Phần hình học - Ôn tập cuối năm

Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 195 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

(Xem hình 122). Tính:

a) \(h,b\) và \(c,\) biết \(b'=25,c'=16;\)

b)  \(a,c\) và \(c'\), biết \(b=12,b'=6;\)

c) \(a,b\) và \(b',\) biết \(c=8,c'=4;\)

d) \(h,b,c',b',\) biết \(c=6,a=9.\)

Xem lời giải

Bài 2 trang 195 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

(Xem hình 122). Chứng minh rằng:

\(\begin{array}{l}a)\,h = \dfrac{{bc}}{a};\\b)\,\dfrac{{{b^2}}}{{b'}} = \dfrac{{{c^2}}}{{c'}}.\end{array}\)

Xem lời giải

Bài 3 trang 195 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) có \(AB=5cm, AC = 12cm\) và \(BC = 13cm.\) Kẻ đường cao \(AH\) \((H\in BC)\). Tính độ dài các đoạn thẳng \(BH\) và \(CH.\)

Xem lời giải

Bài 4 trang 196 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Tính sin, cos, tang của các góc \(A \) và \(B\) của tam giác \(ABC\) vuông ở \(C\) biết:

a) \(BC= 8, AB = 17;\)

b) \(BC=21,AC=20;\)

c) \(BC=1,AC=2;\)

d) \(AC=24,AB=25.\)

Xem lời giải

Bài 5 trang 196 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

\(BD\) là đường phân giác của tam giác \(ABC.\) Chứng minh rằng \(BD^2=AB.BC - AD.DC.\)

Xem lời giải

Bài 6 trang 196 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Cho đường tròn \((O)\). Khoảng cách từ \(O\) đến dây \(MN\) của đường tròn bằng \(7cm\), \(\widehat {OMN} = {45^o}\). Trên dây \(MN\) lấy một điểm \(K\) sao cho \(MK=3KN\) (h.123). Độ dài đoạn \(MK\) là:

(A) \(10,5\;cm;\)                          (B) \(9\;cm;\)

(C) \(14\;cm;\)                              (D) \(12\;cm.\)

Hãy chọn đáp số đúng.

Xem lời giải

Bài 7 trang 196 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Cho đường tròn \((O;4cm)\) và một điểm \(M\) sao cho \(OM = 8cm.\) Kẻ tiếp tuyến \(MN\) với đường tròn \((O), N\) là tiếp điểm (h.124). Số đo của góc \(MON\) là:

(A) \(45^o;\)                                         (B) \(90^o;\)

(C) \(30^o;\)                                         (D) \(60^o.\)

Hãy chọn đáp số đúng.   

Xem lời giải

Bài 8 trang 196 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Cho đường tròn \((O;8cm)\) và đường tròn \((O';6cm)\) có đoạn nối tâm \(OO'=10cm\). Đường tròn \((O)\) cắt \(OO'\) tại \(N\), đường tròn \((O')\) cắt \(OO'\) tại \(M\) (h.125). Độ dài \(MN\) bằng:

(A) \(5\,cm;\)                         (B) \(3\,cm;\)

(C) \(6\,cm;\)                         (D) \(4\,cm.\)

Hãy chọn đáp số đúng.

Xem lời giải

Bài 9 trang 196 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Trên hình 126, số đo góc \(MPN\) nhỏ hơn số đo góc \(MON\) là \(35^o\). Tổng số đo hai góc \(MPN\) và \(MON\) là:

(A) \(90^o;\)                                      (B) \(105^o;\)

(C) \(115^o;\)                                    (D) \(70^o.\)

Hãy chọn đáp số đúng.

Xem lời giải

Bài 10 trang 197 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Cho hai đường tròn \((O;16cm)\) và \((O';9cm)\) tiếp xúc ngoài tại \(A\). Gọi \(BC\) là tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn \((B\in (O), C\in (O'))\). Kẻ tiếp tuyến chung tại \(A\) cắt \(BC\) ở \(M\).

a) Tính góc \(OMO'\).

b) Tính độ dài \(BC\).

c) Gọi \(I\) là trung điểm của \(OO'\). Chứng minh rằng \(BC\) là tiếp tuyến của đường tròn tâm \(I\), bán kính \(IM\).

