Bài 1
Viết số đo thích hợp vào ô trống :
Phương pháp giải:
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Lời giải chi tiết:
Thể tích hình hộp chữ nhật (1) là :
6 × 4 × 5 = 120 (cm3)
Thể tích hình hộp chữ nhật (2) là :
2,5 × 1,8 × 1,1 = 4,95 (m3)
Thể tích hình hộp chữ nhật (3) là :
( displaystyle{3 over 4} times {1 over 3} times {2 over 5} = {1 over {10}}; (d{m^3}))
Ta có bảng kết quả như sau :
Bài 2
Tính rồi so sánh thể tích của hai hình hộp chữ nhật dưới đây :
Phương pháp giải:
- Tính thể tích các hình rồi so sánh kết quả với nhau.
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Lời giải chi tiết:
Thể tích hình hộp chữ nhật A là :
1,5 × 0,8 × 1 = 1,2 (m3)
Thể tích hình hộp chữ nhật B là :
1,5 × 0,8 × 1 = 1,2 (m3)
Ta có : 1,2m3 = 1,2m3
Vậy thể tích hình hộp chữ nhật A bằng thể tích hình hộp chữ nhật B.
Bài 3
Tính thể tích của khối gỗ có dạng như hình bên :
Phương pháp giải:
Chia khối gỗ thành 2 hình hộp chữ nhật (1) và (2) rồi tính thể tích từng hình.
Thể tích khối gỗ bằng tổng thể tích cuả hai hình chữ nhật (1) và (2).
Lời giải chi tiết:
Chia khối gỗ thành 2 hình hộp chữ nhật như hình vẽ.
Chiều dài của hình hộp chữ nhật (1) là :
20 – 12 = 8 (cm)
Thể tích hình hộp chữ nhật (1) là :
8 × 8 × 10 = 640 (cm3)
Thể tích hình hộp chữ nhật (2) là :
12 × 8 × (10 – 5) = 480 (cm3)
Thể tích khối gỗ là :
640 + 480 = 1120 (cm3)
Đáp số : 1120cm3.