Bài 2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Bài Tập và lời giải

Bài 21 trang 106 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Vẽ một tam giác vuông có một góc nhọn bằng \(40^0\) rồi viết các tỉ số lượng giác của góc \(40^0\).  

Xem lời giải

Bài 22 trang 106 SBT toán 9 tập 1
Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\). Chứng minh rằng: \(\dfrac{{\sin \widehat B}}{{\sin \widehat C}} = \dfrac{{AC}}{{AB}}.\) 

Xem lời giải

Bài 23 trang 106 SBT toán 9 tập 1
Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), \(\widehat B = 30^\circ ,BC = 8cm.\) Hãy tính cạnh \(AB\) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba), biết rằng \(\cos 30^\circ  \approx 0,866.\)   

Xem lời giải

Bài 24 trang 106 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), \(AB = 6cm,\widehat B = \alpha \). 

Biết \(tg\alpha  = \dfrac{5}{{12}}.\) Hãy tính:

a) Cạnh \(AC\); 

b) Cạnh \(BC\).

Xem lời giải

Bài 25 trang 107 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Tìm giá trị \(x\) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba) trong mỗi tam giác vuông với kích thước được chỉ ra trên hình 10, biết rằng:   

\(tg47^\circ  \approx 1,072;\cos 38^\circ  \approx 0,788.\)

 

Xem lời giải

Bài 26 trang 107 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), trong đó \(AB = 6cm\), \(AC = 8cm\). Tính các tỉ số lượng giác của góc \(B\), từ đó suy ra các tỉ số lượng giác của góc \(C\). 

Xem lời giải

Bài 27 trang 107 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\). Kẻ đường cao \(AH\). Tính \(\sin B, \sin C\) trong mỗi trường hợp sau (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư), biết rằng:

a)   \(AB = 13\);    \(BH = 5\).

b)   \(BH = 3\);      \(CH = 4\). 

Xem lời giải

Bài 28 trang 107 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Hãy biến đổi các tỉ số lượng giác sau đây thành tỉ số lượng giác của các góc nhỏ hơn 45° ;

\(\sin 75^\circ ,\cos 53^\circ ,\sin 47^\circ 20',\)\(tg62^\circ ,\cot g82^\circ 45'.\)   

Xem lời giải

Bài 29 trang 107 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Xét quan hệ giữa hai góc trong mỗi biểu thức rồi tính:

a) \(\dfrac{{\sin 32^\circ }}{{\cos 58^\circ }};\)

b) \(tg76^\circ  - \cot g14^\circ \).   

Xem lời giải

Bài 30 trang 107 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Đường cao \(MQ\) của tam giác vuông MNP chia cạnh huyền \(NP\) thành hai đoạn \(NQ = 3, PQ = 6\). Hãy so sánh \(cotgN\) và \(cotgP\). Tỉ số nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?   

Xem lời giải

Bài 31 trang 108 SBT toán 9 tập 1
Cạnh góc vuông kề với góc \(60^\circ \) của một tam giác vuông bằng 3. Sử dụng bằng lượng giác của các góc đặc biệt, hãy tìm cạnh huyền và cạnh góc vuông còn lại (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư). 

Xem lời giải

Bài 32 trang 108 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Đường cao \(BD\) của tam giác nhọn \(ABC\) bằng \(6\), đoạn thẳng \(AD = 5\).

a)   Tính diện tích tam giác \(ABD\); 

b)   Tính \(AC\), dùng các thông tin dưới đây nếu cần:

\(\sin C = \dfrac{3}{5},\cos C =  \dfrac{4 }{5},tgC =  \dfrac{3}{4}.\)   

Xem lời giải

Bài 33 trang 108 SBT toán 9 tập 1
Cho \(\cos \alpha  = 0,8\). Hãy tìm \(\sin \alpha ,tg\alpha ,\cot g\alpha \) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư).   

