện tích tam giác \(ABC\) biết rằng diện tích tam giác \(ABG\) bằng \(S.\)

Xem lời giải

Bài 6 trang 132 SGK Toán 8 tập 2

Cho tam giác \(ABC\) và đường trung tuyến \(BM\). Trên đoạn thẳng \(BM\) lấy điểm \(D\) sao cho \(\dfrac{{B{\rm{D}}}}{{DM}} = \dfrac{1}{2}\) . Tia \(AD\) cắt \(BC\) ở \(K\). Tìm tỉ số diện tích của tam giác \(ABK\) và tam giác \(ABC.\)

Xem lời giải

Bài 7 trang 132 SGK Toán 8 tập 2

Cho tam giác \(ABC\; (AB < AC)\). Tia phân giác của góc \(A\) cắt \(BC\) ở \(K\). Qua trung điểm \(M\) của \(BC\) kẻ một tia song song với \(KA\) cắt đường thẳng \(AB\) ở \(D\), cắt \(AC\) ở \(E\). Chứng minh \(BD = CE\).

Xem lời giải

Bài 8 trang 132 SGK Toán 8 tập 2

Trên hình 151 cho thấy ta có thể xác định chiều rộng \(BB’\) của khúc sông bằng cách xét hai tam giác đồng dạng \(ABC\) và \(AB’C’\). Hãy tính \(BB’\) nếu \(AC = 100 \,m\), \(AC’ = 32\, m, \,AB’ = 34\,m.\)

Xem lời giải

Bài 9 trang 132 SGK Toán 8 tập 2

Cho tam giác \(ABC\) có \(AB < AC\), \(D\) là một điểm nằm giữa \(A\) và \(C\). Chứng minh rằng : \(\widehat {ABD} = \widehat {ACB} \Leftrightarrow A{B^2} = AC.AD\)

Xem lời giải

Bài 10 trang 132 SGK Toán 8 tập 2

Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A’B’C’D’\) có \(AB = 12 cm\), \(AD = 16 cm\), \(AA’ = 25 cm\).

a) Chứng minh các tứ giác \(ACC’A’\), \(BDD’B’\) là những hình chữ nhật.

b) Chứng minh rằng \(AC'{^2} = A{B^2} + A{D^2} + AA'{^2}\).

c) Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật.

Xem lời giải

Bài 11 trang 132 SGK Toán 8 tập 2

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy \(AB = 20\, cm\), cạnh bên \(SA = 24\,cm.\)

a) Tính chiều cao \(SO\) rồi tính thể tích của hình chóp.

b) Tính diện tích toàn phần của hình chóp.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”