Xem lời giải

Bài 11 trang 197 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Cho tứ giác \(ABCD\) nội tiếp đường tròn \((O;R)\) có hai đường chéo \(AC\) và \(BD\) vuông góc với nhau. Chứng minh rằng \(A{B^2} + C{D^2} = 4{R^2}\).

Xem lời giải

Bài 12 trang 197 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Cho tứ giác \(ABCD\) nội tiếp đường tròn \((O)\). Trên đường chéo \(BD\) lấy điểm \(E\) sao cho \(\widehat {DAE} = \widehat {BAC}\). Chứng minh:

a) \(\,\Delta ADE \backsim \Delta ACB,\)\(\,\Delta ABE \backsim \Delta ACD;\)

b) \(\,AD.BC + AB.CD = AC.BD.\)

Xem lời giải

Bài 13 trang 197 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Cho nửa đường tròn đường kính \(AB\) và một dây \(CD\). Qua \(C\) vẽ đường thẳng vuông góc với \(CD\), cắt \(AB\) tại \(I\). Các tiếp tuyến tại \(A\) và \(B\) của nửa đường tròn cắt đường thẳng \(CD\) theo thứ tự tại \(E\) và \(F\). Chứng minh rằng:

a) Các tứ giác \(AECI\) và \(BFCI\) nội tiếp được;

b) Tam giác \(IEF\) vuông.

Xem lời giải

Bài 14 trang 197 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Cho tứ giác \(ABCD\) nội tiếp nửa đường tròn đường kính \(AD.\) Hai đường chéo \(AC\) và \(BD\) cắt nhau tại \(E .\) Kẻ \(EF\) vuông góc với \(AD.\) Gọi \(M\) là trung điểm của \(DE\). Chứng minh rằng:

a) Các tứ giác \(ABEF, DCEF\) nội tiếp được;

b) Tia \(CA\) là tia phân giác của góc \(BCF\);

c) Tứ giác \(BCMF\) nội tiếp được.

Xem lời giải

Bài 15 trang 197 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Từ một điểm \(M\) ở bên ngoài đường tròn \((O)\) ta vẽ hai tiếp tuyến \(MA, MB\) với đường tròn. Trên cung nhỏ \(AB\) lấy một điểm \(C.\) Vẽ \(CD, CE, CF\) lần lượt vuông góc với \(AB, MA, MB\). Gọi \(I\) là giao điểm của \(AC\) và \(DE\), \(K\) là giao điểm của \(BC\) và \(DF\). Chứng minh rằng:

a) Các tứ giác \(AECD,BFCD\) nội tiếp được;

b) \(CD^2=CE.CF;\)

c) Tứ giác \(ICKD\) nội tiếp được;

d)\(IK\bot \,CD\).

Xem lời giải

Bài 16 trang 197 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Một hình trụ có đường cao bằng đường kính đáy. Biết rằng thể tích hình trụ là \(128\pi cm^3\). Tính diện tích xung quanh của nó.

Xem lời giải

Bài 17 trang 198 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Cho hình 127. Khi quay tam giác \(ABC\) một vòng quanh cạnh \(BC\) cố định thì được:

(A) một hình nón;

(B) hai hình nón;

(C) một hình trụ;

(D) một đường tròn.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Xem lời giải

Bài 18 trang 198 SBT toán 9 tập 2

Đề bài

Quay tam giác vuông \(ABC\) \(\left( {\widehat A = {{90}^o}} \right)\) một vòng quanh cạnh \(AB\) là được một hình nón. Tính thể tích và diện tích xung quanh của hình nón biết \(BC=12\,cm\) và \(\widehat {ABC} = {30^o}.\)

Xem lời giải