Xem lời giải

Bài 34 trang 108 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Hãy tìm \(\sin \alpha ,\cos \alpha \) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư) nếu biết:

a) \(tg\alpha  = \dfrac{1}{3}\)

b) \(\cot g\alpha  = \dfrac{3}{4}.\)  

Xem lời giải

Bài 35 trang 108 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Dựng góc nhọn , biết rằng:

a) \(sin\alpha  = 0,25\);

b) \(cos\alpha  = 0,75\) ;

d) \(\cot g\alpha  = 2.\)  

Xem lời giải

Bài 36 trang 108 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Trong mặt phẳng tọa độ, các đỉnh của tam giác \(ABC\) có tọa độ như sau: \(A(1 ; 1) ; B(5 ; 1) ; C(7 ; 9).\) 

  

Hãy tính:

a)   Giá trị của \(tg\widehat {BAC}\) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư);

b)   Độ dài của cạnh \(AC\).  

Xem lời giải

Bài 37 trang 108 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Hãy viết một phương trình để từ đó có thể tìm được \(x\) (không phải giải phương trình này).   

Xem lời giải

Bài 38 trang 108 SBT toán 9 tập 1
Hãy tính \(\sin L\) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư), biết rằng \(\sin 30^\circ  = 0,5.\)  

Xem lời giải

Bài 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 phần bài tập bổ sung trang 109 SBT toán 9 tập 1

Bài 2.1

Xét hình bs. 4. Tìm đẳng thức đúng trong các bài từ 2.1 đến 2.11.

(A) \(\sin \alpha  = \dfrac{a}{ b}\); 

(B) \(\sin\alpha  = \dfrac{b}{c}\);

(C) \(\sin \alpha  = \dfrac{{b'}}{ b}\);

(D) \(\sin \alpha  = \dfrac{h}{b}.\) 

Phương pháp: 

Sử dụng:  \(\sin \alpha  = \dfrac{{AB}}{{BC}}\) (hình vẽ)

 

Xem lời giải

Bài 2.5, 2.6, 2.7, 2.8 phần bài tập bổ sung trang 109 SBT toán 9 tập 1

Bài 2.5

Xét hình bs. 4. Tìm đẳng thức đúng trong các bài từ 2.5 đến 2.8.

(A) \(\sin \alpha  = \sin \beta \);

(B) \(\sin \alpha  = \cos \beta\);

(C) \(\sin \alpha  = tg\beta \);

(D) \(\sin \alpha  = {\mathop{\rm cotg}\nolimits} \beta \).

Phương pháp:

Các tỉ số lượng giác của góc nhọn  (hình) được định nghĩa như sau: 

 

 \(\sin \alpha  = \dfrac{{AB}}{{BC}};\cos \alpha  = \dfrac{{AC}}{{BC}};\)\(\tan \alpha  = \dfrac{{AB}}{{AC}};\cot \alpha  = \dfrac{{AC}}{{AB}}.\) 

Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.

Với hai góc \(\alpha ,\beta \) sao cho  \(\alpha  + \beta  = 90^\circ \)

Ta có: \(\sin \alpha  = \cos \beta ;\) \(\sin \beta  = \cos \alpha ;\)\(\tan \alpha  = \cot \beta ;\) \(\tan \beta  = \cot \alpha. \)

Xem lời giải

Bài 2.9, 2.10, 2.11 phần bài tập bổ sung trang 109 SBT toán 9 tập 1

Bài 2.9

Xét hình bs. 4. Tìm đẳng thức đúng trong các bài từ 2.9 đến 2.11.

(A) \({\cos ^2}\alpha   + {\sin ^2}\beta   = 1\);      (B) \({\sin ^2}\alpha   + {\cos ^2}\beta   = 1\) ;

(C) \({\cos ^2}\alpha   + {\sin ^2}\alpha  = 1\) ;     (D) \({\cos ^2}\alpha   + {\cos ^2}\beta   = 2\).

