Đề kiểm 15 phút - Đề số 3 - Bài 1 - Chương 4 - Đại số 9

Bài 1: Cho đồ thị hai hàm số \(y = {x^2}\) (P) và \(y = 2x \) (d). Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d).

Bài 2: Cho hàm số \(y =  - {1 \over 4}{x^2}.\) Biết rằng điểm \(M(m; − 1)\) thuộc đồ thị của hàm số. Tìm m.

Bài 3:

a) Vẽ đồ thị của hàm số \(y = 2{x^2}.\)

b) Với giá trị nào của m thì đường thẳng \(y = m\) không cắt đồ thị của hàm số \(y = 2{x^2}.\)

Lời giải

Bài 1: Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) :

\({x^2} = 2x \Leftrightarrow {x^2} - 2x = 0 \)

\(\Leftrightarrow x\left( {x - 2} \right) = 0 \)

\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{  x = 0 \hfill \cr  x = 2 \hfill \cr}  \right.\)

Ta có các giao điểm : \(O(0; 0)\) và \(M(2; 4)\).

Bài 2: \(M(m; − 1)\) thuộc đồ thị nên \( - 1 =  - {1 \over 4}{m^2} \Leftrightarrow {m^2} = 4 \Leftrightarrow m =  \pm 2.\)

Bài 3: a) Bảng giá trị :

x

− 1

\( - {1 \over 2}\)

0

\({1 \over 2}\)

1

y

2

\({1 \over 2}\)

0

\({1 \over 2}\)

2

Đồ thị của hàm số là parabol có đỉnh là O và nhận trục Oy làm trục đối xứng.

b) Đồ thị (P) của hàm số \(y = 2{x^2}\) nằm phía trên của trục \(Ox\). Đường thẳng (d): \(y = m\) là đường thẳng song song với trục \(Ox\). Vậy \(m < 0\) thì (d) và (P) không cắt nhau.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”