Phương pháp: 

Các tỉ số lượng giác của góc nhọn  (hình) được định nghĩa như sau: 

 

 \(\sin \alpha  = \dfrac{{AB}}{{BC}};\cos \alpha  = \dfrac{{AC}}{{BC}};\)\(\tan \alpha  = \dfrac{{AB}}{{AC}};\cot \alpha  = \dfrac{{AC}}{{AB}}.\) 

Xem lời giải

Bài 2.12 phần bài tập bổ sung trang 110 SBT toán 9 tập 1
Cho \(\sin \alpha  = \dfrac{1}{2}.\) Hãy tìm \({\rm{cos}}\alpha \), \(tg\alpha \), \(cotg\alpha \) \(0^\circ  < \alpha  < 90^\circ \).   

Xem lời giải

Bài 2.13 phần bài tập bổ sung trang 110 SBT toán 9 tập 1
Cho \(\cos \alpha  = \dfrac{3}{4}.\) Hãy tìm \(\sin \alpha ,tg\alpha ,\cot \alpha \)( 0º < α < 90º). 

Xem lời giải

Bài 2.14 phần bài tập bổ sung trang 110 SBT toán 9 tập 1
Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), có \(AB = \dfrac{1}{3}BC\). Hãy tính \(sinC, cosC, tgC, cotgC.\)   

Xem lời giải

Bài 2.15 phần bài tập bổ sung trang 110 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Hãy tính: 

a)   \(2\sin 30^\circ  - 2c{\rm{os}}60^\circ  + tg45^\circ \) ;

b)   \(\sin 45^\circ  - \cot g60^\circ .c{\rm{os30}}^\circ \);

c)   \(\cot g44^\circ .\cot g45^\circ .\cot g46^\circ \) ;   

Xem lời giải

Bài 2.16 phần bài tập bổ sung trang 110 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat A = 60^\circ \). Chứng minh rằng:

\(BC^2 = AB^2 + AC^2 – AB.AC.\)

Xem lời giải

Bài 2.17 phần bài tập bổ sung trang 110 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Cho tứ giác \(ABCD\) có \(α\) là góc nhọn tạo bởi hai đường chéo chứng minh rằng:

\({S_{ABCD}} = \dfrac{1}{2}AC.BD.\sin a.\)   

Xem lời giải

Bài 2.18 phần bài tập bổ sung trang 110 SBT toán 9 tập 1
Cho góc nhọn \(\alpha\) a)   Chứng minh rằng \(\dfrac{{1 - tg\alpha }}{{1 + tg\alpha }} = \dfrac{{\cos \alpha  - \sin \alpha }}{{\cos \alpha  + \sin \alpha }}.\) b)   Cho \(tg\alpha  = \dfrac{1}{3}.\) Tính \(\dfrac{{\cos \alpha  - \sin \alpha }}{ {\cos \alpha  + \sin \alpha }}\).

Xem lời giải

Bài 2.19 phần bài tập bổ sung trang 110 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Tính giá trị của biểu thức

a) \(\dfrac{{3\cot g60^\circ }}{{2{{\cos }^2}30^\circ  - 1}}\);  

b) \(\dfrac{{\cos 60^\circ }}{{1 + \sin 60^\circ }} + \dfrac{1}{{tg30^\circ }}.\)  

Xem lời giải

Bài 2.20 phần bài tập bổ sung trang 110 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Trong hình thang vuông \(ABCD\) với đáy là \(AD, BC\) có \(\widehat A = \widehat B = 90^\circ \), \(\widehat {ACD} = 90^\circ ,BC = 4cm,AD = 16cm.\) Hãy tìm các góc \(C\) và \(D\) của hình thang.  

Xem lời giải

Bài 2.21 phần bài tập bổ sung trang 111 SBT toán 9 tập 1
Tính các góc của một hình thoi, biết hai đường chéo của nó có độ dài là \(2\sqrt 3 \) và \(2\).  

Xem lời giải

Bài 2.22 phần bài tập bổ sung trang 111 SBT toán 9 tập 1
Các cạnh của một hình chữ nhật bằng \(3\) cm và \(\sqrt 3 \) cm. Hãy tìm các góc hợp bởi đường chéo và các cạnh của hình chữ nhật đó.

Xem lời giải